logo

Soạn bài: Đây thôn Vĩ Dạ (chi tiết)

Đây Thôn Vĩ Dạ là một bài thơ hay của Hàn Mặc Tử viết về cảnh tượng bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp. Cùng TOPLOIGIAI soạn bài Đây thôn Vỹ Dạ để hiểu rõ hơn về nội dung tác phẩm nhé


Khái quát bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ


Bố cục: 3 phần

+ Đoạn 1(khổ 1): Bức tranh sớm mai nơi thôn Vĩ và sự hoài niệm của nhân vật trữ tình

+ Đoạn 3 (khổ 2): Bức tranh sông nước đêm trăng và dự cảm chia lìa

+ Đoạn 3 (khổ 3): Cảnh thiên nhiên sương khói mờ ảo và khát vọng mãnh liệt về tình yêu, cuộc sống.


Soạn bài Đây thôn Vĩ Dạ

Câu 1 (trang 39 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

- Câu hỏi tu từ mở đầu bài thơ “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?”:

+ Có thể hiểu đây là một lời mời gọi da diết, ngọt ngào và gắn bó của người con gái thôn Vĩ với tình cảm dành cho thi sĩ họ Hàn. Cũng có người hiểu đó là sự trách móc, giận hờn đầy khéo léo.

+ Cách hiểu thứ 2: Đây cũng có thể là một lời tự hỏi, tự trách của nhân vật trữ tình trong lúc nhớ thương mảnh đất xứ Huế.

- Khung cảnh bình minh vô cùng tinh khôi, trong sáng và căng tràn sức sống:

+ Nắng: Nắng “mới”, tinh khôi và trong trẻo. Điệp từ “nắng” (2 lần) -> gợi không khí dễ chịu, ấm áp của sớm mai nơi thôn Vĩ.

+ Hàng cau: nắng chiếu qua hàng cau, thứ cây cao nhất trong vườn, nhấn mạnh thêm tính chất nắng “mới” trong lành.

+ Vườn: tính từ “mướt” gợi tả khu vườn không chỉ tươi tốt mà còn óng ả, mượt mà, mơn mởn. Hình ảnh “xanh như ngọc” mang đến cảm giác ánh nắng chiếu vào màu xanh cây lá tạo ra thứ ánh sáng hắt ngược lên, làm cả khu vườn bừng sáng -> Cảnh đẹp dung dị mà vô cùng đẹp mắt.

+ Con người: “mặt chữ điền” là chỉ người phúc hậu, kín đáo và dịu dàng (nếu hiểu là người con gái được cách điệu) hoặc có thể là mặt của Hàn Mặc Tử. “Lá trúc chen ngang mặt chữ điền” -> hòa hợp giữa thiên nhiên với con người.

=> Bức tranh thiên nhiên trong trẻo, tràn đầy sức sống vừa là bức tranh tâm trạng: niềm vui khi nhận thư thăm hỏi từ người thương và tình yêu thiên nhiên, quê hương sâu sắc.

Câu 2 (trang 39 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

- Hình ảnh thiên nhiên gió, mây, sông, trăng dùng với biện pháp nhân hóa để nói tâm trạng con người.

- Cái ngược đường của gió, mây gợi sự chia ly đôi ngả -> Nỗi xót xa về thân phận, về sự xa cách, chia ly, ⇒ Gợi lên những dự cảm đau buồn, thất vọng.
-> Không gian trống trải, thời gian ngưng đọng, cảnh vật hờ hững, thờ ơ với con người.

- Hình ảnh sông, trăng gợi cảm giác huyền ảo, mộng mị sánh đôi với “thuyền ai” tạo cảm giác cảnh đẹp như trong mộng nhưng có sự hư ảo, xa lạ.

- Câu hỏi tu từ ẩn chứa nỗi chờ mong tha thiết đồng thời mang đến sự hoài nghi, phấp phỏng.

=> Cảnh đẹp nhưng người buồn.

Câu 3 (trang 39 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

- Tâm trạng của nhân vật trữ tình được bộc lộ rõ ràng là niềm khao khát được sống, được yêu, nỗi lòng hoài nghi và tuyệt vọng với chính khao khát ấy.

+ Tiếng gọi “Mơ khách đường xa, khách đường xa”: tâm trạng day dứt, khắc khoải, bồi hồi nhưng cũng ngầm khẳng định sự mơ hồ, xa xôi với mối tình đơn phương, với cuộc sống đang dần tuột khỏi tay.

+ Hình ảnh “áo em trắng quá nhìn không ra”: câu thơ mang đến cảm giác nửa thực nửa hư, nhìn thấy “em” mà lại như đang mơ, không có thật -> Sự thất vọng đến tột cùng.

+ Đại từ phiếm chỉ “ai/ tình ai” gợi sự hoài nghi tột độ khi không tìm được câu trả lời cho bản thân, nỗi cô đơn trống vắng khi biết mình đang phải tiến đến sự chia xa với lẽ sống bản thân hằng gắn bó => Sự trách móc xen lẫn nỗi đau buồn khôn nguôi.

- Câu thơ “Ai biết…có đậm đà” mang đậm tâm trạng tác giả: Niềm khao khát được sống khi biết bản thân đang chống chọi với bệnh phong – căn bệnh vừa đáng thương vừa đáng sợ lúc bấy giờ mà thi sĩ họ Hàn đang phải chịu đựng. Trong hoàn cảnh éo le như vậy, tác giả vẫn tỉnh táo đặt ra câu hỏi chứng tỏ rằng Hàn Mặc Tử vẫn khao khát cháy bỏng một tình yêu trong sáng, thiết tha, tình yêu với người, với đời. Điều này đã thay cho lời khẳng định khát vọng được sống của tác giả lớn nhường nào.

Câu 4 (trang 39 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

+ Hình ảnh thiên nhiên được miêu tả vô cùng tươi đẹp cùng sự xuất hiện của con người đã thể hiện lòng mến thương, nuôi hi vọng được trở lại mảnh đất quê hương, đồng thời thể hiện niềm tin mãnh liệt, lòng khao khát được sống hết mình nhưng đầy mặc cảm.

+ Bút pháp kết hợp hài hòa giữa tả thực với bút pháp lãng mạn vẽ lên bức tranh vừa chân thật vừa hư ảo.


Luyện tập

Câu 1 (trang 40 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

Các câu hỏi trong bài thơ đều dùng đại từ phiếm chỉ nên không hướng tới đối tượng cụ thể nào:

+ “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?” – Câu hỏi vừa là lời mời gọi da diết, đáng yêu, vừa bao hàm ý trách móc, giận hờn, vừa là lời tự vấn.

+ “Thuyền ai…kịp tối nay”: Sự chờ đợi thể hiện trong từng câu chữ, hàng loạt câu hỏi trong 2 câu thơ “thuyền ai? Có chở trăng về? Có về kịp? Có kịp tối nay? “ -> tất cả những câu hỏi thể hiện khao khát được sống, nếu không kiếp người đáng thương ấy sẽ bị bỏ rơi trong khổ đau, những hi vọng hoàn toàn tan biến thành đau thương. -> Khát khao cháy lòng về tình yêu, cuộc sống

+ “Ai biết tình ai có đậm đà?”: Sự hoài nghi, mặc cảm với cuộc đời.

Câu 2 (trang 40 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

- Hoàn cảnh sáng tác bài thơ: Lúc nhà thơ đang điều trị căn bệnh phong – căn bệnh vô phương cứu chữa lúc bấy giờ, ông nhận được tấm bưu thiếp của người cũ. Nội dung bài thơ là dòng chảy cảm xúc khiến người đọc xót xa, cảm thông và trân trọng đối với một tâm hồn khát khao được yêu, được sống nhưng lại rơi vào hoàn cảnh đau thương.

Câu 3 (trang 40 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

- Ban đầu, khi đọc bài thơ nhiều người lầm tưởng đó chỉ là những câu thơ về tình yêu nhưng thực chất sau đó là tình quê da diết với những chi tiết tả cảnh thiên nhiên thôn Vĩ vô cùng chân thực.Tâm trạng này không chỉ của riêng nhà thơ mà nó còn nói lên nỗi niềm, tâm trạng của nhiều người nên đã tạo ra sức sống lâu bền với thời gian

Giá trị nội dung, nghệ thuật

Nội dung

Bức tranh thiên nhiên xinh đẹp, nhẹ nhàng, tràn đầy sức sống của xứ Huế mộng mơ. Nhưng đằng sau chứa đựng một nỗi buồn và tình yêu thiên nhiên, yêu đời mãnh liệt. Đồng thời thể hiện đam mê, khát vọng được sống lớn lao của nhà thơ.

Nghệ thuật

Thể thơ bảy chữ.

Ngôn từ trong sáng, tinh tế.

Nhiều hình ảnh thơ mang tính sáng tạo, lắng đọng tâm trạng nhân vật trữ tình

Bút pháp vừa gợi vừa tả, vừa hiện thực vừa lãng mạn.

Sử dụng đa dạng và linh hoạt các biện pháp nghệ thuật như nhân hóa, so sánh, câu hỏi tu từ…


Tổng kết bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ

Soạn văn 11: Đây thôn Vĩ Dạ | Ngữ văn 11 chi tiết nhất

Các bài viết liên quan:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Xem thêm các bài cùng chuyên mục

Tham khảo các bài học khác