logo

Soạn sử 9 Bài 19 ngắn nhất: Phong trào cách mạng trong những năm 1930 - 1935

Soạn sử 9 Bài 19 ngắn nhất: Phong trào cách mạng trong những năm 1930 - 1935

Trong bài học này Top lời giải sẽ cùng các bạn trả lời các câu hỏi Sử 9 Bài 19 ngắn nhất: Phong trào cách mạng trong những năm 1930 - 1935, đồng thời chúng ta sẽ cùng nhau làm các bài tập trắc nghiệm áp dụng trong đề kiểm tra.

Vậy bây giờ chúng ta cùng nhau bắt đầu nhé:

Mục tiêu bài học

- Giúp HS nắm được nguyên nhân, diễn biến và ý nghĩa của phong trào CM 1930 – 1931 với đỉnh cao là Xô viết Nghệ Tĩnh. Quá trình phục hồi lực lượng, CM (1931 – 1935).

- Các khái niệm: “Khủng hoảng kinh tế”, “Xô viết Nghệ Tĩnh”.


Trả lời Câu hỏi thảo luận Sử 9 bài 19 ngắn nhất

Câu hỏi trang 72 Sử 9 Bài 19 ngắn nhất:

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) đã tác động đến tình hình kinh tế và xã hội Việt Nam ra sao?

Trả lời:

Kinh tế Việt Nam phụ thuộc vào kinh tế Pháp nên cuộc khủng hoảng làm cho nền kinh tế, xã hội Việt Nam bị khủng hoảng nặng nề:

- Về kinh tế: Nông nghiệp, công nghiệp bị suy sụp, xuất nhập khẩu bị đình đốn, hàng hóa khan hiếm, giá cả đắt đỏ.

- Về xã hội:

+ Nhân dân lao động cực khổ: Công nhân thất nghiệp; nông dân bần cùng hóa, phá sản; tiểu tư sản điêu đứng; nhiều tư sản phá sản.

+ Sưu thuế tăng cao, thực dân Pháp khủng bố phong trào cách mạng.

=> Phong trào cách mạng phát triển mạnh mẽ.

Câu hỏi trang 75 Sử 9 Bài 19 ngắn nhất:

Căn cứ vào đâu để cho rằng Xô viết Nghệ - Tĩnh thật sự là chính quyền cách mạng của quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng?

Trả lời:

- Chính quyền của đế quốc, phong kiến ở nhiều huyện bị tê liệt, nhiều xã tan rã.

- Các Xô viết lần lượt ra đời, ban chấp hành nông hội xã do các Chi bộ Đảng lãnh đạo đứng ra quản lí mọi mặt đời sống chính trị và xã hội ở nông thôn, làm nhiệm vụ của chính quyền nhân dân.

+ Về chính trị: Kiên quyết trấn áp bọn phản cách mạng, bãi bỏ các thứ thuế, thực hiện quyền tự do dân chủ cho nhân dân, thành lập các đoàn thể cách mạng dưới hình thức các nông hội, Công hội, Hội tương tế...

+ Mỗi làng đều tổ chức các đội tự vệ vũ trang.

+ Về kinh tế: Chia lại ruộng đất công cho nông dân, bắt địa chủ giảm tô, xóa nợ.

+ Về văn hóa, giáo dục: Khuyến khích nhân dân học chữ Quốc ngữ, bài trừ mê tín dị đoan và các tệ nạn xã hội, tuyên truyền ý thức chính trị cho quần chúng...

Câu hỏi trang 76 Sử 9 Bài 19 ngắn nhất:

Các đảng viên cộng sản trong nhà tù của thực dân Pháp đã thái độ như thế nào trước chính sách khủng bố tàn bạo của kẻ thù?

Trả lời:

- Trong nhà tù của thực dân Pháp, các đảng viên cộng sản:

+ Nêu cao khí phách kiên cường, bất khuất, kiên trì đấu tranh bảo vệ lập trường, quan điểm cách mạng của Đảng.

+ Biến nhà tù thành trường học cách mạng, tìm mọi cách để liên hệ với các cơ sở Đảng ở bên ngoài.


Soạn phần Câu hỏi và bài tập Sử 9 bài 19 ngắn nhất

Bài 1 trang 76 Sử 9 Bài 19 ngắn nhất:

 Phong trào cách mạng nước ta đến năm 1935 đã phát triển trở lại như thế nào?

Trả lời:

Phong trào cách mạng nước ta đến năm 1935 đã phát triển trở lại, hệ thống tổ chức Đảng trong nước đã được khôi phục.

- Các xứ ủy Bắc Kì, Trung Kì, Nam Kì lần lượt được lập lại.

- Các đoàn thể Công hội, Nông hội và các tổ chức của các lực lượng xã hội khác cũng được lập lại.

- Khắp nơi trong nước, phong trào đã dần dần được phục hồi.

- Đến tháng 3-1935, Đại hội lần thứ nhất của Đảng họp ở Ma Cao (Trung Quốc) chuẩn bị cho một cao trào cách mạng mới.

Bài 2 trang 76 Sử 9 Bài 19 ngắn nhất:

Đảng đã kịp thời có những thay đổi gì trong lãnh đạo phong trào cách mạng nước ta có điều kiện phát triển trở lại sau một thời kì tạm lắng?

Trả lời:

* Đảng ta đã kịp thời chuyển vào hoạt động bí mật để củng cố lực lượng:

- Các đảng viên công sản vẫn bí mật hoạt động trong tù.

- Số đảng viên bên ngoài cũng âm thầm tìm cách gây dựng lại các tổ chức cơ sở của Đảng.

- Các tổ chức cơ sở đảng ở địa phương vẫn tồn tại và kiên trì bám chắc quần chúng để hoạt động.

- Lợi dụng các tổ chức công khai, hợp pháp của kẻ thù để đẩy mạnh đấu tranh.

- Tại các thành phố Hà Nội, Sài Gòn, một số đảng viên tranh thủ khả năng đấu tranh hợp pháp để ra tranh cử vào các hội đồng thành phố, lợi dụng diễn đàn công khai để tuyên truyền cổ động quần chúng theo các khẩu hiệu của Đảng.

- Đến tháng 3-1935, Đại hội lần thứ nhất của Đảng họp ở Ma Cao (Trung Quốc) để củng cố tổ chức, chuẩn bị cho một cao trào cách mạng mới.


Phần Câu hỏi trắc nghiệm Sử 9 Bài 19

Câu 1. Đỉnh cao trong phong trào cách mạng 1930-1931 là

A. Phong trào đấu tranh của công nhân cao su Phú Riềng.

B. Phong trào đấu tranh của công nhân nhà máy cưa Bến Thủy (Vinh).

C. Phong trào đấu tranh của nhân dân ở Sài Gòn-Chợ Lớn.

D. Phong trào đấu tranh Xô viết Nghệ-Tĩnh.

Đáp án: D

Giải thích: Nghệ Tĩnh là nơi phong trào cách mạng phát triển nhất, quy mô rộng lớn khắp ở hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, thời gian tồn tại lâu. Khí thế phong trào sục sôi , quyết liệt, quy tụ đông đảo quần chúng tham gia. Một hình thức chính quyền nhân dân kiểu Xô-Viết được thành lập, tiến bộ cả về chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội.

Câu 2. Đâu không phải là tác động của cuộc khủng hoảng thế giới 1929-1933 lên tình hình Việt Nam lúc bấy giờ?

A. Làm cho nền kinh tế Việt Nam suy sụp nghiêm trọng.

B. Pháp có những chính sách nhằm khôi phục nền kinh tế Việt Nam.

C. Phong trào cách mạng của nhân dân ta dâng cao.

D. Số lượng công nhân thất nghiệp tăng cao.

Đáp án: B

Giải thích: Để bù lại những hậu quả do cuộc khủng hoảng thế giới 1929-1933, Pháp tăng cường thi hành những chính sách bóc lột tàn bạo đối với Việt Nam, khiến cho nền kinh tế Việt Nam kiệt quệ nghiêm trọng.

Câu 3. Đâu không phải là đặc điểm của phong trào cách mạng 1930-1931?

A. Thành phần tham gia chủ yếu là công nhân và nông dân.

B. Phong trào diễn ra trên một phạm vi rộng lớn từ Bắc vào Nam.

C. Hình thức đấu tranh chủ yếu là đấu tranh chính trị.

D. Phong trào nổ ra theo phản ứng dây chuyền.

Đáp án: C

Giải thích: Hình thức đấu tranh của phong trào cách mạng 1930-1931 rất đa dạng như: tuần hành thị uy, biểu tình có vũ trang tự vệ, tấn công vào cơ quan chính quyền địa phương,…

Câu 4. Động lực của phong trào cách mạng 1930-1931 ở Việt Nam là

A. Công nhân và nông dân.

B. Tư sản và công nhân.

C. Công nhân, nông dân và trí thức.

D. Nông dân, trí thức và tư sản.

Đáp án: A

Giải thích: Trong phong trào cách mạng 1930-1931 ở Việt Nam tham gia quyết liệt nhất là công nhân và nông dân.

Câu 5. Cuộc tập dượt đầu tiên của Đảng và quần chúng chuẩn bị cho Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là

A. Phong trào dân tộc dân chủ 1936-1939.

B. Phong trào cách mạng 1930-1931.

C. Cao trào kháng Nhật cứu nước 1945.

D. Cuộc vận động giải phóng dân tộc 1939-1945.

Đáp án: B

Giải thích:

Phong trào cách mạng 1930-1931 được coi là cuộc tập dượt đầu tiên của Đảng và quần chúng chuẩn bị cho Cách mạng Tháng Tám năm 1945 vì:

- Cao trào cách mạng 1930-1931 khẳng định những nhân tố bảo đảm cho thắng lợi cách mạng Việt Nam.

+ Trước hết, cao trào khẳng định đường lối cách mạng Việt Nam do Đảng vạch ra là đúng đắn. Đó là đường lối giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, là đường lối cách mạng chống đế quốc và chống phong kiến triệt để.

+ Cao trào đem lại cho công nhân, nông dân và nhân dân lao động nước ta niềm tin vững chắc vào đường lối cách mạng giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc do Đảng ta lãnh đạo.

+ Cao trào đã “Khẳng định trên thực tế quyền lãnh đạo, năng lực lao động cách mạng của giai cấp công nhân mà đại biểu là Đảng ta”.

+ Cao trào đã xây dựng được khối liên minh công nông trong thực tế. Lần đầu tiên giai cấp công nhân sát cánh cùng giai cấp nông dân vùng dậy chống đế quốc và phong kiến, thành lập chính quyền Xô Viết.

+ Cao trào cách mạng 1930-1931 rèn luyện đội ngũ đảng viên quần chúng và đem lại cho họ niềm tin vững chắc vào sức mạnh và năng lực sáng tạo của mình.

+ Cao trào cách mạng 1930-1931 và Xô Viết Nghệ Tĩnh là bước phát triển nhảy vọt của cách mạng Việt Nam, là cái mốc đánh dấu sự trưởng thành của Đảng ta.

- Là cuộc tổng diễn tập lần thứ nhất để tiến tới tổng khởi nghĩa tháng 8/1945.

+ Bài học kết hợp chặt chẽ nhiệm vụ chống đế quốc chống phong kiến thực hiện độc lập dân tộc và người cày có ruộng.

+ Xây dựng khối liên minh công nông làm nền tảng cho việc mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất.

+ Xây dựng chính quyền cách mạng , chính quyền Xô Viết công nông.

+ Bài học về xây dựng Đảng ở nước thuộc địa nửa phong kiến.

Câu 6. Ý nghĩa quan trọng của phong trào cách mạng 1930-1931 ở Việt Nam là

A. Chứng minh trong thực tế khả năng lãnh đạo của chính đảng vô sản.

B. Tạo tiền đề trực tiếp cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.

C. Hình thành khối liên minh công nông binh cho cách mạng Việt Nam.

D. Đảng cộng sản Việt Nam được công nhận là một bộ phận độc lập.

Đáp án: A

Giải thích: Phong trào khẳng định đường lối cách mạng Việt Nam do Đảng vạch ra là đúng đắn. Từ đó chứng minh trong thực tế khả năng lãnh đạo của chính đảng vô sản.

Câu 7. Tính chất triệt để của phong trào cách mạng Việt Nam 1930-1931 được biểu hiện ở chỗ

A. Diễn ra trên quy mô rộng lớn ở cả 3 miền Bắc-Trung-Nam.

B. Hình thức đấu tranh phong phú và quyết liệt.

C. Lần đầu tiên có sự lãnh đạo của một chính đảng.

D. Không ảo tưởng vào kẻ thù của dân tộc và giai cấp.

Đáp án: D

Giải thích: Phong trào cách mạng Việt Nam 1930-1931 mang tính chất triệt để khi dùng bạo lực tấn công vào đế quốc và bọn tay sai phản cách mạng, lật đổ chính quyền thực dân lập ra một chính quyền kiểu mới của dân, do dân, vì dân.

Câu 8. Khối liên minh công-nông lần đầu tiên được hình thành trong phong trào cách mạng nào ở Việt Nam?

A. Phong trào giải phóng dân tộc 1939-1945.

B. Phong trào cách mạng 1930-1931.

C. Phong trào dân tộc dân chủ 1919-1930.

D. Phong trào dân chủ 1936-1939.

Đáp án: B

Giải thích: Phong trào cách mạng 1930-1931 đã đánh dấu mốc liên minh công-nông lần đầu tiên được hình thành. Bởi trước đó chưa có một phong trào nào liên minh được công nhân và nông dân một cách rộng rãi.

Câu 9. Nguyên nhân cơ bản nhất quyết định sự bùng nổ của phong trào cách mạng 1930-1931 ở Việt Nam là gì?

A. Tác động từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933).

B. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời kịp thời lãnh đạo quần chúng.

C. Thực dân Pháp thực hiện khủng bố trắng cách mạng Việt Nam sau khởi nghĩa Yên Bái.

D. Đời sống các tầng lớp nhân dân Việt Nam khó khăn do chính sách vơ vét, bóc lột của Pháp.

Đáp án: B

Giải thích: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời kịp thời lãnh đạo quần chúng làm bùng nổ phong trào cách mạng 1930-1931 ở Việt Nam.

Câu 10. Sự ra đời của các Xô viết ở Nghệ An và Hà Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930-1931 vì

A. Đã hoàn thành mục tiêu đề ra trong Luận cương chính trị (10/1930).

B. Đây là mốc đánh dấu sự tan rã của bộ máy chính quyền và tay sai.

C. Đã giải quyết được vấn đề cơ bản của một cuộc cách mạng xã hội.

D. Đây là hình thức chính quyền nhà nước giống các Xô viết ở nước Nga.

Đáp án: C

Giải thích: Sự ra đời của các Xô viết ở Nghệ An và Hà Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930-1931 vì đã giải quyết được vấn đề cơ bản của một cuộc cách mạng xã hội là lật đổ được chính quyền thực dân và tay sai, lập nên một chính quyền kiểu mới.

Với nội dung bài Phong trào cách mạng trong những năm 1930 - 1935 các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về tình hình Việt Nam trong thời kì khủng hoảng kinh tế thế giới từ năm 1929 - 1933 và phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh được bùng nổ..

Vậy là chúng ta đã cùng nhau soạn xong Bài 19: Phong trào cách mạng trong những năm 1930 - 1935 trong SGK Lịch sử 9. Mong rằng bài viết trên đã giúp các bạn nắm thật chắc kiến thức lí thuyết, soạn được các câu hỏi trong nội dung bài học dễ dàng hơn qua đó vận dụng để trả lời câu hỏi trong đề kiểm tra và các câu hỏi tình huống khác.

Mời các bạn xem thêm các bài Giải Lịch sử 9 trong Sách bài tậpVở bài tập tại đây nhé:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021