logo

Soạn bài: Lẽ ghét thương (chi tiết)

Hướng dẫn Soạn bài Lẽ ghét thương của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu để thấy được tư tưởng thương dân, căm ghét cái ác gieo giắc đau khổ cho con người. Đọc bài soạn dưới đây để thấy được những lời tâm huyết của Nguyễn Đình Chiểu về nỗi ghét tình thương các bạn nhé


Khái quát tác tác phẩm Lẽ ghét thương (Nguyễn Đình Chiểu)


Bố cục

- Phần 1 (6 câu đầu): Cuộc đối thoại giữa ông Quán và Vân Tiên

- Phần 2 (10 câu tiếp): Lời ông Quán bàn về lẽ ghét

- Phần 3 (còn lại): Lời ông Quán bàn về lẽ thương


Tóm tắt:

Truyện Lục Vân Tiên kể là câu chuyện về một chàng trai tài giỏi, văn võ song toàn, trên đường đi thi gặp bọn cướp đã ra tay cứu giúp một tiểu thư xinh đẹp con nhà quan - Kiều Nguyệt Nga. Vì cảm kích ơn nghĩa Lục Vân Tiên cứu giúp, Nguyệt Nga đề nguyện vọng được gắn bó cùng chàng. Chẳng may mắn cho chàng trai tài giỏi thật thà, trước khi thi hay tin mẹ qua đời, Vân Tiên hiếu thảo bỏ thi về quê chịu tang. Lòng hiếu thảo của chàng làm rung động bao con người, chàng đã khóc mẹ đến mù cả mắt. Một người bạn của Vân Tiên là Trịnh Hâm hay ghen tỵ với tài năng Vân Tiên, đã độc ác lừa dối và đẩy chàng xuống sông hy vọng chàng chết. Nhưng chàng đã may mắn được vợ chồng Ngư ông cứu. Bao nhiêu điều bất hạnh dồn dập đến cùng một lúc, về quê chàng bị vợ chưa cưới (Võ Thể Loan) bội ước, rắp tâm đem bỏ chàng trong hang núi nhưng một lần nữa chàng được cứu giúp bởi Thần, Phật. Sau tai ương thì hạnh phúc sẽ đến, mắt chàng sáng ra, chàng đỗ Trạng Nguyên, được vua cử đi dẹp giặc Ô Qua. Bấy giờ, Nguyệt Nga một lòng chung thủy với Vân Tiên lạ bị ép bắt cống cho giặc, nàng nhảy sông tự vẫn may thay được cứu sống. Dẹp giặc Ô Qua, Vân Tiên thắng trận trở về, chàng gặp Nguyệt Nga và kết duyên vợ chồng - Đoạn trích kể về cuộc nói chuyện trong quán trọ giữa ông Quán và mấy nho sĩ trẻ. Các sĩ tử đó có Lục Văn Tiên cùng bạn là Vương Tử Trực, gặp Trịnh Hâm và Bùi Kiệm. Trịnh Hâm muốn so tài cao thấp nên đề nghị bốn sĩ tử cùng làm thơ. Trịnh Hâm, Bùi Kiệm là kẻ thua, song không chấp nhận nên nghi ngờ Lục Vân Tiên và Vương Tử Trực gian lận. Ông Quán phân minh sáng suốt nhìn thấu sự việc, ngẫm nghĩ bàn về lẽ ghét thương ở đời.


Soạn bài Lẽ ghét thương

Câu 1 (trang 48 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Đọc kỹ đoạn chú thích trong SGK, chúng ta nhận thấy những đời vua ông Quán ghét và thươngtheo những lẽ chung mà chúng có liên quan và ảnh hưởng từ nhân cách của ông.

- Những người ông Quán ghét đều có một số điểm chung: - Lẽ ghét của ông Quán

+ Đó là những tên hôn quân, tức là những tên vua ác, vua ăn tàn phá hại vàng bạc, sức lao động của nhân dân cho đời sống trụy lạc xa hoa. Những tên bạo chúa như Kiệt, Trụ, ghét những triều đại hỗn loạn (U, Lệ, Ngũ bá, Thúc quý…

+ Lẽ ghét này xuất phát từ tình thương nhân dân, vì thương dân chúng nên ông đâm ghét những điều làm ảnh hưởng đến quyền lợi, điều gây ra đau thương khổ cực cho dân chúng. Ông cũng là người yêu nước, đất nước bị đoạt quyền lãnh đạo trong tay những tên vua hại dân hại nước thì đất nước không thể đi lên, không thể phát triển.

- Lẽ thương của ông Quán cũng dựa trên tình yêu nước thương dân và mong muốn cống hiến.

+ Đối tượng ông Quán thương là các bậc thánh hiền, những sĩ tử học rộng tài cao đem sức mình cống hiến cho sự phát triển đất nước, những người có nhân cách cao đẹp. Ông thương những bậc quân tử có chí nam nhi bốn phương song cuộc đời chao đảo, lận đận, có khát vọng công danh nhưng không đạt, những người có khí phách cương trực, thẳng thắn không xu nịnh, luồn cúi để có bám víu danh lợi,...

+ Điểm giao nhau giữa tác giả và các nhân vật là khí phách cương trực thẳng thắn, lòng yêu nước thương dân, khát vọng cống hiến cho đất nước đi lên cho nhân dân được ấm no hạnh phúc.

Câu 2 (trang 48 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

- Các bài thơ thường sử dụng nhiều các biện pháp tu từ nghệ thuật, Lẽ ghét thương đã sử dụng chất liệu ngôn ngữ để tạo nên phép điệp từ ghét, thương. Cách sử dụng phép điệp này phần nào biểu hiện sự rạch ròi trong lý trí, tính sâu sắc trong tâm hồn tác giả: thương gây rung động, nó là cội nguồn cảm xúc, mà ghét xuất phát từ những niềm thương.

- Bài thơ còn kết hợp thêm biện pháp đối: đối từ ngữ (từ láy), đối nghĩaghét ghét >< thương thương; đối mức độ cảm xúchay ghét >< hay thương; đối nghịch đảo từ ngữThương ghét >< ghét thương; lại ghét >< lại thương

Xuất phát từ tình thương dân thương nước, con tim tác giả rất rõ ràng phân chia lẽ ghét lẽ thương, chúng không mập mờ, lẫn lộn chung chung mà rất sâu nặng.

Câu 3 (trang 48 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

- Lẽ ghét thương rạch ròi thế, tác giả đặt ra câu “Vì chưng hay ghét cũng là hay thương”: Câu thơ cho thấy nét trong sáng, rõ ràng, sâu sắc trong tâm hồn tác giả.

- Càng yêu càng ghét, nỗi ghét càng nặng nếu tình thương đậm sâu. Tác giả tiếc thương những người tài đức những bậc hiền tài, những người tài giỏi nhưng lận đận đường công danh, thương nhân dân chịu khổ dưới trướng hôn quân bao nhiêu thì càng ghét cay ghét đắng kẻ hại dân hại đời.Đó là một mối quan hệ khăng khít, chặt chẽ.

- Hay ghét cũng là hay thương, tình cảm dứt khoát, mãnh liệt, chân thành, sâu sắc mà lại mộc mạc, bình dị.


Luyện tập

Câu hỏi này yêu cầu ý kiến cá nhân, với chúng tôi, câu thơ thể hiện rõ nhất toàn bộ ý nghĩa và tư tưởng của cả đoạn là: “Vì chưng hay ghét cũng là hay thương”. Bởi vì sao? Vì có thương mới có ghét, đó là gốc rễ tạo nên những cảm xúc thương yêu và ghét bỏ. Ghét và thương, hai cảm xúc tình cảm trái ngược mà thực chất chúng thống nhất, bổ sung và hổ trợ lẫn nhau trong những sợi thần kinh cảm xúc phức tạp trong mỗi người. Càng yêu thương nhân dân chịu khổ chịu đói vì vua tham lộng quyền, vừa tiếc thương những người trí thức hiền tài học rộng nhân cách đẹp phải khốn khó, thì càng căm ghét những kẻ hại dân, chèn ép người tài.


Tổng kết bài Lẽ ghét thương

Soạn văn 11: Lẽ ghét thương (Nguyễn Đình Chiểu) | Ngữ văn 11 chi tiết nhất

Các bài viết liên quan khác:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác