logo

Soạn sử 9 Bài 5 ngắn nhất: Các nước Đông Nam Á

Soạn sử 9 Bài 5 ngắn nhất: Các nước Đông Nam Á

Trong bài học này Top lời giải sẽ cùng các bạn tóm lược kiến thức cơ bản của Bài 5. Các nước Đông Nam Á trong sách giáo khoa Lịch sử 9 đồng thời chúng ta sẽ cùng nhau đi đến phần Soạn sử 9 bài 5 ngắn nhất bằng việc trả lời toàn bộ câu hỏi trong nội dung bài. Cuối cùng sẽ là các câu hỏi mở rộng và các bài tập trắc nghiệm áp dụng trong đề kiểm tra.

Vậy bây giờ chúng ta cùng nhau bắt đầu nhé:

Mục tiêu bài học

Sau khi học xong bài, học sinh

- Biết được tình hình chung của các nước Đông Nam Á trước và sau năm 1945.

- Hiểu được hoàn cảnh ra đời của tổ chức ASEAN và biết được mục tiêu hoạt động của tổ chức này.

- Trình bày được quá trình phát triển của tổ chức ASEAN từ khi thành lập đến nay.

- Nhận xét về quá trình phát triển của tổ chức ASEAN.

- Xác định ví trí các nước Đông Nam Á trên lược đồ.


Kiến thức lý thuyết Bài 5: Các nước Đông Nam Á

I. TÌNH HÌNH ĐÔNG NAM Á TRƯỚC VÀ SAU NĂM 1945

   - Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, hâu hết các nước ĐNA (trừ Thái Lan) là thuộc địa của thực dân phương Tây.

Soạn sử 9 Bài 5 ngắn nhất: Các nước Đông Nam Á (ảnh 2)

Lược đồ các nước ĐNA trước Chiến Tranh thế giới thứ hai

   - Tháng 8 – 1945, nghe tin Nhật đầu hàng Đồng Minh, các nước ĐNA nổi dậy giành chính quyền, lật đổ ách thống trị thực dân.

   - Nhiều nước ĐNA phải tiến hành cuộc kháng chiến chống các cuộc chiến tranh xâm lược trở lại của thực dân phương Tây, đến giữa những năm 50 lần lượt giành được độc lập.

   - Những năm 50 của thế kỉ XX, tình hình ĐNA trở nên căng thẳng do chính sách can thiệp của Mĩ vào khu vực.

   + Tháng 9 – 1954, thành lập khối quân sự ĐNA (SEATO) nhằm ngăn chặn sự phát triển của CNXH và đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc trong khu vực.

   + Tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam và mở rộng chiến tranh sang Lào, Cam-pu-chia.

Soạn sử 9 Bài 5 ngắn nhất: Các nước Đông Nam Á (ảnh 3)

Lược đồ các nước thành viên Khối quân sự ĐNA (SEATO) đến năm 1959

   - Thái Lan, Phi-lip-pin tham gia khối SEATO, In-đô-nê-xia và Miến Điện thi hành chính sách đối ngoại trung lập.

=> Các nước ĐNA có sự phân hóa trong đường lối đối ngoại.

II. SỰ RA ĐỜI CỦA TỔ CHỨC ASEAN

a. Hoàn cảnh ra đời:

   - Đứng trước yêu cầu của sự phát triển kinh tế, xã hội nhiều nước ĐNA chủ trường thành lập một tổ chức liên minh khu vực với mục đích:

   + Cùng nhau hợp tác phát triển.

   + Hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực.

   - Ngày 8 – 8 – 1967, 5 nước In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Xingapo và Thái Lan họp tại Băng Cốc thành lập Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN).

Soạn sử 9 Bài 5 ngắn nhất: Các nước Đông Nam Á (ảnh 4)

Cờ của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)

b. Mục tiêu:

   - Phát triển kinh tế, văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các thành viên trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.

c. Nguyên tắc hoạt động:

Soạn sử 9 Bài 5 ngắn nhất: Các nước Đông Nam Á (ảnh 5)

Hội nghị thượng đỉnh ASEAN tại Bali năm 1976

   - Tháng 2 – 1976, các nước ASEAN kí Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á tại Ba-li (In-đô-nê-xi-a) quy định nhưng nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước thành viên:

   + Tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ.

   + Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

   + Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.

   + Hợp tác phát triển có hiệu quả.

d. Quan hệ ASEAN với ba nước Đông Dương

   - Trước năm 1978, đã thiết lập quan hệ ngoại giao và có những chuyến thăm lẫn nhau giữa hai nhóm nước.

   - Sau năm 1978, do vấn đề Cam-pu-chia quan hệ giữa ba nước Đông Dương và các nước ASEAN trở nên căng thẳng, đối đầu.

   - Từ cuối những năm 70, nền kinh tế các nước ASEAN tăng trưởng mạnh.

III. TỪ “ASEAN 6” PHÁT TRIỂN THÀNH “ASEAN 10”

   - Tháng 1 – 1984, Bru-nây gia nhập ASEAN .

   - Tháng 7 – 1992, Việt Nam, Lào tham gia Hiệp ước Ba-li đến tháng 7 – 1995, Việt Nam gia nhập ASEAN, tháng 9 – 1997, Lào và Mi-an-ma gia nhập ASEAN .

   - Tháng 4 -1999, kết nạp Cam-pu-chia.

   - ASEAN chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế, đồng thời xây dựng một Đông Nam Á hòa bình, ổn định, cùng phát triển.

   - Năm 1992, thành lập khu vực mậu dịch tự do Đông Nam Á (AFTA).

   - Năm 1994, ASEAN thành lập Diễn đàn khu vực (ARF).


Trả lời Câu hỏi thảo luận Sử 9 bài 5 ngắn nhất

Câu hỏi trang 22 Sử 9 Bài 5 ngắn nhất: Hãy nêu những nét nổi bật của tình hình Đông Nam Á từ sau năm 1945.

Trả lời:

- Ngay khi Nhật đầu hàng, các dân tộc Đông Nam Á nổi dậy giành độc lập.

- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nhân dân các nước Đông Nam Á tiến hành kháng chiến chống các cuộc xâm lược trở lại của các nước đế quốc.

- Giữa những năm 50, các nước Đông Nam Á lần lượt giành độc lập dân tộc.

- Từ những năm 50, Mĩ can thiệp vào khu vực Đông Nam Á, tiến hành xâm lược Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia.

- Từ những năm 50, các nước Đông Nam Á có sự phân hóa trong đường lối đối ngoại:

+ Một số nước tham gia khối quân sự SEATO trở thành đồng minh của Mĩ (như Thái Lan, Phi-lip-pin).

+ Một số nước thi hành chính sách hòa bình trung lập (In-đô-nê-xi-a, Mi-an-ma).

Câu hỏi trang 22 Sử 9 Bài 5 ngắn nhất: Từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX, các nước Đông Nam Á đã có sự phân hóa như thế nào trong đường lối đối ngoại?

Trả lời:

- Tháng 9/1954, Mĩ cùng Anh, Pháp thành lập khối quân sự Đông Nam Á (SEATO), nhằm ngăn chặn sự ảnh hưởng của CNXH và đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc.

- Từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX, các nước Đông Nam Á có sự phân hóa trong đường lối đối ngoại:

+ Thái Lan và Philipin tham gia vào khối quân sự SEATO.

+ Việt Nam, Lào, Campuchia tiến hành cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

+ Inđônêxia và Myanma thực hiện đường lối hòa bình trung lập.

Câu hỏi trang 24 Sử 9 Bài 5 ngắn nhất: Trình bày hoàn cảnh ra đời và mục tiêu hoạt động của tổ chức ASEAN.

Trả lời:

* Hoàn cảnh ra đời:

- Sau khi giành được độc lập và đứng trước yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội, nhiều nước Đông Nam Á chủ trương thành lập một tổ chức liên minh khu vực nhằm:

+ Hợp tác phát triển kinh tế.

+ Hạn chế sự ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực.

- Ngày 8/8/1967 Hiệp hội các nước Đông Nam Á thành lập (viết tắt ASEAN) tại Băng Cốc (Thái Lan) gồm 5 nước thành viên: Inđônêxia, Malaixia, Philipin, Xingapo, Thái Lan.

- Mục tiêu họat động:

Phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nổ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hoà bình và ổn định khu vực.


Soạn phần Câu hỏi và bài tập Sử 9 bài 5 ngắn nhất

Bài 1 trang 25 Sử 9 Bài 5 ngắn nhất: Vẽ lược đồ Đông Nam Á và điền tên thủ đô của từng nước trong khu vực này.

Trả lời:

Soạn sử 9 Bài 5 ngắn nhất: Các nước Đông Nam Á (ảnh 6)

STT

Tên nước

Thủ đô

1

Idonesia

Jakarta

2

Myanmar

Naypyidaw

3

Thái Lan

Bangkok

4

Việt Nam

Hà Nội

5

Malaysia

Kuala Lumpur vàPutrajaya

6

Philippines

Manila

7

Campuchia

Phnom Penh

8

Lào

Vientiane

9

Đông Timor

Dili

10

Brunei

Bandar Seri Begawan

11

Singapore

Singapore

Bài 2 trang 25 Sử 9 Bài 5 ngắn nhất: Tại sao có thể nói: Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, “một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á”?

Trả lời:

Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX là “một chương mới mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á” vì:

+ Sau “chiến tranh lạnh” và vấn đề Campuchia được giải quyết tình hình chính trị khu vực được cải thiện rõ rệt.

+ Xu hướng nổi bật đầu tiên là sự mở rộng thành viên của tổ chức ASEAN: 01/1984 Brunây, 7/1995 Việt Nam, 9/1997 Lào và Myanma, 4/1999 Campuchia được kết nạp vào tổ chức này.

+ ASEAN từ 6 nước đã phát triển thành 10 nước thành viên.

+ Lần đầu tiên trong lịch sử khu vực, 10 nước Đông Nam Á đều cùng đứng trong một tổ chức thống nhất

+ ASEAN chuyển trọng tâm họat động sang hợp tác kinh tế, đồng thời xây dựng một khu vực Đông Nam Á hòa bình, ổn định để cùng nhau phát triển phồn vinh

+ Năm 1992, Đông Nam Á trở thành khu vực mậu dịch tự do (AFTA).

+ Năm 1994, lập diễn đàn khu vực (ARF) gồm 23 quốc gia.


Câu hỏi củng cố kiến thức Sử 9 bài 5

Câu 1: Giới thiệu đôi nét về khu vực Đông Nam Á?

Trả lời 

- Đông Nam Á là khu vực rộng gần 4,5 triệu km2, dân số 536 triệu (năm 2002).

- Đông Nam Á ngày nay có 11 nước đó là : Việt Nam, Lào, Campucia, Thái Lan, Mi-a-ma, Ma-lai-xi-a, Sing-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Bru-nây, Phi-lip-pin và Đông - ti - mo.

- Khi Chiến tranh thế giới thứ hai lan rộng khắp toàn Thế giới (12-1941), các nước Đông Nam Á lại bị quân Nhật chiếm đóng thống trị và gây nhiều tội ác với nhân dân ở khu vực này. Cuộc đấu tranh chống phát xít Nhật giải phóng đất nước bùng lên mạnh mẽ khắp nơi.

Câu 2: Nêu những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ ASEAN?

Trả lời 

Tháng 2 - 1976, các nước ASEAN kí hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á tại Ba-li (In-đô-nê-xi-a) xác định những nguyên tức cơ bản trong quan hệ ASEAN là :

- Cùng nhau tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ

- Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, giải quyết mọi tranh chấp bằng phương pháp hòa bình

- Hợp tác và phát triển có kết quả

Câu 3: Lập niên biển về quá trình gia nhập tổ chức ASEAN của các nước trong khu vực Đông Nam Á?

Trả lời 

Thời gian

Nước tham gia 

Ngày 8-8-1967

Năm nước tham gia ASEAN : In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Sin-ga-po và Thái Lan.

Năm 1984

Bru-nây trở thành thành viên thứ 6 của tổ chức ASEAN

Tháng 7 - 1995

Việt Nam gia nhập và trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN

Tháng 7 - 1997

Lào, Mi-a-ma gia nhập ASEAN

Tháng 4 - 1999

Cam-pu-chia được kết nạp vào tổ chức ASEAN

Câu 4: Em hãy cho biết quá trình phát triển của ASEAN diễn ra như thế nào?

Trả lời 

- Trong giai đoạn đầu (1967-1975), ASEAN là một tổ chức non trẻ, sự hợp tác trong khu vực còn lỏng lẻo, chưa có vị thế trên trường quốc tế.

- Tháng 2-1976, Hiệp ước Ba-li được kí kết tại In-đô-nê-xi-a, lúc này quan hệ giữa ASEAN với ba nước Đông Dương được cải thiện rõ rệt như thiết lập các mối quan hệ ngoại giao và bắt đầu có những chuyến viếng thăm lẫn nhau của các nhà lãnh đạo cấp cao.

- Từ cuối năm 70 đến giữa những năm 80 của thế kỉ XX, do những biến động về chính trị, xã hội ở Cam-pu-chia và sự kích động, can thiệp của một số nước lớn, quan hệ ASEAN với ba nước Đông Dương lại trở nên căng thẳng, đối đầu. Đây cũng là thời kì kinh tế ASEAN tăng trưởng mạnh nhờ thực hiện chiến lược công nghiệp hóa về xuất khẩu.

- Năm 1984, tổ chức ASEAN kết nạp thêm Bru-nây.

- Đầu những năm 90 của thế kỉ XX, ASEAN tiếp tục mở rộng trong bối cảnh thế giới và khu vực có nhiều thuận lợi : kết nạp Việt Nam (7-1995), Lào và Mi-a-ma (9-1997), Cam-pu-chia (4-1999); nâng số thành viên lên 10 nước. Trên cơ sở đó, ASEAN đã chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế nhằm xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hòa bình, ổn định và cùng phát triển.

Câu 5: Cho biết quan hệ giữa Việt Nam với ASEAN?

Trả lời 

Quan hệ giữa Việt Nam với ASEAN diễn ra phức tạp, có lúc hòa diu, có lúc căng thẳng tùy theo tình hình thế giới và khu vực, nhất là tùy theo biến động của tình hình ở Campuchia.

- Từ khi vấn để Campucia đi vào xu thế hòa giải và hòa nhập dân tộc, Việt nam thi hành chính sách đối ngoại "Muốn làm bạn với tất cả các nước", quan hệ ASEAN - Việt Nam ngày càng cải thiện.

- Tháng 7/1992, Việt Nam tham gia Hiệp ước Ba-li, tháng 7-1995 chính thức gia nhập ASEAN đánh giá bước phát triển mới trong việc tăng cường hợp tác ở khu vực vì một "Đông Nam Á hòa bình, ổn định và phát triển".

- Sau khi gia nhập ASEAN (28-7-1995), mối quan hệ giữa Việt Nam với các nước trong khu vực trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, khoa học, kỹ thuật ngày càng được đẩy mạnh.

Câu 6: Theo em Việt Nam có những thuận lợi gì trong khi tham gia tổ chức ASEAN?

Trả lời 

Việt Nam có những thuận lợi trong khi tham gia tổ chức ASEAN :

- Điều kiện đất nước ổn định, đường lối mới của Đảng và Chính phủ Việt Nam phù hợp với xu thế khu vực, toàn cầu hóa

- Đất nước, con người Việt Nam có những nét tương đồng với các quốc gia Đông Nam Á vì vậy có điều kiện học tập, trao đổi kinh nghiệm để phát triển...nhằm rút ngắn khoảng cách giữa các nước này.

- Hợp tác với các nước trong khối ASEAN tạo nên môi trường cạnh tranh lành mạnh với các nước trong khu vực và Thế giới.

Câu 7: Hãy nêu những biến đổi của các nước Đông Nam Á và cho biết biến đổi nào lớn nhất? Vì sao?

Trả lời

* Biến đổi thứ nhất : Các nước Đông Nam Á đến nay đã giành được độc lập. Nhờ có biến đổi đó, các nước Đông Nam Á mới có những điều kiện thuận lợi để xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội của mình ngày càng phồn vinh.

*Biến đổi thứ hai : Từ khi giành được độc lập, các nước Đông Nam Á ra sức xây dựng nền kinh tế - xã hội và đạt được những thành tựu to lớn.

* Biến đổi thứ ba : Đến tháng 7-1997, các nước Đông Nam Á đều gia nhập Hiệp hội các nước Đông Nam Á, gọi tắt là ASEAN. Đây là một tổ chức liên minh chính trị-kinh tế khu vực Đông Nam Á nhằm xây dựng những mối quan hệ hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa các nước trong khu vực.

Biến đổi thứ nhất quan trọng nhất bởi vì:

- Thân phận từ các nước thuộc địa, nửa thuộc địa, trở thành những nước độc lập

- Nhờ những biến đổi đó, các nước Đông Nam Á mới có những điều kiện thuận lợi xây dựng và phát triển kinh tế xã hội ngày càng phồn vinh.


Phần Câu hỏi trắc nghiệm Sử 9 Bài 5

Câu 1. Trước Chiến tranh thế giới thứ hai nước Đông Nam Á nào không trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây?

A. Phi-lip-pin.

B. Thái Lan.

C. Ma-lai-xi-a

D. Mi-an-ma

Đáp án: B

Giải thích:

Do thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo, lợi dụng vị trí nước đệm giữa hai thế lực Anh và Pháp, Thái Lan vẫn giữ được nền độc lập không bị các nước phương Tây xâm lược.

Câu 2. Tình hình Đông Nam Á giữa những năm 50 của thế kỉ XX như thế nào?

A. Chiến tranh ác liệt.

B. Ngày càng phát triển phồn thịnh.

C. Ngày càng trở nên căng thẳng.

D. Ổn định và phát triển.

Đáp án: C

Giải thích:

- Những năm 50 của thế kỉ XX, tình hình ĐNA trở nên căng thẳng do chính sách can thiệp của Mĩ vào khu vực.

+ Tháng 9 – 1954, thành lập khối quân sự ĐNA (SEATO) nhằm ngăn chặn sự phát triển của CNXH và đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc trong khu vực.

+ Tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam và mở rộng chiến tranh sang Lào, Cam-pu-chia.

Câu 3. Vì sao những năm 50 của thế kỉ XX, tình hình ĐNA ngày càng trở nên căng thẳng?

A. Mĩ, Anh, Nhật thiết lập khối quân sự Đông Nam Á (SEATO).

B. Mĩ thực hiện chiến lược toàn cầu.

C. Mĩ biến Thái Lan thành căn cứ quân sự.

D. Mĩ tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam và mở rộng chiến tranh sang Lào, Cam-pu-chia.

Đáp án: D

Giải thích: (SGK- trang 22)

Câu 4. Những nước Đông Nam Á nào tham gia khối SEATO?

A. Phi-lip-pin, Sin-ga-po.

B. Thái Lan, Phi-lip-pin.

C. In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a.

D. Miến Điện, Thái Lan.

Đáp án: B

Câu 5. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập vào thời gian nào?

A. Ngày 6 – 8 – 1967.

B. Ngày 8 – 8 – 1967.

C. Ngày 6 – 8 – 1976.

D. Ngày 8 – 8 – 1976.

Đáp án: B

Giải thích:

- Ngày 8 – 8 – 1967, 5 nước In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Singapo và Thái Lan họp tại Băng Cốc thành lập Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN).

Câu 6. Các quốc gia Đông Nam Á tham gia sáng lập ASEAN là:

A. Thái Lan, Mi-an-ma, Ma-lai-xi-a, Sin-ga-po, Phi-lip-pin.

B. Thái Lan, Bru-nây, Ma-lai-xi-a, Sin-ga-po, Phi-lip-pin.

C. Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Sin-ga-po, Phi-lip-pin.

D. Thái Lan, Cam-pu-chia, Ma-lai-xi-a, Sin-ga-po, Phi-lip-pin.

Đáp án: C

Giải thích:

- Ngày 8 – 8 – 1967, 5 nước Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Phi-lip-pin họp tại Băng Cốc thành lập Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN).

Câu 7. Hiệp ước Ba-li được kí kết vào thời gian nào?

A. Tháng 2 – 1967.

B. Tháng 2 – 1976.

C. Tháng 8 – 1967.

D. Tháng 8 – 1976.

Đáp án: B

Giải thích:

- Tháng 2 – 1976, các nước ASEAN kí Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á tại Ba-li (In-đô-nê-xi-a) quy định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước thành viên.

Câu 8. Cuối những năm 70 đầu những năm 80 của thế kỉ XX, quan hệ giữa ba nước Đông Dương và các nước ASEAN trở nên đối đầu căng thẳng do:

A. chính sách can thiệp của Mĩ vào khu vực.

B. chính sách can thiệp của Trung Quốc vào khu vực.

C. vấn đề Cam-pu-chia.

D. sự cạnh tranh gay gắt về kinh tế giữa hai nhóm nước.

Đáp án: C

Giải thích:

Tháng 12 – 1978, theo yêu cầu của Mặt trận Đoàn kết dân tộc cứu nước Cam-pu-chia quân tình nguyện Việt Nam tiến vào Cam-pu-chia, cùng với nhân dân nước này lật đổ chế độ diệt chủng tàn bạo của tập đoàn Pôn-pốt Iêng Xa-ri. Do sự kích động, can thiệp của một số nước lớn quan hệ giữa ba nước Đông Dương và các nước ASEAN trở nên căng thẳng, đối đầu.

Câu 9. Bước vào những năm 90 của thế kỉ XX, ASEAN chuyển trọng tâm sang hợp tác về:

A. kinh tế.

B. văn hóa.

C. chính trị.

D. khoa học – kĩ thuật.

Đáp án: A

Giải thích:

- ASEAN chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế, đồng thời xây dựng một Đông Nam Á hòa bình, ổn định, cùng phát triển.

+ Năm 1992, thành lập khu vực mậu dịch tự do Đông Nam Á (AFTA).

+ Năm 1994, ASEAN thành lập Diễn đàn khu vực (ARF).

Câu 10. Việt Nam gia nhập ASEAN vào thời gian nào?

A. Tháng 5 năm 1995

B. Tháng 6 năm 1995

C. Tháng 7 năm 1995

D. Tháng 8 năm 1995

Đáp án: C

Giải thích: (SGK – trang 25)

Vậy là chúng ta đã cùng nhau soạn xong Bài 5: Các nước Đông Nam Á trong SGK Lịch sử 9. Mong rằng bài viết trên đã giúp các bạn nắm thật chắc kiến thức lí thuyết, soạn được các câu hỏi trong nội dung bài học dễ dàng hơn qua đó vận dụng để trả lời câu hỏi trong đề kiểm tra và các câu hỏi tình huống khác.

Mời các bạn xem thêm các bài Giải Lịch sử 9 trong Sách bài tậpVở bài tập tại đây nhé:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021