logo

Soạn bài: Ngữ cảnh (chi tiết)


Soạn văn 11: Ngữ cảnh


Hướng dẫn học bài

I. Khái niệm

1. Câu nói “Giờ muộn thế này mà họ chưa ra nhỉ?”

- Có thể là lời nói của bất kỳ ai, câu nói vu vơ, khó xác định được ai nói với ai.

- Ở đâu lúc nào để xác định không rõ, vì nó mập mờ.

- “Họ” mà câu nói nói đến chưa xác định  danh từ chỉ 1 số người, nhóm người chung chung.

- “chưa ra” tính từ thời điểm nào đó, nhưng được giới hạn đến thời điểm người nói nói ra câu ấy.

- Cụm “giờ muộn thế này”: không thể xác định rõ thời gian như thế nào là muộn với người đang nói.


Luyện tập

Bài 1 (trang 106 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

- Bối cảnh đất nước bấy giờ là sự xâm lược của thực dân Pháp, thế yếu, nhà Nguyễn đầu hàng, nhưng lòng dân không yên sôi sục căm thù và ý chí đánh lại Pháp.

- Ngữ cảnh :

+ Nhận tin tức của giặc được thời gian dài - mười tháng, nhưng xét chưa thấy lệnh quan chỉ đạo

+ Không thể đợi lâu hơn được những chỉ đạo mơ hồ chưa rõ ràng của quan trên, nhân dân, những người yêu nước căm phẫn và khó chịu nhìn sự lộng hành của kẻ thù.

Bài 2 (trang 106 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Hiện thực mươi mười đã rõ đêm khuya, lại thêm sắc sảo khắc phần văng vẳng trống canh dồn. Hồ Xuân Hương buồn mình phận làm lẽ cô đơn giữa âm thanh dồn dập của trống canh, cái trơ trọi giữa nước non …

- Ngoài không thời gian như đã nói, hiện thực được phản ánh còn là phần bên trong – tâm trạng nữ thi sĩ.

Bài 3 (trang 106 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Trong bối cảnh xã hội phong kiến Việt Nam, hoàn cảnh sống của ông bà Tú, có thể thấy được hình ảnh bà Tú tần tảo, đảm đang, sẵn lòng hi sinh vì chồng con, một người phụ nữ việt nam truyền thống và mâu mực.

Bài 4 (trang 106 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

- Hoàn cảnh sáng tác bài thơ cũng là ngữ cảnh:

+ Kỳ thi quan trọng của triều đình nhưng lại diễn ra vô cùng bát nháo. Âu cũng bởi chế độ cai trị lờ mờ của thực dân Pháp khi coi kỳ thi mà trước đây rất được coi trọng, rất tôn nghiêm thành một cuộc thi lộn xộn, gộp chung các sĩ tử hai trường

+ Toàn quyền Pháp ở Đông Dương (Đu – me) đã cùng vợ đến dự với những hành động đầy tính châm biếm. Những sự kiện đó chính là ngữ cảnh của bài

Bài 5 (trang 106 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

- Bối cảnh giao tiếp hẹp là: trên đường đi có hai người không quen biết, người này hỏi người kia “Thưa bác, bác có đồng hồ không ạ?”

- Người hỏi hỏi như vậy không có nghĩa là người ta muốn hỏi người kia có đồng hồ hay không mà người đó muốn hỏi giờ giấc như thế nào (đồng hồ để xem giờ)

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Xem thêm các bài cùng chuyên mục

Tham khảo các bài học khác