logo

Soạn bài: Từ ấy (chi tiết)

Hướng dẫn soạn bài Từ ấy để thấy được niềm vui náo nức của nhà thơ Tố Hữu đại diện cho nỗi niềm của những thanh niên yêu nước bấy giờ khi bắt gặp lí tưởng cách mạng soi sáng.


Bố cục bài Từ ấy

3 phần

- Khổ 1: Niềm vui sướng tột độ, say mê khi bắt gặp lý tưởng của Đảng, cách mạng.

- Khổ 2: Sự chuyển biến, thay đổi trong tình cảm và nhận thức

- Khổ 3: Sự chuyển biến trong tình cảm.


Soạn bài Từ ấy

Câu 1 (trang 44 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

- Hình ảnh ẩn dụ: nắng hạ, mặt trời chân lí, chói qua tim.

-> Khẳng định lí tưởng cộng sản như một nguồn sáng mới làm bừng sáng tâm hồn nhà thơ, soi đường chỉ lối cho con người trong quá trình đêm dài nô lệ -> Bừng sáng trong cuộc đời chân lí cách mạng.

- Chính ánh sáng mặt trời cách mạng, mặt trời lí tưởng ấy đã hồi sinh, làm sống lại thế giới tâm hồn Tố Hữu.

- Hình ảnh ẩn dụ đan cài so sánh: hồn tôi – vườn hoa lá – đậm hương – rộn tiếng chim.

-> Cách mạng trở thành hồn thơ, nguồn thơ Tố Hữu. Niềm hạnh phúc hân hoan, bộc lộ qua từ ngữ mạnh mẽ, hình ảnh chói lọi, giọng điệu sôi nổi.

Câu 2 (trang 44 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

Sự chuyển biến trong tình cảm và nhận thức: Cái tôi gắn bó sâu sắc chặt chẽ với cái ta chung của tập thể, cộng đồng, sự hòa hợp với tất cả mọi người. Nhận thức về lẽ sống đoàn kết – gắn bó với quần chúng.

+ “Tôi buộc”, “buộc” ở đây không mang ý nghĩa ép buộc hay bắt buộc mà hoàn toàn là sự tự nguyện.

+ “tình trang trải”, “lòng tôi”, “hồn tôi” -> Việc nhận thức không chỉ bằng lí trí mà bằng cả tấm lòng.

+ “mọi người, trăm nơi, bao hồn khổ” -> Chỉ quần chúng lao khổ.

+ khối đời -> mong muốn xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, một tập thể vững mạnh với sức mạnh lớn lao, tất cả mọi người sống và đối xử với nhau như những người thân trong gia đình.

⇒ Tình cảm giai cấp, sự quan tâm đặc biệt đến quần chúng lao khổ.\

Câu 3 (trang 44 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

- Điệp từ “là, của, vạn”

- Đại từ “con, em, anh”

- Số từ ước lệ “vạn”.

- “Tôi đã là” -> là sự khẳng định chắc chắn mình đã trở thành con của vạn nhà, em của vạn kiếp phôi pha, anh của vạn đầu em nhỏ. => Mối quan hệ ruột thịt, gắn bó như tay chân, anh chị em ruột thịt trong gia đình.

- Tuyên ngôn về lẽ sống cuộc đời : sự gắn bó và đoàn kết.

Tuyên ngôn về nghệ thuật: những con người lao khổ chính là nguồn cảm hứng của thơ Tố Hữu. Cảm hứng lấy từ cách mạng và đối tượng viết về con người lao khổ.

- Khẳn định chắc chắn về một tình cảm gia đình, ruột thịt đầm ấm, thân thiết, gắn bó ruột thịt.

- Sự cảm nhận và ý thức sâu sắc mình là thành viên của đại gia đình quần chúng lao khổ.

- Sự xúc động, thương xót tới những kiếp người dạn dày sương gió.

Câu 4 (trang 44 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

Bài thơ giàu nhạc tính:

- Thể thơ thất ngôn truyền thống mang âm hưởng trang trọng.

- Nhịp thơ dồn dập và liên tục ->tạo ra nhịp điệu sôi nổi.

- Vần cuối mang âm mở “hạ - lá – nhà – pha” vừa sôi nổi vừa sâu lắng, tạo điệu thơ ngân nga, vang vọng.

Hình ảnh ẩn dụ, lối so sánh trực tiếp, mới lạ, mang màu sắc lí tưởng như nắng hạ, mặt trời chân lí, vườn hoa lá… tạo một thế giới sống động, tươi trẻ.


Luyện tập

Câu 1 (trang 44 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

Người thanh niên học sinh Tố Hữu đã đón nhận lí tưởng ấy không chỉ bằng khối óc mà bằng cả con tim, không chỉ bằng nhận thức lí trí mà xuất phát từ tình cảm:

“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lí chói qua tim”

Từ ấy đã làm cho tâm hồn Tố Hữu“ bừng nắng hạ” đó là một thứ ánh sáng chói lóa, mạnh mẽ và vô cùng rực rỡ của nắng mùa hè, chứa chan hạnh phúc ấm no. Tìm hiểu về các tác phẩm thơ sau này ta mới cảm nhận trọn vẹn hết được niềm vui sướng của Tố Hữu trước ánh sáng huy hoàng của chân lí.

“Đời đen tối ta phải tìm ánh sáng

Ta đi tới chỉ một đường cách mạng”

Và đó mới là bản chất của lí tưởng cộng sản đã làm chàng trai trẻ mới chỉ 18 tuổi ấy say mê, vui sướng trước một điều kì diệu:

“Mặt trời chân lí chói qua tim”

Mặt trời chân lí là một hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho lí tưởng của Đảng,của cách mạng , mặt trời của chủ nghĩa xã hội. Tố Hữu với tấm lòng nhiệt thành của mình đã tự hào đón lấy ánh sáng của mặt trời Đảng cộng sản, sẵn sàng hành động, cống hiến cho lí tuởng cách mạng cao đẹp. Bởi lí tưởng đã “chói” vào tim- chính là nơi kết tụ của tình cảm, là nơi kết hợp hài hòa giữa tâm lí và ý thức trí tuệ chỉ thực sự có hành động đi đúng hướng khi có lí tưởng của cách mạng, khi có ánh sáng chói rọi của mặt trời chân lí chiếu vào.

So sánh để khẳng định một sự biến đổi kì diệu mà lí tưởng Cách mạng đem lại:

Hồn tôi là một vườn hoa lá,

Rất đậm hương và rộn tiếng chim.

Cái giọng điệu rất tỉnh và rất say rạo rực và ngọt lịm hồn ta chủ yếu là cái say người và lịm ngọt của lí tưởng, của niềm hạnh phúc mà lí tưởng đem lại :“hồn ” của đời người đã trở thành một “vườn hoa”, một vườn xuân đẹp ngào ngạt hương sắc, rộn ràng tiếng chim hót. Ở đây chất hiện thưc và sự lãng mạn đã hòa quyện vào nhau tạo nên cái gợi cảm, cái sức sống cho câu thơ.

Câu 2 (trang 44 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

- Ý kiến của Chế Lan Viên viết: “Tất cả Tố Hữu, thi pháp, tuyên ngôn, khẳng định yếu tố làm nên phong cách thơ Tố Hữu là: thi pháp tức phương thức biểu hiện và tuyên ngôn (quan điểm nhận thức và sáng tác)

- Điều này thể hiện rất rõ trong các yếu tố về thi pháp và nội dung của bài thơ:

+ Về thi pháp: Tứ thơ là mấu chốt cho sự vận động nội dung bài thơ. Bài thơ rất giàu nhạc tính (thể thơ, nhịp thơ, cách gieo vần..) Hình ảnh ẩn dụ, lối so sánh trực tiếp, mới lạ, mang màu sắc lí tưởng như nắng hạ, mặt trời chân lí, vườn hoa lá… tạo ra 1 thế giới sống động, tươi trẻ.

+ Về tuyên ngôn: Bài thơ thể hiện sự giác ngộ lí tưởng cách mạng, từ đó, Tố Hữu phát hiện và tìm ra những lẽ sống mới mẻ, đúng đắn, chân lí trong cuộc đời mình và cả lẽ sống cống hiến nghệ thuật.


Tổng kết bài thơ Từ ấy

Soạn văn 11: Từ ấy | Ngữ văn 11 chi tiết nhất

Các bài viết liên quan khác:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác