logo

Soạn bài: Chạy giặc - Nguyễn Đình Chiểu (chi tiết)

Hướng dẫn soạn bài Chạy giặc trong SGK Ngữ Văn 11 để thấy được khung cảnh hỗn loạn, li tán của đất nước trong những năm đầu giặc Pháp xâm lược đồng thời làm hiện lên nỗi đau xót, lòng căm thù giặc sâu sắc của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu qua từng câu chữ.


Bố cục bài Chạy giặc (Nguyễn Đình Chiểu)

Soạn văn 11: Chạy giặc (Nguyễn Đình Chiểu)

- Đề: Tình cảnh nhân dân chạy giặc

- Thực: Nỗi khổ của người dân

- Luận: Tội ác của giặc xâm lược

- Kết: Thái độ của tác giả


Soạn bài Chạy giặc

Câu 1 (trang 49 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Nguyễn Đình Chiểu đã khắc họa cảnh giặc đến xâm lược, đất nước và nhân dân rơi vào cảnh đáng thương đau đớn: Những đứa trẻ, những thế hệ của tương lai đang lơ xơ chạy, chúng đại diện cho những ngày tươi sáng thì phải lạc đàn chạy thoát thân. Những hình ảnh của thiên nhiên trời đất cũng vội vã và vỡ vụn: lũ chim dáo dác bay như phải vội vã trốn chạy, các địa danh Bến Nghé, Đồng Nai cũng biến đổi không còn bản chất vốn có của nó mà phải bị “tan bọt nước” và “nhuốm màu mây”. Tất cả hình ảnh thiên nhiên con người đều được khắc họa chân thực, sâu sắc dưới ngòi bút tác giả: sự hoảng loạn, chết chóc, tang thương trong cảnh nước nhà tan tác khi bị xâm lược.

Câu 2 (trang 49 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Trong cảnh nước nhà đau thương như thế, tác giả là một người con của đất nước thân yêu mang trong mình nỗi đau buồn xót thương con dân nước nhà, những giá trị con người, của cải đất nước. Xuất phát từ tình thương mà dâng lên nỗi oán hận, căm hờn lũ giặc xâm lược. Và tác giả cũng mong muốn có người hiền tài, có những bộ óc trí tuệ, những cánh tay lực lưỡng đứng lên dẫn dắt nhân dân cứu nước, cứu dân, đánh đuổi thực dân, những tên cướp nước.

Câu 3 (trang 49 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Đất nước đau thế, tác giả đâu thể không đau buồn xót thương. Một cách mỉa mai, chua chát, Nguyễn Đình Chiểu chất vấn chính mình hay chất vấn ai “rày đâu vắng” – những trang dẹp loạn: Cái nạn này không tự nhiên mà đến, phải có cơ hội thì những tên xâm lược mới có thể len lỏi và thẳng tay đàn áp, tác giả trách, tự cảm thán, phê phán xã hội, chế độ phong kiến nhà Nguyễn bỏ mặc dân chúng trong cảnh điêu đứng “nỡ để dân đen…”.

Hai câu kết là lời than cảm thán, cảm khái, thái độ mỉa mai lẫn phê phán triều đình nhà Nguyễn yếu kém, hèn nhát, vô trách nhiệm không quan tâm đến đời sống dân chúng, không quan tâm thế sự chính triều. Cả bài thơ nói lên tình cảm yêu nước thương dân, trách cứ triều Nguyễn bất lực, buồn thương đau xót số phận dân đen chạy giặc buổi loạn, chúng được thể hiện từ các chi tiết tả thực, hình ảnh tượng trưng gợi cảm và giọng thơ buồn, trách cứ, u hoài.


Tổng kết bài thơ Chạy giặc

Soạn văn 11: Chạy giặc (Nguyễn Đình Chiểu) | Ngữ văn 11 chi tiết nhất

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác