logo

Soạn bài: Hai đứa trẻ - Thạch Lam (chi tiết)

Hai đứa trẻ là một câu chuyện nhẹ nhàng, tình cảm về cuộc sống của những con người trong một góc phố huyện. Cùng TOPLOIGIAI soạn bài Hai đứa trẻ để thấy được tấm lòng cảm thông sâu sắc của tác giả Thạch Lam đối với những số phận đáng thương nhưng ở họ vẫn ánh lên niềm hi vọng ở tương lai tương sáng


Khái quát tác phẩm Hai đứa trẻ - Thạch Lam


Bố cục

- Phần 1(từ đầu… cười khanh khách): phố huyện khi chiều xuống

- Phần 2 (tiếp… cảm giác mơ hồ không hiểu nổi): phố huyện đêm về

- Phần 3 (còn lại): phố huyện chứng kiến chuyến tàu đi qua giữa đêm


Soạn bài Hai đứa trẻ

Câu 1 (trang 101 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Soạn văn 11: Hai đứa trẻ (Thạch Lam)

Cảnh vật trong truyện được miêu tả theo thời gian và không gian chiều đến đêm.

∗ Cảnh ngày tàn

- Âm thanh: Cảnh ngày tàn được hiện lên từ những tiếng trống thu không, tiếng trống ấy nhỏ dần từ xa vọng lại, rồi cả tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng hay tiếng muỗi vo venhững thanh âm cuộc sống bé nhỏ

- Màu sắc:

Để tạo nên một thước phim sinh động, ngoài âm thanh thì màu sắc vô cùng quan trọng. Chúng là những màu đỏ rực như lửa cháy của chân trời phương (chiều tà mặt trời lặn) và ánh hồng như than sắp tàn của những áng mây quanh mặt trời chiều. Khi mặt trời đã lùi xuống, bóng đêm đi lên, các dãy tre làng đặc trưng của Việt Nam còn đứng bóng cắt hình màu đen rõ rệt trên nền trời.

→ Âm thanh và màu sắc là một không gian gợi một nỗi buồn thấm thía, cảm giác ảm đạm, tàn lụi. Không gian hẹp bị giới hạn, bị chặn lại, làm cho bước chân chậm chạp và chiều tà man mác buồn.

∗ Cảnh phố huyện về đêm

Về đêm, ánh sáng tắt đi, bóng tối trùm vải lêncả con phố huyện, có chăng ánh đèn cũng chỉ yếu ớt, bé nhỏ, chỉ là các quầng, các khe nhỏ xíu, hay chấm sáng le lói thưa thớt. Các nguồn sáng ấy làm người ta chùn chân hơn trong bước đi mạnh dạn.

Câu 2 (trang 101 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Thạch Lam đã khéo léo giữ tâm người xem ở không gian cuộc sống và hình ảnh người dân nơi phố huyện:

∗ Cuộc sống nơi phố huyện

Đó là hình ảnh chợ huyện lúc vãn người: nào những rác rưởi, nào những vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn,… những đồ còn lại mà người bán người mua vứt đi không muốn mang về, chúng chỉ là rác, là đồ bỏ đi và vô dụng.

- Rồi thì con người cũng là những con người nghèo đói và bé nhỏ, đứa trẻ nghèo nhặt rác, nhặt từng thanh nứa, thanh tre hay bất cứ cái gì người ta vứt lại nhưng với chúng thì vẫn dùng được.

- Nhìn khung cảnh ấy, cô bé động lòng thương cảm, Liên buồn và hay suy tư.

∗Từ góc nhìn của một cô bé, không gian hiện lên buồn tẻ khi mở rộng thêm hình ảnh những con người sống bám vào phố huyện dù khi bóng tối đã ngập.

- Mẹ con chị Tí: những con người cùng khổ, ngày lội đồng mò cua bắt ốc, đêm đến không được nghỉ mà lại lầm lũi bày hàng nước bán lấy mấy đồng lẻ; khách hàng cũng toàn những con người ít tiền, những người dưới đáy xã hội, người nghèo khổ lại dễ thương nhau hơn. Dẫu biết đồng tiền bạc bẽo nhưng vì cuộc sống mẹ con chị Tí vẫn dọn hàng mỗi đêm không nghỉ. Đó là cuộc sống mưu sinh vất vả vô bờ mà mẹ con chị

Tí đang cầm cự níu kéo.

- Chị em Liên nhỏ bé ngồi bên cạnh cửa hàng tạp hóa sơ sài.... những đồ bán chẳng được bao nhiêu.

- Số phận tàn tạ của bà cụ Thi trong cái đêm đen xã hội.

- Ánh đèn hắt hiu, những gia đình không quá khổ sở để phải gánh hàng đêm tối thì lại đóng cửa im lìm, ánh sáng le lói, bóng tối bao trùm.

- Gánh phở của bác Siêu tưởng rằng khấm khá hơn so với mẹ con chị Tí nhưng thực chất thì lại đứng trước nguy cơ thất nghiệp. Cái thức quà thanh nhã của bác nơi vùng quê le lói ánh điện này chỉ là một món quá xa xỉ chẳng mấy ai mua.

- Cũng khốn khó, vợ chồng bác Sẩm khổ cực sống không có nhà, màn trời chiếu đất chỉ đợi sự hào phóng thương người của những kẻ ai biết là ai, một sự vô vọng hòa trộn.

Câu 3 (trang 101 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Liên và An – hai đứa trẻ hồn nhiên, trong sángnhưng đã có những cảm nhận rất sâu sắc, khi ánh sáng le lói nơi đêm tối phố huyện.

- Liên nhạy cảm, tinh tế, giữ trong mình một nỗi buồn man mác: “Liên không hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn”

- Trái tim cô bé đã quá quen thuộc với đêm tối, cô chẳng sợ nữa bóng tối mà nhiều đứa trẻ thường sợ hãi.

- Cái đêm đen khiến cô bé quen thuộc nhưng không phải thích thú, Liên hay hồi tưởng về quá khứ tươi đẹp khi cô còn ở Hà Nội, một nơi tràn ngập những ánh sáng lấp lánh mà trái tim trẻ thơ dễ dàng say mê.

- Cái cuộc sống khốn khó khiến người ta luôn ước mong về một điều gì đó mới mẻ, một ánh sáng mạnh mẽ tươi sáng như chiếc tàu chạy qua mang theo luồng sáng to lớn, xua tan đêm đen âm u lụi tàn.

→ Cảm nhận sâu sắc những khao khát thầm kín của bao người nghèo khó, những phận đời cam chịu vì khát vọng sống, Thạch Lam truyền đạt đến chúng ta một trái tim đôn hậu và cảm thông.

Câu 4 (trang 101 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

∗ Hình ảnh đoàn tàu đêm như thổi phồng một luồng gió mới, xuất hiện trong sự chờ đợi háo hức của chị em Liên:

- Trẻ con luôn sẵn sàng với điều gì khiến nó háo hức và hứng thú. Dù buồn ngủ ríu cả mắt nhưng An không quên nhắc chị phải đánh thức em khi tàu sắp đến để ngắm nhìn một cái vụt qua chớp nhoáng của đoàn tàu.

- Liên – một tâm hồn lãng mạn của cô gái đương tuổi lớn–cô bé ngồi yên ngắm nhìn sao trời vì bầu trời dễ khiến người ta mơ mộng quá.

- Thương em, Liên cũng muốn em mình có một phút giây hạnh phúc như mình khi ngắm tàu vụt qua, thấy ánh sáng và tiếng còi, những dấu hiệu đặc trưng nhất của đoàn tàu đến, Liên đã vội vã goi em dậy

∗Dù buồn ngủ, chị em Liên vẫn cố thức để ngắm nhìn chuyến tàu đêm đi qua phố huyện vì:

- Đó như một thói quen, mà đã là thói quen thì ngày nào cũng làm và khó bỏ. Việc đợi tàu mỗi đêm đã là một thói quen xuất phát từ niềm hứng thú của hai chị em.

- Chuyến tàu sáng rực, như đem đến một ánh sáng văn minh, ánh sáng của tương lai, nó mạnh mẽ, giàu sang mà tâm hồn trẻ thơ yêu mến, ham thích, nó khơi dậy khát vọng về tương lai tươi sáng của hai chị em.

- Đi đến một hiện thực thiếu thốn khó khăn của cuộc sống là một quá khứ rạng rỡ niềm vui, đầy ắp ánh sáng, khi Chuyến tàu gợi nhớ kỉ niệm đẹp đẽ, no đủ của chị em Liên khi thầy chưa mất việc

- Con tàu là ngọn lửa sáng rực cháy lên khao khát đổi đời của hai chị em.

Câu 5 (trang 101 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

- Nghệ thuật miêu tả và giọng văn của Thạch Lam

Bằng giọng văn và lối miêu tả chân thực, tinh tế, cùng với đó là việc sử dụng chất liệu hiện thực một cách bay bổng, lãng mạn, hay hòa trộn tự sự với trữ tình khiến Hai đứa trẻ trở thành truyện ngắn có tính riêng, khó lẫn với các truyện khác. Tả cảnh tả tình sâu sắc hòa hợp, Thạch Lam muốn truyền đạt tư tưởng về kiếp người nghèo khó, cuộc sống mưu sinh chật vật của bao con người nghèo khổ, truyền tới người đọc ánh sáng hy vọng như hai chị em Liên đã chờ.

Câu 6 (trang 101 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Nhìn hiện thực bằng con mắt của một người lãng mạn, Thạch Lam vừa cảm thương cuộc sống khốn khó lay lắt bế tắc lững thững giữa đời của những kiếp người bé nhỏ, những đứa trẻ thơ ngây không được hưởng một tuổi thơ trọn vẹn, tác giả cảm thông trân trọng với khát vọng tương lai, khát vọng vươn tới ánh sáng của những con người cùng khổ.


Luyện tập

Bài 1 (trang 101 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

- Nhân vật để lại ấn tượng sâu đậm nhất có lẽ là cô bé Liên. Một cô bé trong sáng, nhân hậu, nhạy cảm, nhân ái. Một cô bé có nhiều xúc cảm về cuộc sống, về thân phận đời người và về khốn khó cũng như tương lai ánh sáng. Cô bé ấy còn ngây thơ, còn trong sáng, nhìn nhận được hiện thực nhưng vẫn có một khát khao về cuộc sống mãnh liệt bằng những xúc cảm mơ hồ, mong manh, mà khó nắm bắt.

- Chi tiết nghệ thuật gây ấn tượng trong truyện:

+ đoàn tàu chớp nhoáng vụt qua, mang theo cả một hồi ức đẹp và ánh sáng hướng tới

+ Hà Nội – hình ảnh trong quá khứ nơi lưu giữ hạnh phúc, tuổi thơ tươi đẹp

+ Cảnh và người trên tàu - một thế giới đáng sống: nhộn nhịp, giàu sang, ngập ánh sáng trái ngược với bóng tối và ngọn đèn le lói và cuộc sống mỏi mòn, tối tăm của những kẻ nơi phố huyện

Bài 2 (trang 101 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật của Thạch Lam thể hiện qua truyện ngắn

Hai đứa trẻ:

- đậm hiện thực mà vẫn có cơn gió lãng mạn, thơ mộng

- Viết truyện ngắn giống như giãi bày tâm sự, nét đặc sắc của giọng văn Thạch Lam (tình người đáng mến, tâm hồn nhân vật trong sáng đáng yêu được kể bởi những lời như thủ thỉ như tâm sự).

- Ngôn ngữ mộc mạc, giàu tính biểu cảm

- Nghệ thuật miêu tả: tả cảnh, tả nội tâm nhân vật.


Tổng kết tác phẩm Hai đứa trẻ

Soạn văn 11: Hai đứa trẻ (Thạch Lam) | Ngữ văn 11 chi tiết nhất

Các bài viết liên quan:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Xem thêm các bài cùng chuyên mục

Tham khảo các bài học khác