logo

Soạn bài: Chiều tối (chi tiết)

Hướng dẫn soạn bài Chiều tối của Hồ Chí Minh để thấy được những tâm sự, nỗi lòng thầm kín của một người chiến sĩ cách mạng đang chịu cảnh tù đày ẩn chứa trong những câu thơ lãng mạn và sâu sắc


Bố cục bài Chiều tối

2 phần:

+ Phần 1 (2 câu thơ đầu): Bức tranh thiên nhiên miền sơn cước buổi chiều tối

+ Phần 2 (2 câu thơ cuối): Bức tranh cuộc sống lao động của con người.


Soạn bài Chiều tối

Câu 1 (trang 42 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

Giữa bài dịch thơ với nguyên tác có 2 điểm ở câu 2 và câu 3 chưa sát:

- Câu 2: Chữ “cô vân” là đám mây lẻ loi, đơn côi và “mạn mạn” là trôi chậm. Bản dịch thơ dịch là “chòm mây” và “trôi nhẹ”

- Câu 3: Bản dịch thơ thêm vào từ “tối” vào làm giảm tính hàm súc của thơ cổ.

Câu 2 (trang 42 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

- Bức tranh thiên nhiên được vẽ ra với các hình ảnh:

+ “Chim mỏi”: cánh chim trời trải qua một ngày rong ruổi, trong thời khắc ngày tàn đang tìm về nơi tổ ấm. Cánh chim mỏi thể hiện trạng thái đã kiệt sức.

+ “cô vân”: đám mây cô đơn, lẻ loi đang chầm chậm trôi giữa bầu trời chiều cao rộng. Chòm mây có gửi gắm hồn người lẻ loi, đơn độc.

+ cả mây và chim đều có sự vận động “Tầm túc thụ, độ thiên không”.

- Nét tương đồng và khác nhau giữa thiên nhiên và con người:

+ Giống nhau về hình thức: đều cô đơn, mệt mỏi, mong muốn tìm được nơi tổ ấm.

+ Khác nhau về bản chất: thiên nhiên dù mệt mỏi vẫn có tự do còn con người đang bị mất tự do, đang bị áp giải.

-> Hai câu thơ mang đậm vẻ đẹp cổ điển, tả ít gợi nhiều, chỉ hai nét phác họa mà gợi lên hồn cảnh vật. Qua đó thể hiện bản lĩnh, khí phách, cứng cỏi, kiên cường của người chiến sĩ. Bởi nếu không có ý chí và nghị lực, không có phong thái ung dung tự chủ và sự tự do hoàn toàn về tinh thần thì không thể viết ra những câu thơ với cảm nhận về thiên nhiên tường tận, sâu sắc và tinh tế như thế trong hoàn cảnh khắc nghiệt của tù đày.

Câu 3 (trang 42 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

- Từ bức tranh thiên nhiên trở thành bức tranh đời sống, từ mây trời chim muông trở thành bức tranh con người lao động.

- Hình ảnh con người đang lao động đầy trẻ trung, tràn trề sức sống:

- Cô em xóm núi xay ngô tối: vẻ đẹp tự nhiên và khỏe khoắn của người con gái trẻ trung xóm núi đang xay ngô. Nhịp điệu cuộc sống lao động (xay ngô), đã đem lại cho người đi đường lúc chiều hôm chút hơi ấm của sự sống, chút niềm vui và hạnh phúc trong khi lao động của con người.

- Biện pháp điệp: “ma bao túc” – “bao túc ma hoàn” ⇒ vòng quay nối tiếp nhau ⇒ sự tuần hoàn của thời gian, của công việc.

- “Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng”: Sự vận động của ánh sáng từ ngày sang đêm nhưng lại ánh lên đốm lửa hồng -> nhãn tự bài thơ.

-> Ý nghĩa:

+ gợi cuộc sống sum vầy, ấm áp, làm giảm đi ít nhiều nỗi khổ của người đi đày, mang lại niềm vui, tiếp thêm sức mạnh, sưởi ấm lòng người tù.

+ Sự chuyển động về thời gian: khi buổi chiều kết thúc, thời gian chuyển sang đêm tối nhưng là đêm tối ấm áp, bừng sáng.

+ Sự vận động tích cực từ nỗi buồn đến niềm vui, từ bóng tối đến ánh sáng.

+ Niềm tin, lạc quan.

=> Bằng bức trang cuộc sống lao động đã thể hiện vẻ đẹp trong tâm hồn người tù, lạc quan, tin tưởng vào tương lai tươi sáng.

Câu 4 (trang 42 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

- Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, tả ít gợi nhiều.

- Ngôn ngữ vừa mang đậm màu sắc cổ điến (có sử dụng những thi liệu Đường thi) vừa mang màu sắc hiện đại (bút pháp tả thực).

- Giọng điệu thơ có biến đổi, vận động.


Luyện tập

Câu 1 (trang 42 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

- Sự vận động của cảnh vật đi từ bóng tối đến ánh sáng: Bài thơ tả cảnh không gian vào lúc chiều tối đến tối hẳn nhưng hình ảnh kết thúc bài thơ lại là lò than rực hồng, tạo ra ánh sáng. Ánh sáng từ lò than nổi bật giữa không gian tối tắm vùng sơn cước, trở thành tín hiệu của cuộc sống lao động, xua tan nỗi mệt mỏi sau ngày chuyển lao lê thê mệt mỏi của người tù (nhà thơ), ánh sáng này thể hiện niềm vui, sự lạc quan và sức sống.

-> Tâm trạng nhà thơ từ chỗ cô đơn trên đường chuyển lao bỗng tràn đầy sức sống, lạc qian, ngập tràn tình yêu con người và thiên nhiên.

Câu 2 (trang 42 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

- Hình ảnh đẹp nhất trong thơ: Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc.

=> Mang nhiều ý nghĩa. Vừa thể hiện nét đẹp lao động vừa thể hiện ước mơ về cuộc sống tự do, sống là chính mình.

Câu 3 (trang 42 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

- Chất thép trong thơ Bác thể hiện ở việc không nao núng trong hoàn cảnh chuyển lao. Như người khác chắc sẽ là những vần thơ u ám, đau buồn nhưng thơ bác vẫn thể hiện cốt cách của Người, không nao núng, cúi đầu.

- Chất tình đó là trong hoàn cảnh éo le như vậy Bác vẫn giữ tình yêu thiên nhiên, yêu con người vĩ đại.


Tổng kết bài thơ Chiều tối

Soạn văn 11: Chiều tối | Ngữ văn 11 chi tiết nhất

Các bài viết liên quan:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Xem thêm các bài cùng chuyên mục

Tham khảo các bài học khác