logo

Soạn sử 7 Bài 14 phần 1 ngắn nhất: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên

Tổng hợp, Soạn sử 7 ngắn gọn Sách mới (3 bộ) Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều. Soạn Lịch sử 7 được trình bày dễ hiểu, tóm lược nhất bám sát nội dung 3 bộ sách mới. Hi vọng sẽ giúp các bạn hiểu bài và ghi nhớ kiến thức tốt hơn. 

Click để tham khảo 3 bộ Soạn sử 7 ngắn gọn theo chương trình sách mới:

Soạn Sử 7 Bài 14: Công cuộc xây dựng đất nước thời Lý (1009 - 1225) - Cánh Diều

Soạn Sử 7 Bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên - Kết nối tri thức

Soạn Sử 7 Bài 14: Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Ngô - Đinh - Tiền Lê (938-1009) - Chân trời sáng tạo

Trong bài học này Top lời giải sẽ cùng các bạn tóm lược kiến thức cơ bản của Bài 14. Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên trong sách giáo khoa Lịch sử 7 đồng thời chúng ta sẽ cùng nhau đi đến phần Soạn sử 7 bài 14 ngắn nhất bằng việc trả lời toàn bộ câu hỏi trong nội dung bài. Cuối cùng sẽ là các câu hỏi mở rộng và các bài tập trắc nghiệm áp dụng trong đề kiểm tra.

Vậy bây giờ chúng ta cùng nhau bắt đầu nhé:


Mục tiêu bài học

Giúp HS hiểu biết:

- Âm mưu xâm lược của quân Mông Cổ.

- Chủ trương, chính sách và những việc làm của vua quan nhà Trần để đối phó với quân Mông Cổ.

- Giáo dục ý thức kiên cường, bất khuất, mưu trí của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến.

- Giáo dục ý thức cho HS về việc lợi dụng tự nhiên để chống giặc ngoại xâm.

- Việc chuẩn bị cho cuộc xâm lước ĐV lần thứ II của nhà Nguyên chu đáo hơn so với lần I . Nhờ sự chuẩn bị chu đáo, đường lối đánh giặc đúng đắn và với quyết tâm cao, quân dân ĐV đã giành thắng lợi vẻ vang .

Soạn sử 7 Bài 14 phần 1 ngắn nhất: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên

Hướng dẫn Soạn Sử 7 bài 14 phần 1 ngắn nhất

Câu hỏi trang 56 Sử 7 Bài 14 ngắn nhất: Quân Mông Cổ xâm lược Đại Việt nhằm mục đích gì?

Trả lời:

Mông Cổ xâm lược Đại Việt nhằm mục đích:

=> Chiếm Đại Việt, biến nơi đây thành bàn đạp để tấn công vào Nam Tống (ở phía nam Trung Quốc), rồi mưu dồ chiếm toàn bộ Trung Quốc.

Câu hỏi trang 57 Sử 7 Bài 14 ngắn nhất: Vì sao quân Mông Cổ mạnh mà vẫn bị quân ta đánh bại?

Trả lời:

Nguyên nhân thắng lợi:

- Tinh thần, ý chí đấu tranh quyết liệt chống lại mọi kẻ thù xâm lược của dân tộc Việt.

- Truyền thống yêu nước, đoàn kết toàn dân cùng kháng chiến chống giặc.

- Vai trò lãnh đạo giỏi giang của vua – tôi nhà Trần, chủ chương kháng chiến “vườn không nhà trống” hoàn toàn hợp lý và sáng suất.

Bài 1 trang 57 Sử 7 Bài 14 ngắn nhất: Dựa vào lược đồ, em hãy trình bày tóm tắt diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ?

Trả lời:

- Tháng 1 – 1258, ba vạn quân Mông Cổ do Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy, tiến vào xâm lược Đại Việt. Quân giặc theo đường sông Thao, tiến xuống Bạch Hạc (Phú Thọ) rồi tiến đến vùng Bình Lệ Nguyên (Vĩnh Phúc) thì bị chặn lại ở phòng tuyến do vua Trần Thái Tông chỉ huy. Tại đây đã diễn ra một trận chiến quyết liệt.

- Nhà Trần chủ trương thực hiện "vườn không nhà trống", Triều đình và nhân dân tạm thời rời Thăng Long. Quân Mông Cổ vào kinh thành không một bóng người và không lương thực. Đóng tại Thăng Long chưa đầy một tháng, quân địch thiếu lương thực lại bị quân dân ta chống trả quyết liệt, lực lượng chúng hao mòn dần.

- Nắm bắt thời cơ đó, nhà Trần mở cuộc phản công lớn ở Đông Bộ Đầu. Ngày 29 -2- 1258, quân Mông Cổ thua trận phải rút về nước. Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi.

Bài 2 trang 57 Sử 7 Bài 14 ngắn nhất: Em hãy nêu những sự kiện cụ thể biểu hiện tinh thần quyết tâm chống giặc của quân dân ta trong cuộc kháng chiến lần thứ nhất?

Trả lời:

Những sự kiện cụ thể biểu hiện tinh thần quyết tâm chống giặc của quân dân ta trong cuộc kháng chiến lần thứ nhất:

- Khi được tin quân Mông Cổ chuẩn bị xâm lược, vua Trần ban lệnh cả nước sắm sửa vũ khí, các đội dân binh được thành lập, ngày đêm luyện tập quân sự....

- Thái sư Trần Thủ Độ khảng khái trả lời vua Trần: "Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo".

- Nhân dân cả nước đoàn kết, đồng lòng tin nghe theo chủ trương “vườn không nhà trống” của triều đình.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 14/10/2023