logo

Soạn sử 9 Bài 17 ngắn nhất: Cách mạng Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản ra đời

Soạn sử 9 Bài 17 ngắn nhất: Cách mạng Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản ra đời

Trong bài học này Top lời giải sẽ cùng các bạn tóm lược kiến thức cơ bản của Bài 17. Cách mạng Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản ra đời trong sách giáo khoa Lịch sử 9 đồng thời chúng ta sẽ cùng nhau đi đến phần Soạn sử 9 bài 17 ngắn nhất bằng việc trả lời toàn bộ câu hỏi trong nội dung bài. Cuối cùng sẽ là các câu hỏi mở rộng và các bài tập trắc nghiệm áp dụng trong đề kiểm tra.

Vậy bây giờ chúng ta cùng nhau bắt đầu nhé:

Mục tiêu bài học

- Giúp HS nắm được bước phát triển mới của phong trào cách mạng Việt Nam.

- Hoàn cảnh lịch sử dẫn tới sự ra đời của Tân Việt Cách mạng đảng. Chủ trương và hoạt động của tổ chức Tân Việt Cách mạng đảng, sự khác nhau của tổ chức này với Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên do Nguyễn Ái Quốc sáng lập ở nước ngoài.


Kiến thức lý thuyết Bài 17: Cách mạng Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản ra đời

I. BƯỚC PHÁT TRIỂN MỚI CỦA PHONG TRÀO CÁCH MẠNG VIỆT NAM (1926 – 1927)

   - Phong trào công nhân:

      + 1926 – 1927, nhiều cuộc bãi công của công nhân, viên chức nổ ra lớn nhất là các cuộc bãi công của công nhân nhà máy sợi Nam Định, công nhân đồn điền cao su Cam Tiên, Phú Riềng và công nhân đồn điền cà phê Ray-na.

      + Phong trào công nhân mang tính thống nhất trong toàn quốc, nổ ra từ Bắc đến Nam, lớn nhất là bãi công ở nhà máy sợi Nam Định, nhà máy diêm – cưa Bến Thủy,nhà máy xe lửa Trường Thi, nhà máy Ba Son,..

      + Các cuộc đấu tranh mang tính chính trị, bước đầu có sự liên kết giữa các ngành, các địa phương.

   - Phong trào nông dân , tiểu tư sản và các tầng lớp nhân dân khác cũng phát triển, kết thành làn sóng cách mạng dân tộc, dân chủ khắp cả nước.

II. TÂN VIỆT CÁCH MẠNG ĐẢNG (7 – 1928)

   - Sự ra đời:

      + Tiền thân là Hội Phục Việt do nhóm sinh viên trường Cao đẳng Sư phạn Đông Dương và một số từ chính trị ở Bắc Kì lập ra.

      + Sau nhiều lần đổi tên lấy tên, đến tháng 7 – 1928 lấy tên là Tân Việt Cách mạng đảng.

   - Thành phần: tập hợp những trí thức trẻ và thanh niên tư sản yêu nước.

   - Địa bàn hoạt động chủ yếu ở Trung Kì.

   - Hoạt động:

      + Lý luận và tư tưởng cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lê-nin có ảnh hưởng lớn, lôi cuốn nhiều đảng viên trẻ đi theo.

      + Nội bộ Tân Việt diễn ra cuộc đấu tranh giữa hai xu hướng tư tưởng: vô sản và tư sản.

      + Một số đảng viên tiên tiến của Tân Việt chuyển sang Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, tích cực chuẩn bị thành lập một chính đảng kiểu mới.

III. VIỆT NAM QUỐC DÂN ĐẢNG VÀ CUỘC KHỞI NGHĨA YÊN BÁI (1930)

a. Việt Nam Quốc dân đảng

   - Hoàn cảnh ra đời:

      + Phong trào dân tộc dân chủ phát triển mạnh mẽ.

      + Các trào lưu tư tưởng bên ngoài, đặc biệt là ảnh hưởng của cách mạng Trung Quốc tác động mạnh mẽ tới sự ra đời của Việt Nam Quốc dân đảng.

   - Sự ra đời:

Soạn sử 9 Bài 17 ngắn nhất: Cách mạng Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản ra đời (ảnh 2)

Nhóm Nam Đồng thư xã – tiền thân của Việt Nam Quốc dân đảng

      + Cơ sở hạt nhân đầu tiên là Nam đồng thư xã.

      + Thành lập ngày 25 – 12 – 1927 do Nguyễn Thái Học, Phạm Tuấn Tài và Phó Đức Chính sáng lập.

   - Xu hướng chính trị: theo xu hướng cách mạng dân chủ tư sản.

   - Địa bàn hoạt động: Bắc Kì.v

   - Mục tiêu: đánh đuổi giặc Pháp, thiết lập dân quyền.

   - Thành phần: sinh viên, học sinh, công chức, tư sản lớp dưới, nông dân khá giả,địa chủ ở nông thôn, binh lính, hạ sĩ quan người Việt trong quân đội Pháp.

b. Khởi nghĩa Yên Bái.

   - Nguyên nhân:

      + Sau vụ ám sát trùm mộ phu Ba-danh, Pháp tổ chức nhiều cuộc vây ráp, nhiều đảng viên Việt Nam Quốc dân đảng bị bắt, cơ sở ở các nơi bị phá vỡ.

      + Bị động trước tình thế, những người lãnh đạo của Việt Nam Quốc dân đảng quyết định hành động.

   - Diễn biến:

      + Đêm 9 – 2 – 1930, khởi nghĩa nổ ra ở Yên Bái, sau đó là Phú Thọ, Hải Dương, Thái Bình, ở Hà Nội tổ chức ném bom phối hợp.

      + Tại Yên Bái, quân khởi nghĩa chiếm được trại lính, giết và làm bị thương một số sĩ quan Pháp, nhưng bị quân Pháp phản công tiêu diệt.

      + Các nơi khác, nghĩa quân tạm thời làm chủ mấy huyện lị,nhưng nhanh chóng bị địch phản công chiếm lại.

Soạn sử 9 Bài 17 ngắn nhất: Cách mạng Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản ra đời (ảnh 3)

Các Đảng viên của Việt Nam Quốc dân đảng bị bắt giam trong cuộc khởi nghĩa Yên Bái

   - Kết quả: khởi nghĩa nhanh chóng thất bại.

   - Nguyên nhân thất bại:

      + Về khách quan: Thực dân Pháp còn mạnh.

      + Về chủ quan: Việt Nam Quốc dân đảng còn non yếu, không vững chắc về tổ chức và lãnh đạo.

   - Ý nghĩa lịch sử: cổ vũ lòng yêu nước và chí căm thù của nhân dân ta với bè lũ cướp nước và tay sai.

IV. BA TỔ CHỨC CỘNG SẢN NỐI TIẾP NHAU RA ĐỜI

   - Hoàn cảnh lịch sử:

      + Những năm 1928 – 1929, phong trào dân tộc dân chủ phát triển mạnh mẽ.

      + Tháng 3 – 1929, một số hội viên của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Bắc Kì thành lập chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên.

Soạn sử 9 Bài 17 ngắn nhất: Cách mạng Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản ra đời (ảnh 4)

Ngôi nhà số nhà 5D phố Hàm Long (Hà Nội) nơi thành lập chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên

   - Quá trình ra đời:

      + Tại Đại hội lần thứ nhất Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, đoàn đại biểu Bắc Kì kiến nghị thành lập Đảng Cộng sản nhưng không được chấp thuận.

      + Ngày 17 – 6 – 1929, đại biểu các tổ chức cộng sản miền Bắc thành lập Đông Dương Cộng sản đảng, thông qua Tuyên ngôn, Điều lệ, ra báo Búa liềm làm cơ quan ngôn luận.

      + Tháng 8 – 1929, hội viên của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Trung Quốc và Nam Kì thành lập An Nam Cộng sản đảng.

      + Tháng 9 – 1929, các đảng viên tiên tiến của Đảng Tân Việt tách ra thành lập Đông Dương Cộng sản liên đoàn.

   - Ý nghĩa:

      + Đánh dấu sự trưởng thành của giai cấp công nhân và sự phát triển của khuynh hướng cách mạng vô sản ở Việt Nam.

      + Là bước chuẩn bị cho sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.


Trả lời Câu hỏi thảo luận Sử 9 bài 17 ngắn nhất

Câu hỏi trang 65 Sử 9 Bài 17 ngắn nhất: Phong trào đấu tranh của công nhân, viên chức, học sinh học nghề trong những năm 1926-1927 đã có những điểm mới nào?

Trả lời:

- Phong trào mang tính chính trị, vượt ra ngoài phạm vi một xưởng, bước đầu có sự liên kết nhiều ngành, nhiều địa phương.

- Các phong trào phát triển thành một làn sóng cách mạng dân tộc dân chủ khắp cả nước.

- Giai cấp công nhân trở thành một lực lượng chính trị độc lập, tạo điều kiện cho các tổ chức cách mạng lần lượt ra đời.

Câu hỏi trang 65 Sử 9 Bài 17 ngắn nhất: Tân Việt Cách mạng đảng đã phân hóa trong hoàn cảnh nào?

Trả lời:

- Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên phát triển mạnh mẽ, lí luận và tư tưởng của chủ nghĩa Mác Lê-nin có ảnh hưởng, lôi cuốn nhiều đảng viên tiến bộ đi theo.

- Nội bộ Tân Việt Cách mạng đảng phân hóa thành hai khuynh hướng tư tưởng: Vô sản và tư sản.

- Cuối cùng, khuynh hướng cách mạng theo quan điểm vô sản đã thắng thế.

- Nhiều đảng viên của Tân Việt Cách mạng đảng đã chuyển sang Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, tích cực chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho sự thành lập một chính đảng kiểu mới theo chủ nghĩa Mác Lê-nin.

Câu hỏi trang 67 Sử 9 Bài 17 ngắn nhất: Khởi nghĩa Yên Bái thất bại nhanh chóng vì những nguyên nhân nào?

Trả lời:

- Khách quan: Thực dân Pháp còn mạnh.

- Chủ quan:

+ Việt Nam Quốc dân đảng còn non yếu và không vững chắc về tổ chức và lãnh đạo.

+ Cuộc khởi nghĩa nổ ra chưa có sự chuẩn bị kĩ, còn bị động.

Câu hỏi trang 68 Sử 9 Bài 17 ngắn nhất: Tại sao một số hội viên tiên tiến của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Bắc Kì lại chủ động thành lập chi bộ cộng sản đầu tiền ở Việt Nam?

Trả lời:

- Cuối năm 1928 - đầu năm 1929, phong trào dân tộc dân chủ ở nước ta, đặc biệt là phong trào công nhân theo con đường cách mạng vô sản phát triển mạnh mẽ.

- Tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên không còn phù hợp trước sự phát triển mạnh mẽ phong trào cách mạng Việt Nam.

- Yêu cầu cấp thiết là phải thành lập một đảng cộng sản để lãnh đạo phong trào thay thế Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

- Tháng 3-1929, những hội viên tiên tiến của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Bắc kì đã chủ động thành lập chi bộ cộng sản đầu tiên tại số nhà 5D phố Hàm Long (Hà Nội).


Soạn phần Câu hỏi và bài tập Sử 9 bài 17 ngắn nhất

Bài 1 trang 68 Sử 9 Bài 17 ngắn nhất: Tại sao chỉ trong một thời gian ngắn, ba tổ chức cộng sản nối tiếp nhau ra đời ở Việt Nam?

Trả lời:

- Cuối năm 1928, đầu năm 1929, phong trào dân tộc dân chủ mà đặc biệt là phong trào công nông phát triển mạnh mẽ theo con đường vô sản => phải thành lập 1 tổ chức cộng sản để lãnh đạo phong trào.

- Do nội bộ Hội Việt Nam cách mạng thanh niên có sự phân hóa trong chủ trương thành lập đảng cộng sản nên đã có liên tiếp 3 tổ chức cộng sản ra đời:

+ Ở Bắc Kỳ: Những hội viên tiên tiến của Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên đã thành lập Đông Dương Cộng Sản đảng (17-6-1929).

+ Các hội viên tiên tiến trong bộ phận Hội Việt Nam Cách Mạng thanh niên ở Trung Quốc và Nam Kỳ thành lập An Nam Cộng sản đảng (7-1929) tại Hương Cảng -Trung Quốc.

+ Ở trung Kỳ: Các đảng viên tiên tiến của Tân Việt chịu ảnh hưởng của Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh niên tách ra thành lập Đông Dương Cộng Sản Liên Đoàn (9-1929).


Câu hỏi củng cố kiến thức Sử 9 bài 17

Câu 1: Phong trào Cách mạng Việt Nam trong hai năm 1926-1927 diễn ra như thế nào?

Trả lời 

- Trong hai năm 1926-1927 liên tiếp bùng nổ nhiều cuộc bãi công của công nhân, viên chức, học sinh học nghề. Lớn nhất là các cuộc bãi xông của công nhân nhà máy sợi Nam Định, công nhân hai đồn điền cao su Cam Tiêm, Phú Riềng (Bình Phước) và công nhân đồn điền cà phê Ray-na (Thái Nguyên).

- Trên đà đó, phong trào công nhân đã mang tính thống nhất trong toàn quốc. Nhiều cuộc đấu tranh nổ ra từ Bắc chí Nam.

- Phong trào nông dân, phong trào tiểu tư sản và các tầng lớp nhân dân yêu nước khác cũng phát triển mạnh mẽ trong cả nước.

Câu 2: Tân Việt Cách mạng đảng ra đời trong hoàn cảnh nào?

Trả lời 

* Hoàn cảnh ra đời của Tân Việt Cách mạng Đảng:

- Trong phong trào yêu nước dân chủ mạnh mẽ đầu những năm 20 của thế kỉ XX, một số sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Đông Dương và nhóm tù chính trị cũ ở Trung Kì đã thành lập Hội Phục Việt.

- Bị lộ sau khi rải truyền đơn đòi nhà cầm quyền Pháp thả nhà yêu nước Phan Bội Châu (11/1925), Hội Phục Việt đổi tên nhiều lần cuối cùng lấy tên là Tân Việt Cách mạng Đảng (7-1928).

Câu 3: Nêu những hoạt động của Tân Việt Cách mạng Đảng?

Trả lời 

- Cử người trong tổ chức của mình sang dự các lớp huấn luyện của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và vận động hợp nhất với Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

- Nội bộ của Tân Việt đã có sự phân hóa sâu sắc và một số đảng viên tiên tiến của Tân Việt đã chuyển sang Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

Câu 4: Em có nhận xét gì về tổ chức Tân Việt Cách mạng đảng so với Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên?

Trả lời 

So với Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, Tân Việt còn nhiều hạn chế song cũng là một tổ chức cách mạng mới của những trí thức trẻ và thanh niên tiêu tư sản yêu nước.


Phần Câu hỏi trắc nghiệm Sử 9 Bài 17

Câu 1. Phong trào đấu tranh của công nhân, viên chức. học sinh trong những năm 1926 – 1927 có đặc điểm gì?

A. Các cuộc đấu tranh đều mang tính chất kinh tế, vượt ra ngoài phạm vi một xưởng, bước đầu liên kết được nhiều ngành, nhiều địa phương.

B. Các cuộc đấu tranh đều đòi thực hiện quyền dân chủ, vượt ra ngoài phạm vi một xưởng, bước đầu liên kết được nhiều ngành, nhiều địa phương.

C. Các cuộc đấu tranh đều mang tính chất chính trị, vượt ra ngoài phạm vi một xưởng, bước đầu liên kết được nhiều ngành, nhiều địa phương.

D. Các cuộc đấu tranh đều mang tính tự giác cao, vượt ra ngoài phạm vi một xưởng, bước đầu liên kết được nhiều ngành, nhiều địa phương.

Đáp án: C

Giải thích:

+ 1926 – 1927, nhiều cuộc bãi công của công nhân, viên chức nổ ra lớn nhất là các cuộc bãi công của công nhân nhà máy sợi Nam Định, công nhân đồn điền cao su Cam Tiên, Phú Riềng và công nhân đồn điền cà phê Ray-na.

+ Phong trào công nhân mang tính thống nhất trong toàn quốc, nổ ra từ Bắc đến Nam, lớn nhất là bãi công ở nhà máy sợi Nam Định, nhà máy diêm – cưa Bến Thủy,nhà máy xe lửa Trường Thi, nhà máy Ba Son,..

+ Các cuộc đấu tranh mang tính chính trị, bước đầu có sự liên kết giữa các ngành, các địa phương.

Câu 2. Tên gọi ban đầu của Tân Việt Cách mạng đảng là gì?

A. Hội Phục Việt.

B. Đảng Thanh niên

C. Việt Nam nghĩa đoàn

D. Hội Hưng Nam

Đáp án: A

Giải thích:

+ Tiền thân là Hội Phục Việt do nhóm sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Đông Dương và một số từ chính trị ở Bắc Kì lập ra.

+ Sau nhiều lần đổi tên lấy tên, đến tháng 7 – 1928 lấy tên là Tân Việt Cách mạng đảng (7/1928).

Câu 3. Tên gọi Tân Việt Cách mạng đảng có từ khi nào?

A. Năm 1922

B. Năm 1925

C. Năm 1928

D. Năm 1929

Đáp án: C

Giải thích: (SGK – trang 65)

Câu 4. Thành phần của Tân Việt Cách mạng đảng bao gồm:

A. Tiểu tư sản trí thức.

B. Học sinh, sinh viên.

C. Trí thức và tư sản dân tộc.

D. Trí thức và thanh niên tiểu tư sản.

Đáp án: D

Giải thích: (SGK – trang 65)

Câu 5. Địa bàn hoạt động chủ yếu của Tân Việt Cách mạng đảng là ở đâu?

A. Bắc Kì

B. Trung Kì

C. Nam Kì

D. Bắc Kì và Trung Kì.

Đáp án: A

Giải thích: (SGK – trang 65)

Câu 6. Cơ sở hạt nhân đầu tiên của Việt Nam Quốc dân đảng là:

A. Cường học thư xá

B. Nam đồng thư xá

C. Hải quan tùng thư

D. Cộng sản đoàn

Đáp án: B

Giải thích: 

Cơ sở hạt nhân đầu tiên của Việt Nam Quốc dân đảng là: Nam đồng thư xá – một nhà xuất bản tiến bộ, tập hợp một nhóm thanh niên yêu nước chưa có đường lối chính trị rõ rệt.

Câu 7. Khuynh hướng chính trị của Việt Nam Quốc dân đảng là:

A. Quân chủ chuyên chế

B. Quân chủ lập hiến

C. Cách mạng dân chủ tư sản

D. Vô sản

Đáp án: C

Giải thích: 

Việt Nam Quốc dân đảng do Nguyễn Thái Học,Phạm Tuấn Tài và Phó Đức Chính sáng lập là một đảng chính trị theo xu hướng cách mạng dân chủ tư sản, tiêu biểu cho bộ phận tư sản dân tộc Việt Nam. Khuynh hướng chính trị của Việt Nam Quốc dân đảng chịu ảnh hưởng của cách mạng Trung Quốc với chủ nghĩa Tam dân – một trào lưu dân chủ tư sản thịnh hành ở Trung Quốc.

Câu 8. Hoạt động nổi bật nhất của Việt Nam Quốc dân đảng là:

A. Tổ chức các cuộc mit tinh, biểu tình.

B. Thành lập Công hội (bí mật) ở Sài Gòn – chợ lớn năm 1929.

C. Khởi nghĩa Yên Bái (9/2/1930).

D. Tổ chức ám sát tên trùm mộ phu Ba-danh (9/2/1930).

Đáp án: C

Giải thích:

+ Đêm 9 – 2 – 1930, khởi nghĩa nổ ra ở Yên Bái, sau đó là Phú Thọ, Hải Dương, Thái Bình, ở Hà Nội tổ chức ném bom phối hợp.

+ Tại Yên Bái, quân khởi nghĩa chiếm được trại lính, giết và làm bị thương một số sĩ quan Pháp, nhưng bị quân Pháp phản công tiêu diệt.

+ Các nơi khác, nghĩa quân tạm thời làm chủ mấy huyện lị,nhưng nhanh chóng bị địch phản công chiếm lại.

=>Kết quả: khởi nghĩa nhanh chóng thất bại.

Câu 9. Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên được thành lập ở đâu?

A. Hương Cảng

B. Sài Gòn

C. Hà Nội

D. Quảng Châu

Đáp án: C

Giải thích:

+ Tháng 3 – 1929, một số hội viên của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Bắc Kì đã họp tại số nhà 5D phố Hàm Long (Hà Nội) thành lập chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên, tích cực chuẩn bị tiến tới thành lập một Đảng Cộng sản thay thế Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

Câu 10. Quá trình phân hóa của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã dẫn tới sự thành lập của các tổ chức cộng sản nào trong năm 1929?

A. Đông Dương Cộng sản đảng, An Nam Cộng sản đảng.

B. Đông Dương Cộng sản đảng, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn, An Nam Cộng sản Liên đoàn.

C. An Nam Cộng sản đảng, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn, An Nam Cộng sản Liên đoàn.

D. Đông Dương Cộng sản đảng, An Nam Cộng sản đảng, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn.

Đáp án: D

Giải thích:

+ Ngày 17 – 6 – 1929, đại biểu các tổ chức cộng sản miền Bắc thành lập Đông Dương Cộng sản đảng, thông qua Tuyên ngôn, Điều lệ, ra báo Búa liềm làm cơ quan ngôn luận.

+ Tháng 8 – 1929, hội viên của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Trung Quốc và Nam Kì thành lập An Nam Cộng sản đảng.

+ Tháng 9 – 1929, các đảng viên tiên tiến của Đảng Tân Việt tách ra thánh lập Đông Dương Cộng sản liên đoàn.

Vậy là chúng ta đã cùng nhau soạn xong Bài 17: Cách mạng Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản ra đời trong SGK Lịch sử 9. Mong rằng bài viết trên đã giúp các bạn nắm thật chắc kiến thức lí thuyết, soạn được các câu hỏi trong nội dung bài học dễ dàng hơn qua đó vận dụng để trả lời câu hỏi trong đề kiểm tra và các câu hỏi tình huống khác.

Mời các bạn xem thêm các bài Giải Lịch sử 9 trong Sách bài tậpVở bài tập tại đây nhé:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021