logo

Soạn sử 9 Bài 6 ngắn nhất: Các nước châu Phi

Soạn sử 9 Bài 6 ngắn nhất: Các nước châu Phi

Trong bài học này Top lời giải sẽ cùng các bạn tóm lược kiến thức cơ bản của Bài 6. Các nước châu Phi trong sách giáo khoa Lịch sử 9 đồng thời chúng ta sẽ cùng nhau đi đến phần Soạn sử 9 bài 6 ngắn nhất bằng việc trả lời toàn bộ câu hỏi trong nội dung bài. Cuối cùng sẽ là các câu hỏi mở rộng và các bài tập trắc nghiệm áp dụng trong đề kiểm tra.

Vậy bây giờ chúng ta cùng nhau bắt đầu nhé:

Mục tiêu bài học

Sau khi học xong bài, học sinh

- Biết được nét chính tình hình chung ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

- Trình bày được kết quả cuộc đấu tranh của nhân dân Nam Phi chống chế độ phân biệt chủng tộc (A-pac-thai).

- Quan sát hình 13. Nen-xơn Man-đê-la và tìm hiểu thêm về cuộc đời và hoạt động của ông.

- Xác định trên lược đồ vị trí một số nước tiêu biểu trong quá trình đấu tranh giành độc lập.


Kiến thức lý thuyết Bài 6: Các nước châu Phi

I. TÌNH HÌNH CHUNG

Soạn sử 9 Bài 6 ngắn nhất: Các nước châu Phi (ảnh 2)

Lược đồ các nước châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai

   - Tháng 7 – 1952, cuộc binh biến của binh lính và sĩ quan yêu nước đã lật đổ chế độ quân chủ tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Ai Cập ngày 18- 6-1953.

   - Cuộc đấu tranh của nhân dân An-giê-ri (1954 – 1962) lật đổ ách thống trị của thực dân Pháp kết thúc thắng lợi.

Soạn sử 9 Bài 6 ngắn nhất: Các nước châu Phi (ảnh 3)

Một số hình ảnh về Cuộc chiến tranh ở An-giê-ri (1954 – 1962)

   - Năm 1960 được gọi là “Năm châu Phi” với sự kiện 17 nước tuyên bố độc lập.

   - Sau khi giành độc lập các nước châu Phi bắt tay vào công cuộc xây dựng đất nước, phát triển kinh tế, xã hội và thu được nhiều thành tích. Tuy nhiên nhiều nước châu Phi vẫn ở trong tình trạng nghèo đói, lạc hậu.

   - Từ cuối những năm 80 của thế kỉ XX, tình hình châu Phi không ổn định với các cuộc nội chiến do mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo, nghèo đói, dịch bệnh,..

   - Những năm gần đây, cùng với sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế, các nước châu Phi đã tích cực tìm kiếm các biện pháp giải quyết các cuôc xung đột, phát triển kinh tế, thành lập liên minh châu Phi (AU).

II. CỘNG HÒA NAM PHI

Soạn sử 9 Bài 6 ngắn nhất: Các nước châu Phi (ảnh 4)

Sự tàn bạo của chế độ phân biệt chủng tộc A-pác-thai ở Nam Phi

   - Năm 1961, Liên bang Nam Phi rút khỏi khối Liên hiệp Anh và tuyên bố là nước Cộng hòa Nam Phi.

   - Trong hơn ba thế kỉ, chính quyền thực dân da trắng ở Nam Phi đã thi hành chính sách phân biệt chủng tộc tàn bạo đối với người da đen và da màu.

   - Tổ chức “Đại hội dân tộc Phi” (ANC) đã lãnh đạo người da đen tiến hành cuốc đấu tranh đòi thủ tiêu chế độ phân biệt chủng tộc và được cộng đồng quốc tế ủng hộ.

   - Năm 1993, chính quyền của người da trắng Nam Phi buộc phải tuyên bố xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc A-pác-thai.

   - Sau cuộc bầu cử tháng 4 – 1994, Nen-xơn Man-đê-la trúng cử trở thành tổng thống da màu đầu tiên trong lịch sử nước này.

Soạn sử 9 Bài 6 ngắn nhất: Các nước châu Phi (ảnh 5)

Nen-xơn Man-đê-la (1918 – 2013) tổng thống da màu đầu tiên trong lịch sử Nam Phi

=> Chế độ phân biệt chủng tộc bị xóa bỏ sau hơn ba thế kỉ tồn tại.

   - Chính quyền mới ở Nam Phi đưa ra Chiến lược kinh tế vĩ mô (6-1996) nhằm phát triển sản xuất, giải quyết việc là và cải thiện mức sống nhân dân,..


Trả lời Câu hỏi thảo luận Sử 9 bài 6 ngắn nhất

Câu hỏi trang 28 Sử 9 Bài 6 ngắn nhất: Hiện nay các nước châu Phi đang gặp những khó khăn gì trong công cuộc phát triển kinh tế, xã hội đất nước?

Trả lời:

- Những khó khăn của châu phi trong công cuộc phát triển kinh tế, xã hội đất nước:

+ Xung đột, nội chiến do mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo.

+ Đói nghèo, nợ nần chồng chất.

+ Bệnh tật.

+ Tỉ lệ tăng dân số cao nhất thế giới.

+ Tỉ lệ người mù chữ cao nhất thế giới.

Câu hỏi trang 29 Sử 9 Bài 6 ngắn nhất: Cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Cộng hòa Nam Phi đã đạt được những thắng lợi nào có ý nghĩa lịch sử to lớn?

Trả lời:

- Nhân dân Nam Phi dưới sự lãnh đạo của tổ chức "Đại hội dân tộc Phi" (ANC) tiến hành cuộc đấu tranh đòi thủ tiêu chế độ phân biệt chủng tộc.

- Kết quả:

+ Năm 1993, chính quyền của người da trắng tuyên bố xoá bỏ chế độ Apacthai.

+ Nen-xơn Man-đê la được bầu làm Tổng thống người da đen đầu tiên trong lịch sử nước Cộng hoà Nam Phi.

+ Chế độ phân biệt chủng tộc vĩnh viễn bị xoá bỏ.


Soạn phần Câu hỏi và bài tập Sử 9 bài 6 ngắn nhất

Bài 1 trang 29 Sử 9 Bài 6 ngắn nhất: Hãy trình bày những nét chính về sự phát triển kinh tế, xã hội của các nước châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

Trả lời:

- Sau khi giành được độc lập, các nước châu Phi bắt tay vào công cuộc xây dựng đất nước, phát triển kinh tế - xã hội và đã thu được những thành tựu bước đầu.

+ Kinh tế: Nhiều nước vẫn còn trong tình trạng lạc hậu.

+ Xã hội: Xung đột về sắc tộc và tôn giáo, đảo chính, nội chiến diễn ra liên miên; bệnh tật; đói nghèo, nợ nần,...

- Tháng 5-1963, Tổ chức thống nhất châu Phi (OAU) thành lập, đến năm 2002 đổi thành Liên minh châu Phi (AU), đang triển khai nhiều chương trình phát triển của châu lục.

- Con đường đi tới tương lai tươi sáng của châu Phi còn phải trải qua nhiều khó khăn, gian khổ.


Câu hỏi củng cố kiến thức Sử 9 bài 6

Câu 1: Trình bày những nét chính về phong trào đấu tranh của nhân dân châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

Trả lời 

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc đòi độc lập đã diễn ra sôi nổi ở châu Phi, sớm nhất là ở vùng Bắc Phi, sau đó lan ra các khu vực khác. Nhiều nước giành được độc lập như Ai Cập (6-1953), An-giê-ri (1962). Đặc biệt là sự kiện tuyên bố độc lập của 17 nước ở lục địa này vào năm 1960 mà lịch sử gọi là "năm châu Phi". Cùng với thắng lợi của nhiều nước khác đã dẫn đến sự tan rã của hệ thống thuộc địa của các nước đế quốc ở châu lục này.

Câu 2: Hãy nêu những nét chính về sự phát triển kinh tế, xã hội của các nước châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

Trả lời 

Sau khi giành được độc lập, các nước châu Phi bắt tay vào công cuộc xây dựng đất nước, phát triển kinh tế, xã hội và đã thu được nhiều thành tích. Nhưng những thành tích ấy chưa đủ để thay đổi căn bản bộ mặt của châu lục này.

Nhiều nước châu Phi vẫn ở trong tình trạng đói nghèo, lạc hậu, khó khăn. Đặc biệt từ cuối những năm 80 trở lại đây, các cuộc xung đột quân sự, đảo chính, nội chiến diễn ra liên miên, bệnh tật và mù chữ, sự bùng nổ dân số, nợ nần và phụ thuộc nước ngoài. Tất cả những điều đó đã và đang là thức thách lớn đối với nhân dân châu Phi.

Trong những năm gần đây, cùng với sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế, các nước châu Phi đã tích cực tìm kiếm các giải pháp, đề ra cải cách nhằm giải quyết các xung đột, khắc phục những khó khăn về kinh tế, thành lập các tổ chức liên minh khu vực.

Câu 3: Em hãy giới thiệu đôi nét về Cộng hòa Nam Phi?

Trả lời 

- Cộng hòa Nam Phi nằm ở cực Nam châu Phi (diện tích, 1.2 triệu km vuông; dân số 43,6 triệu người -năm 2002, trong đó 75,1% là người da đen 13,6%  là người da trắng, 11,2% là người da màu)

- Năm 1662, người Hà Lan đến Nam Phi lập ra xứ thuộc địa Kếp

- Đầu thế kỉ XIX, Anh chiếm thuộc địa này

- Năm 1910, Liên bang Nam Phi được thành lập nằm trong khối Liên hiệp Anh.

- Năm 1961, Liên bang Nam Phi rút khỏi Liên hiệp Anh, thành lập Cộng hòa Nam Phi.

Câu 4: Tình cảnh của người da đen và da màu ở Cộng hòa Nam Phi trước 1994 như thế nào ? Hậu quả của nó ra sao?

Trả lời 

- Trước 1994, tuy trên danh nghĩa là một quốc gia độc lập, song phần lớn người da đen và da mầu (chiếm khoảng 80% dân số) ở Cộng hòa Nam Phi phải sống trong cảnh cơ cực, tủi nhục bởi chính sách phân biệt và kì thị chủng tộc của chính quyền thực dân da trắng.

- Hậu quả : Người da đen và da mầu ở đây bị tước hết mọi quyền công dân, phải ở khu cách biệt với người da trắng, chịu xử tội theo pháp luật riêng, không có quyền sở hữu lớn về xí nghiệp, ruộng đất; phải làm việc trong những điều kiện tồi tệ so với người da trắng song chỉ được nhận đồng lương ít hơn rất nhiều so với người da trắng.

Câu 5: Em hãy giới thiệu đôi nét về lãnh tụ ANC, Nen-xơn Man-đê-la?

Trả lời 

- Nen-xơn Man-đê-la sinh năm  1918 là nhà hoạt động chính trị nổi tiếng của Nam Phi. Năm 1944, Đại hội dân tộc Phi )ANC), sau giữ chức Tổng thư kí ANC. Năm 1946, bị nhà cầm quyền Nam Phi bắt giam và kết án tù chung thân.

- Sau 17 năm bị giam giữ, trước áp lực đấu tranh của nhân dân tiến bộ trong và ngoài nước, ngày 11-2-1990, chính quyền Nam Phi buộc phải trả tự do cho ông.

- Sau khi ra tù, Nen-xơn Man-đê-la được bầu làm Phó chủ tịch ANC. Ngày 5-7-1991, Hội nghị toàn quốc ANC đã bầu ông làm Chủ tịch. Sau chộ bầu tử toàn quốc đa sắc tộc 1993, Nen-xơn Man-đê-la  làm Tổng thống nước Cộng hòa Nam Phi và rời khỏi chức vụ này năm 1999.

- Ông đã được tặng Giải thưởng Nô-ben về hòa bình (1993). Nen-xơn Man-đê-la  được nhân dân châu Phi và thế giới ngưỡng mộ như một người anh hùng chống chế độ phân biệt chủng tộc.

Câu 6: Chính quyền mới ở Nam Phi đã chủ trương phát triển kinh tế như thế nào?

Trả lời 

Chính quyền mới ở Nam Phi đã đưa ra "Chiến lược kinh tế vĩ mô (6/1996) nhằm phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, cải thiện mức sống của người da đen, xóa bỏ "chế độ A-pac-thai về kinh tế" vốn tồn tại đối với người da đen.

Câu 7: Hãy so sánh đặc điểm của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi với phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á theo các nội dung sau: 

- Tổ chức lãnh đạo.

- Hình thức đấu tranh.

- Mức độ giành độc lập.

- Sự phát triển kinh tế sau khi giành độc lập.

Trả lời 

* Đối với châu Phi

- Tổ chức lãnh đạo :

  + Thông qua tổ chức thống nhất châu Phi

  + Lãnh đạo phong trào hầu hết là chính đảng hoặc các tổ chức chính trị của giai cấp tư sản dân tộc, giai cấp vô sản còn chưa trưởng thành hoặc chưa có chính đảng độc lập hoặc chưa năm được quyền lãnh đạo cách mạng.

- Hình thức đấu tranh giành độc lập : chủ yếu thông qua đấu tranh chính trị, hợp pháp

- Mức độ giành độc lập : Các nước châu Phi giành được độc lập ở những mức độ khác nhau và sự phát triển kinh tế- xã hội rất không đồng đều sau khi giành được độc lập (Bắc Phi thì phát triển nhanh chóng nhưng châu Phi xích đạo chậm phát triển)

- Sự phát triển kinh tế sau khi giành được độc lập : Ngày nay châu Phi đang đứng trước nhiều khó khăn cần giải quyết như : đói rét, bệnh tật, sự xâm nhập của chủ nghĩa thực dân kiểu mới, sự vơ vét bóc lột về kinh tế của các cường quốc phương Tây, nợ nước ngoài, mù chữ, sự bùng nổ dân số, nội chiến. Các nước châu Phi đang ra sức phấn đấu để vượt qua những khó khăn này.

* Đối với châu Á 

- Tổ chức lãnh đạo :

  + Thông qua chính đảng của giai cấp tư sản hoặc giai cấp vô sản ở từng nước.

  + Lãnh đạo phong trào hầu hết thuộc về chính đảng của giai cấp tư sản hoặc giai cấp vô sản.

- Hình thức đấu tranh : Đấu tranh chính trị cùng đấu tranh vũ trang

- Mức độ giành độc lập : Các nước giành độc lập ở mức độ đồng đều.

- Sự phát  triển kinh tế sau khi giành độc lập :

  + Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước đều vùng dậy  đấu tranh giành độc lập và giành thắng lợi ở các mức độ khác nhau, thời gian khác nhau.

  + Sau khi giành độc lập đều ra sức phát triển kinh tế và nhiều nước đã trở thành nước công nghiệp phát triển hoặc có nền kinh tế đang phát triển.

  + Châu Á hiện nay được coi là một khu vực kinh tế năng động của Thế giới.


Phần Câu hỏi trắc nghiệm Sử 9 Bài 6

Câu 1. Phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân của nhân dân châu Phi nổ ra sớm nhất ở:

A. Nam Phi.

B. Bắc Phi.

C. Trung Phi.

D. Đông Phi.

Đáp án: B

Giải thích:

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, đòi độc lập dân tộc ở châu Phi diễn ra mạnh mẽ, nhất là khu vực Bắc Phi, nơi có trình độ phát triển cao hơn các vùng khác trong lục địa tiêu biểu là ở An-giê-ri, Ai Cập,..

Câu 2. Năm 1960, có bao nhiêu nước châu Phi tuyên bố độc lập?

A. 15

B. 16

C. 17

D. 18

Đáp án: C

Giải thích:

Năm 1960 được gọi là “Năm châu Phi” với sự kiện 17 nước tuyên bố độc lập.

Câu 3. Trước năm 1961, Nam Phi là thuộc địa của nước nào?

A. Pháp

B. Tây Ban Nha

C. Bồ Đào Nha

D. Anh

Đáp án: D

Giải thích:

Đầu thế kỉ XIX, Anh chiếm Nam Phi. Năm 1919, Liên bang Nam Phi được thành lập nằm trong khối Liên hiệp Anh.

Năm 1961, Liên bang Nam Phi rút khỏi khối Liên hiệp Anh và tuyên bố là nước Cộng hòa Nam Phi.

Câu 4. Chế độ phân biệt chủng tộc A-pác-thai tồn tại ở Nam Phi trong thời gian bao lâu?

A. Hơn 50 năm.

B. Hơn một thế kỉ.

C. Hơn hai thế kỉ.

D. Hơn ba thế kỉ.

Đáp án: D

Giải thích:

(SGK – trang 28)

Câu 5. Cuộc đấu tranh đòi thủ tiêu chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi do tổ chức nào lãnh đạo?

A. Đại hội dân tộc Phi

B. Liên hợp quốc

C. Tổ chức thống nhất châu Phi.

D. PLO

Đáp án: A

Giải thích:

Tổ chức “Đại hội dân tộc Phi” (ANC) đã lãnh đạo người da đen tiến hành cuốc đấu tranh đòi thủ tiêu chế độ phân biệt chủng tộc và được cộng đồng quốc tế ủng hộ.

Câu 6. Ý nào dưới đây không phải kết quả của cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi?

A. Nen-xơn Man-đê-la được trả tự do.

B. Bầu cử được tiến hành, người da đen được bầu làm tổng thống.

C. Chế độ A-pác-thai bị xóa bỏ.

D. Người da trắng vẫn được hưởng nhiều quyền lợi hơn người da đen.

Đáp án: D

Giải thích:

- Nen-xơn Man-đê-la được trả tự do sau 27 năm bị cầm tù.

- Năm 1993,chính quyền của người da trắng Nam Phi buộc phải tuyên bố xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc A-pác-thai.

- Sau cuộc bầu cử tháng 4 – 1994, Nen-xơn Man-đê-la trúng cử trở thành tổng thống da màu đầu tiên trong lịch sử nước này.

=> Chế độ phân biệt chủng tộc bị xóa bỏ sau hơn ba thế kỉ tồn tại.

Câu 7. Tội ác lớn nhất của chế độ phân biệt chủng tộc A-pác-thai ở Nam Phi là gì?

A. Bóc lột tàn bạo người da đen.

B. Gây chia rẽ nội bộ Nam Phi.

C. Tước quyền tự do của người da đen.

D. Phân biệt chủng tộc và kì thị chủng tộc đối với người da đen.

Đáp án: D

Giải thích:

Chính quyền thực dân da trắng ban hành hơn 70 đạo luật về phân biệt chủng tộc, người da đen hoàn toàn không có quyền tự do dân chủ.

Câu 8. Sự kiện nào gắn liền với tên tuổi của Nen-xơn Man-đê-la?

A. Lãnh tụ nổi tiếng trong phong trào chống ách thống trị của chủ nghĩa thực dân.

B. Lãnh tụ của phong trào giải phóng dân tộc ở An-giê-ri.

C. Lãnh tụ của phong trào đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi.

D. Lãnh tụ của phong trào giải phóng dân tộc ở Ăng-gô-la.

Đáp án: C

Giải thích:

Nen-xơn Man-đê-la là lãnh tụ của tổ chức Đại hội dân tộc Phi (ANC) đã lãnh đạo phong trào đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi. Ông cũng là thủ tướng người da đen đầu tiên trong lịch sử nước này.

Câu 9. Nguyên nhân nào dẫn đến tình hình châu Phi ngày càng khó khăn và không ổn định trong những năm 80 của thế kỉ XX?

A. Thường xuyên xảy ra các cuộc xung đột, nội chiến đẫm máu giữa các sắc tộc, tôn giáo.

B. Bùng nổ dân số, đói nghèo, bệnh tật, nợ nần chồng chất.

C. Sự xâm nhập, bóc lột của chủ nghĩa thực dân kiểu mới.

D. Tất cả các ý trên.

Đáp án: D

Giải thích:

- Đến cuối những năm 80 của thế kỉ XX, ở châu Phi thường xuyên sảy ra các cuộc xung đột, nội chiến đẫm máu giữa các sắc tộc, tôn giáo. Từ năm 1987 đến 1997, ở châu Phi có tới 14 cuộc xung đột và nội chiến.

- Bùng nổ dân số, đói nghèo, bệnh tật, nợ nần chồng chất. Đầu những năm 90 của thế kỉ XX, số nợ của các nước châu Phi lên tới 300 tỉ USD.

- Đến những năm 80, chế độ thực dân kiểu mới vẫn tồn tại ở châu Phi dưới hình thức chế độ phân biệt chủng tộc ở 3 nước châu phi là Rô-đê-di-a, Tây Nam Phi và Cộng hòa Nam Phi.

Câu 10. Chiến lược “Kinh tế vĩ mô” (6/1996) ở Nam phi ra đời với tên gọi là gì?

A. Giải quyết việc làm cho người lao động da đen.

B. Vì sự ổn định và phát triển của kinh tế đất nước.

C. Hội nhập, cùng phát triển.

D. Tăng trưởng, việc làm và phân phối lại.

Đáp án: D

Giải thích: (SGK – trang 29)

Vậy là chúng ta đã cùng nhau soạn xong Bài 6: Các nước châu Phi trong SGK Lịch sử 9. Mong rằng bài viết trên đã giúp các bạn nắm thật chắc kiến thức lí thuyết, soạn được các câu hỏi trong nội dung bài học dễ dàng hơn qua đó vận dụng để trả lời câu hỏi trong đề kiểm tra và các câu hỏi tình huống khác.

Mời các bạn xem thêm các bài Giải Lịch sử 9 trong Sách bài tậpVở bài tập tại đây nhé:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021