logo

Soạn bài: Tương tư (chi tiết)


Bố cục bài thơ Tương tư

Gồm 3 phần:

- 4 câu đầu: Nỗi nhớ nhung, 1 định nghĩa về sự tương tư.

- 12 câu tiếp: Những cung bậc của nỗi niềm tương tư: than trách, hờn dỗi, mơ tưởng xa xôi.

- 4 câu kết: Khát khao hạnh phúc (đỉnh điểm là cưới: trầu – cau).


Soạn bài Tương tư

Câu 1 (trang 50 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

Nỗi nhớ và những lời kể, trách móc của chàng trai:

- Nhớ rồi ->9 nhớ 10 mong: nỗi nhớ rất mãnh liệt, cách bộc lộ trực tiếp rất hiện đại.

+ 2 đói tượng của sự nhớ ấy lại ẩn dấu sau hai địa danh (thôn Đoài, thôn Đông)

->nỗi nhớ kín đáo, mang đậm màu sắc dân quê, không gian bao trùm trong nỗi nhớ.

+ một người nhớ một người: cách nói phiếm chỉ, nghe có phần mơ hồ, kín đáo. Tác giả đẩy 2 đối tượng ra 2 đầu câu -> tạo cảm giác ngàn trùng cách trở khiến nỗi nhớ càng thêm da diết, mãnh liệt, chất ngất.

- Sự thổ lộ nỗi tương tư:

+ Tương tư: bệnh yêu, căn bệnh mãn tính, ko chữa được nhưng cũng không chết được. Nó là qui luật, là tất yếu như gió mữa là bệnh của trời. Bệnh tương tư không bi lụy, ko bi thảm.

+ Cách nói mang dấu ấn dân gian.

- Lời trách :

+ Dựa vào 2 cớ : không gian (Thôn Đoài…thôn Đông tưởng xa hóa ra vẫn là chung một làng, 1 đầu đình, khoảng cách bằng không nhưng vẫn không sang) ; thời gian (đếm thời gian chờ đợi…)

+ Hờn than : bảo rằng cách trở…, ko sang…đã đành, có xa xôi… tình xa xôi, biết cho ai…hỏi ai…biết cho)

-> dự cảm bất an về mối tình không đến đích.

Câu 2 (trang 50 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

- Cách bày tỏ tình yêu tự nhiên, ý nhị, đầy kín đáo, mang màu sắc thôn quê và dân dã của một chàng trai thôn quê chân chất, thật thà.

- Giọng điệu thơ da diết, đầy cảm xúc nhưng mang dự cảm không an tâm về mối tình.

- Hình ảnh ví von, ẩn dụ đều là những hình ảnh quen thuộc của làng quê mộc mạc với: cau, trầu, bến đò, hoa, bướm… Đều là hình ảnh ẩn dụ biểu tượng cho tình cảm trai gái, sự gắn bó, quất quýt, hạnh phúc.

Câu 3 (trang 50 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

- Khẳng định tính đúng đắn trong nhận định của Hoài Thanh về thơ Nguyễn Bính bởi:

+ Dấu ấn dân gian về phương diện nội dung, cảm xúc :

Đề tài quen thuộc, cảm xúc phức hợp mang cái tôi thơ mới nhưng cuối cùng vẫn cưới (quan điểm tình yêu lành mạnh), thế giới tâm hồn của nhân vật trữ tình là chàng trai dân quê, tâm hồn Nguyễn Bính, điệu hồn xứ sở rất Việt Nam.

+ Dấu ấn dân gian ở phương diện nghệ thuật :

Thể thơ lục bát của dân tộc, ngôn ngữ lời quê, lối phô diễn tình cảm khéo léo.


Luyện tập

Giá trị nội dung, nghệ thuật

Nội dung

- Bài thơ là tâm sự thiết tha của một chàng trai thôn quê gửi tới cô gái nhằm thể hiện sự mong nhớ tương tư thầm kín, nỗi mong chờ khắc khoải nhưng vẫn chưa được đáp lại. Đồng thời, thể hiện niềm mong ước, khát khao về hạnh phúc lứa đôi trọn vẹn của chàng trai

Nghệ thuật

- Chất thơ mới thể hiện ở nội dung.

- Thể thơ lục bát được sử dụng hài hòa, nhuần nhuyễn.

- Sử dụng rất nhiều chất liệu và hình ảnh dân gian trong thơ

- Ngôn từ hết sức giản dị, mộc mạc

- Thể thơ lục bát của dân tộc

- Giọng điệu thơ tha thiết, chân thành, nhẹ nhàng, nhưng trầm buồn


Tổng kết bài thơ Tương tư

Soạn văn 11: Tương tư | Ngữ văn 11 chi tiết nhất

Các bài viết liên quan:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác