logo

Soạn Sử 8 Cánh Diều Bài 10: Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác

Hướng dẫn Soạn Sử 8 Cánh Diều Bài 10: Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác ngắn gọn, hay nhất theo chương trình Sách mới.

Bài 10: Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác

Tóm tắt Lý thuyết Lịch sử 8 Cánh Diều Bài 10

Mở đầu trang 42 Lịch Sử 8

Câu hỏi: Vậy giai cấp công nhân đã hình thành như thế nào? Chủ nghĩa xã hội khoa học đã ra đời ra sao? Sự phát triển của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX có gì nổi bật?

Trả lời:

- Sau các cuộc phát kiến địa lí, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa hình thành và ngày càng phát triển ở các nước Tây Âu. Giai cấp công nhân ra đời từ bối cảnh đó.

- Tháng 2/1848, Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản được công bố ở Luân Đôn, đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học.

- Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, giai cấp công nhân ngày càng đông đảo, trưởng thành về nhận thức và tiến hành đấu tranh chống lại giai cấp tư sản dưới nhiều hình thức.

Câu hỏi trang 43 Lịch Sử 8

Câu hỏi: Đọc thông tin và tư liệu, nêu sự ra đời của giai cấp công nhân.

Trả lời:

- Sự ra đời của giai cấp công nhân:

+ Sau các cuộc phát kiến địa lí, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa hình thànhvà ngày càng phát triển ở các nước Tây Âu

+ Công nhân có nguồn gốc từ nông dân, thợ thủ công, nông nô, nô lệ... Do bị mấtruộng đất, bị bắt,... họ trở thành người làm thuê trong các công xưởng, nhà máy.

+ Vì bị giới chủ áp bức bóc lột và phải làm việc cực nhọc, họ đứng lên đấu tranh chống lạigiai cấp tư sản.

Câu hỏi trang 44 Lịch Sử 8

Câu hỏi: Dựa vào thông tin trong mục II, trình bày một số hoạt động chính của C. Mác, Ph. Ăng-ghen và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học.

Trả lời:

- Một số hoạt động chính của C. Mác và Ph. Ăng-ghen:

+ Năm 1842, Ph. Ăng-ghen sang Anh, tìm hiểu thực tế phong trào công nhân ở đây và biên soạn nhiều tài liệu, trong đó có cuốn Tình cảnh giai cấp công nhân Anh.

+ Năm 1843, sau khi bị trục xuất khỏi Đức, C. Mác sang Pa-ri (Pháp) và tham gia phong trào cách mạng ở Pháp.

+ Năm 1844, Ph. Ăng-ghen từ Anh sang Pháp và gặp C. Mác. Hai ông đã thành lập Đồng minh những người cộng sản - chính đảng độc lập đầu tiên của vô sản quốc tế.

+ Đầu năm 1848, C. Mác và Ph. Ăng-ghen soạn thảo và công bố Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản - Cương lĩnh của Đồng minh những người cộng sản.

+ Năm 1864, Quốc tế thứ nhất được thành lập, C. Mác tham gia Ban lãnh đạo và trở thành linh hồn của tổ chức này.

+ Năm 1889,Quốc tế thứ hai ra đời ở Pa-ri gắn với vai trò quan trọng của Ph. Ăng-ghen.

- Sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học:

+ Những năm 30 - 40 của thế kỉ XIX, giai cấp công nhân ngày càng đông đảo, trưởng thành về nhận thức, tiến hành đấu tranh chống lại giai cấp tư sản dưới nhiều hình thức, điển hình như: cuộc đấu tranh của công nhân dệt Li-ông ở Pháp (1831); phong trào Hiến chương Anh (1836 - 1847),… => sự phát triển nhanh chóng của phong trào công nhân đòi hỏi một hệ thống lý luận soi đường.

+ Tháng 2/1848, Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (do C.Mác và Ph.Ăng-ghen soạn thảo) được công bố ở Luân Đôn. Tuyên ngôn đã phân tích về quá trình phát sinh, phát triển của chủ nghĩa tư bản và nhấn mạnh sứ mệnh của giai cấp công nhân.

=> Việc công bố Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản đã đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học.

Câu hỏi trang 44 Lịch Sử 8

Câu hỏi: Trình bày những nét chính về phong trào cộng sản và công nhân quốc tế từ năm 1848 đến năm 1870. Nêu sự ra đời và hoạt động của Quốc tế thứ nhất.

Trả lời:

♦ Phong trào cộng sản và công nhân từ năm 1848 đến năm 1870

- Từ giữa thế kỉ XIX, phong trào công nhân đấu tranh chống lại sự áp bức, bóc lột của giai cấp tư sản diễn ra ở nhiều nước.

+ Tháng 6/1848, công nhân và nhân dân lao động Pa-ri đứng lên khởi nghĩa.

+ Năm 1848 - 1849, công nhân và thợ thủ công Đức cũng nhiều lần nổi dậy chống lại giới chủ.

+ Tháng 9/1864, công nhân Anh tham gia mít tinh tại Luân Đôn,...

♦ Sự ra đời và hoạt động của Quốc tế thứ nhất

- Sự ra đời: Xuất phát từ những yêu cầu cấp bách trong phong trào đấu tranh cách mạng củagiai cấp công nhân quốc tế

- Hoạt động:

+ Bồi dưỡng lãnh đạo cho phong trào công nhân và truyền bá họcthuyết Mác

+ Đóng vai trò trung tâm thúc đẩy phong trào công nhânquốc tế phát triển

+ Trong quá trình tồn tại, Quốc tế thứ nhất có sự phân hoá về tưtưởng và đường lối hoạt động. Năm 1876, Quốc tế thứ nhất tuyên bố giải tán.

Câu hỏi trang 46 Lịch Sử 8

Câu hỏi: Trình bày những nét chính về Công xã Pa-ri và nêu ý nghĩa lịch sử của việc thành lập nhà nước kiểu mới.

Trả lời:

- Sự ra đời của Công xã Pa-ri

+ Năm 1870, chiến tranh Pháp - Phổ nổ ra và kết thúc với sự thất bại của Pháp. Quân Phổ bắt được Na-pô-lê-ông III, rồi tiến sâu vào nước Pháp. Trước tình hình đó, nhân dân Pa-ri nổi dậy khởi nghĩa, lật đổ Đế chế II, yêu cầu lập nền Cộng hòa và bảo vệ Tổ quốc được đặt ra cấp thiết.

+ Tháng 9/1870, Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản được thành lập, mang tên “Chính phủ vệ quốc” nhưng sau đó lại đầu hàng quân Phổ. Mâu thuẫn giữa các tầng lớp nhân dân với giai cấp tư sản rất gay gắt => để bảo vệ đất nước, nhân dân Pa-ri đã tổ chức các đơn vị Quốc dân quân, tự vũ trang, đứng lên làm cách mạng.

+ Ngày 18/3/1871, dưới sự lãnh đạo của Ủy ban Quốc dân quân, quần chúng nhân dân nổi dậy khởi nghĩa, “Chính phủ vệ quốc” do Chi-e đứng đầu phải tháo chạy khỏi Pa-ri. Cách mạng thắng lợi, Uỷ ban Trung ương Quốc dân quân đảm nhận chức năng của chính quyền mới - Chính phủ lâm thời.

+ Ngày 26/3/1871, nhân dân Pa-ri tiến hành bầu Hội đồng Công xã theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu. 86 đại biểu đã trúng cử, hầu hết là công nhân và trí thức, đại diện cho nhân dân lao động Pa-ri.

- Tổ chức bộ máy nhà nước của Công xã Pa-ri:

+ Hội đồng Công xã là cơ quan nhà nước cao nhất, tập trung trong tay quyền lập pháp và hành pháp, đảm nhận chức năng chính quyền của giai cấp vô sản.

+ Hội đồng Công xã lập ra nhiều uỷ ban (Uỷ ban Tư pháp, Uỷ ban Lương thực, Uỷ ban Giáo dục,...). Đứng đầu mỗi uỷ ban là một uỷ viên Công xã, chịu trách nhiệm trước nhân dân và có thể bị bãi miễn.

- Các chính sách của Công xã Pa-ri:

+ Giải tán quân đội và bộ máy cảnh sát của chế độ cũ, thành lập lực lượng vũ trang của nhân dân;

+ Tách nhà thờ ra khỏi hoạt động của Nhà nước;

+ Quy định mức tiền lương tối thiểu, cấm cúp phạt và đánh đập công nhân;

+ Thực hiện chế độ giáo dục bắt buộc, miễn học phí;

+ Giao cho công nhân quản lí những nhà máy của giới chủ trốn khỏi Pa-ri...

- Sự thất bại của Công xã Pa-ri:

+ Do Công xã Pa-ri không đánh bại hoàn toàn quân của Chính phủ tư sản, chỉ tập trung xây dựng chính quyền, nên Chi-e đã tập hợp lại lực lượng và kết hợp với quân Phổ để tổ chức phản công.

+ Được sự hậu thuẫn của Phổ, ngày 2/4/1871, quân đội của “Chính phủ Vệ quốc" bắt đầu tấn công vào Pa-ri. Cuộc chiến đấu giữa nhân dân Pa-ri với “Chính phủ Vệ quốc" diễn ra ác liệt, đến ngày 28/5/1871, chiến luỹ cuối cùng của Công xã Pa-ri bị phá vỡ.

- Ý nghĩa lịch sử:

+ Công xã Pa-ri ra đời đã giáng một đòn nặng nề vào chủ nghĩa tư bản, mở rathời kì đấu tranh mới của giai cấp vô sản thế giới.

+ Là nhà nước kiểu mới.

+ Thể hiện tinh thần yêu nước đấutranh chống ngoại xâm; cổ vũ nhân dân lao động thế giới đấu tranh, để lại nhiều bài học quý báu cho phong trào cách mạng thế giới.

Câu hỏi trang 47 Lịch Sử 8

Câu hỏi: Trình bày những nét chính về phong trào cộng sản và công nhân quốc tế từ 1871 đến đầu thế kỉ XX. Nêu sự ra đời và hoạt động của Quốc tế thứ hai.

Lời giải:

* Nét chính về phong trào cộng sản và công nhân quốc tế từ 1871 đến đầu thế kỉ XX

- Trong 30 năm cuối thế kỉ XIX, phong trào công nhân tiếp tục diễn ra mạnh mẽ ở các nước Âu - Mỹ. Tiêu biểu như:

+ Ngày 1/5/1886, khoảng 400.000 công nhân thành phố Chi-ca-gô (Mỹ) đình công, biểu tình, đòi giới chủ phải thực hiện yêu sách mỗi ngày làm việc không quá 8 giờ.

+ Năm 1889, công nhân khuân vác ở bến tàu Luân Đôn (Anh) bãi công với quy mô lớn.

+ Năm 1893, đại biểu công nhân Pháp giành thắng lợi trong cuộc bầu cử Quốc hội,…

- Đầu thế kỉ XX, V.I. Lênin đã kế tục sự nghiệp của C. Mác và Ph. Ăng-ghen. Ông chỉ ra những sai lầm của chủ nghĩa xét lại, vạch rõ tác hại của nó đối với giai cấp công nhân. Với những cống hiến của V.I. Lê nin, chủ nghĩa Mác đã phát triển thành chủ nghĩa Mác - Lênin.

* Sự ra đời và hoạt động của Quốc tế thứ hai.

- Bối cảnh: Phong trào công nhân Âu – Mỹ đãphát triển, nhiều tổ chức công nhân ra đời ở các nước,... đặt ra yêu cầu cần phải đoànkết phong trào công nhân các nước.

- Hoạt động: 

+ Ngày 14-7-1889, tại Pa-ri (Pháp), Quốc tế xã hộichủ nghĩa (Quốc tế thứ hai) được thành lập.

+ Từ năm 1889 đến năm 1895, dưới sự lãnh đạo của Ph. Ăng-ghen, Quốc tế thứ haicó những đóng góp quan trọng vào việc phát triển phong trào công nhân quốc tế.

+ Từ năm 1895 (sau khi Ph. Ăng-ghen qua đời) đến năm 1914, các đảng trong Quốc tếthứ hai xa rời đường lối đấu tranh cách mạng, thoả hiệp với giai cấp tư sản,... 

+ Năm1914, Quốc tế thứ hai phân hoá và tan rã khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ.

+ Kế tục sự nghiệp của C. Mác và Ph. Ăng-ghen, VI. Lê-nin chỉ ra những sai lầmcủa chủ nghĩa xét lại, vạch rõ tác hại của nó đối với giai cấp công nhân. VI. Lê-ninđã phát triển chủ nghĩa Mác thành chủ nghĩa Mác – Lê-nin.

Luyện tập & Vận dụng

Câu hỏi 1. Trình bày nguyên nhân dẫn đến các phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân chống lại giai cấp tư sản

Trả lời:

Xem trả lời

Câu hỏi 2. Lập bảng tóm tắt một số hoạt động tiêu biểu của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX

Trả lời:

Xem trả lời

Câu 3. Sưu tầm một số mẩu chuyện về hoạt động của C. Mác, Ph. Ăng-ghen và V.I. Lênin. Giới thiệu những mẩu chuyện đó với thầy cô và bạn học

Trả lời:

Tình bạn vĩ đại và cảm động của Các Mác và Ph.Ăngghen

Nhân loại đã và sẽ còn tốn nhiều tâm sức để thảo luận và tranh luận về ảnh hưởng của Các Mác và Ăng-ghen đối với sự phát triển của loài người từ thế kỷ XIX. Đánh giá này có thể thay đổi tùy theo tầm nhìn, quan điểm, vị trí và tâm trạng của nhà nghiên cứu. Nhưng có một điều hiển nhiên, nếu chúng ta hiểu văn hóa là sự sáng tạo, đổi mới, phát triển, thuộc về lòng nhân ái, vị tha, trí tuệ, dũng cảm thì không ai có thể phủ nhận những đóng góp to lớn của C.Mác và Ph.Ăngghen vào dòng chảy chung của văn hóa nhân loại. 

Soạn Sử 8 Cánh Diều Bài 10: Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác

Cuối tháng 11/1842, Ăngghen gặp Các Mác. Từ đó, họ trao đổi thư từ và tình bạn giữa hai nhà lãnh đạo thiên tài của giai cấp vô sản bắt đầu và ngày càng sâu đậm. Tình bạn gắn bó của họ là mục tiêu chung, là lý tưởng của sự nghiệp giải phóng con người. Họ là đồng tác giả các công trình khoa học và lãnh đạo phong trào công nhân, đấu tranh xóa bỏ chủ nghĩa tư bản, xây dựng chủ nghĩa cộng sản.

Tháng 8/1844, C.Mác và Ph.Ăngghen có cuộc hợp tác lý luận đầu tiên tại Paris. Cuộc gặp gỡ ở Paris không chỉ tạo ra một tình bạn vì mục đích chung, mà thông qua công việc họ đã hỗ trợ lẫn nhau, và cách thiên tài và trí tuệ của mỗi người bổ sung cho nhau thật đáng kinh ngạc. Sau này Ăngghen nhớ lại: "Mùa hè năm 1844, khi tôi đến thăm Mác ở Paris, chúng tôi thấy rằng chúng tôi hoàn toàn nhất trí với nhau về mọi vấn đề lý thuyết. Kể từ thời điểm đó, chúng tôi đã đạt được thỏa thuận và chúng tôi bắt đầu làm việc cùng nhau.

Tình bạn vĩ đại và cảm động giữa Mác và Ăng-ghen đã trở thành tấm gương sáng về tình bạn chân chính cho các thế hệ mai sau. Có thể nói, nếu không có tình bạn giữa hai nhà lãnh đạo của giai cấp vô sản, sự cảm thông, thấu hiểu và hy sinh của những người đồng chí sắt son, keo sơn thì sẽ không có sự ra đời và thắng lợi của chủ nghĩa xã hội khoa học. Nhiều tình bạn đẹp đã được ghi vào sử sách, nhưng có lẽ không có tình bạn nào vĩ đại và cảm động như tình bạn giữa C.Mác và Ph.Ăngghen. Đó là tượng đài cao nhất và đẹp nhất của con người và nhân loại; biểu hiện mạnh mẽ nhất của sức mạnh được tạo ra bởi tình bạn. Nhân loại sẽ luôn tôn thờ tình bạn vĩnh cửu này! 

>>> Xem toàn bộ: Soạn Lịch sử 8 Cánh diều

-----------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Trả lời câu hỏi Lịch sử 8 Cánh diều Bài 10: Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác trong bộ SGK Cánh Diều theo chương trình sách mới. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 07/03/2024