logo

Soạn bài: Lai tân (chi tiết)

Hướng dẫn soạn bài Lai tân của Hồ Chí Minh trong sgk ngữ văn 11 để hiểu hơn về thực trạng xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ, một xã hội thối nát, giả tạo. Ngoài ra còn thấy được thái độ châm biếm, mỉa mai của tác giả đối với những điều mắt thấy tai nghe.


Bố cục bài Lai tân

2 phần:

-Phần 1:( 3 câu đầu) là 3 câu  thơ tự sự nói về hành vi thường thấy ở 3 viên quan ở Lai Tân.

-Phần 2:( câu cuối cùng) là một lời tổng kết, một đánh giá, nhận xét của tác giả.


Soạn bài Lai tân

Câu 1 (trang 45 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

-Ba câu thơ đầu là ba nét vẽ rạch ròi chân dung của những kẻ đứng đầu trong bộ máy quản lí nhà tù của Tưởng Giới Thạch ở Lai Tân:

• Ban trưởng chính là người giám ngục thì ngày này qua ngày khác chỉ biết đánh bạc.

• Cảnh trưởng cố tình ăn tiền bòn vét, đút lót của phạm nhân.

• Huyện trưởng: chong đèn làm việc công thực chất ở đây ám chỉ việc hút thuốc phiện. 

-Lần lượt từng tên, hiện ra rõ mồn một, tất cả đều là người thực hiện pháp luật, thực thi công lí, làm nhiệm vụ đem lại một cuộc sống công bằng. Nhưng không, họ lại làm những hành động không đúng với bổn phận, trái với pháp luật, đều hoàn toàn vô trách nhiệm. 

-> Đó là những kẻ đại diện thực thi , bảo vệ công lí, pháp luật nhưng hành vi lại phi pháp.

-Nhà tù là nơi cải hoá người xấu thành người tốt nhưng với những tên cai quản nhà tù như thế kia thì thực chất của loại nhà tù này là gì là điều dễ hiểu .Một kiểu nhà tù bằng cách như thế làm sao xã hội có thể thái bình thực sự được.

Câu 2 (trang 45 SGK Ngữ văn 11 tập 2) 

Thực chất câu thơ cuối cùng có tác dụng như đòn đả kích của tác giả:- Người đọc sẽ tưởng rằng kết bài sẽ là một lời buộc tội gay gắt, đanh thép tuy nhiên câu thơ cuối lại được buông ra lại quá sức nhẹ nhàng, không hề quyết liệt. Mọi việc đã quá loạn lạc, nhũng nhiễu nhưng “Trời đất Lai Tân vẫn thái bình”.

– Từ “thái bình” chính là nhãn tự, điểm nhấn của bài thơ, là hai từ đắt nhất bài.Người đọc chợt hiểu ra rằng hóa ra ở Lai Tân tình trạng ấy là chuyện thường tình, chuyện thực chất của bộ máy cai trị nơi đây, không có gì khác thường cả.

“Chỉ một chữ ấy mà xé toang tất cả sự “thái bình” dối trá nhưng thực sự là “đại loạn bên trong”.

- Ngôn từ mang nhiều ý nghĩa thâm sâu đã có tác dụng châm biếm vô cùng sâu sắc.

Câu 3 (trang 45 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

- Kết cấu bài thơ đặc biệt. Ba câu đầu có tính chất đánh lạc hướng đến tận câu cuối mọi việc mới sáng tỏ. 3 câu đầu mang tính chất kể là chính đến câu cuối mới kết luận đầy thâm sâu.

- Bút pháp chấm phá.


Tổng kết bài Lai tân

Soạn văn 11: Lai tân | Ngữ văn 11 chi tiết nhất

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác