logo

Soạn Sử 12 Bài 8 ngắn nhất trang 52, 53, 54, 55, 56, 57: Nhật Bản

Hướng dẫn Soạn Sử 12 Bài 8 ngắn nhất: Nhật Bản bám sát nội dung SGK Lịch sử 12  trang 52, 53, 54, 55, 56, 57 theo chương trình SGK Lịch sử 12. Tổng hợp lý thuyết Sử 12 đầy đủ, giúp các bạn nắm vững nội dung bài học.

Bài 8: Nhật Bản trang 52, 53, 54, 55, 56, 57 SGK Lịch sử 12


Soạn Sử 12 Bài 8: Nhật Bản (ngắn gọn nhất)


I. Nhật Bản từ năm 1945 đến năm 1952

Trả lời câu hỏi 1 trang 53 SGK Lịch sử 12: Nêu nội dung cơ bản của những cải cách dân chủ ở Nhật Bản trong thời kỳ bị chiếm đóng?

Lời giải:

Những cải cách dân chủ ở Nhật Bản trong thời kì bị chiếm đóng bao gồm:

♦ Về chính trị:

–  Bộ Chỉ huy tối cao lực lượng Đồng minh (viết tắt theo tiếng Anh là SCAP) đã loại bỏ chủ nghĩa quân phiệt và bộ máy chiến tranh của Nhật Bản.

–  Hiến pháp mới do SCAP tổ chức soạn thảo (có hiệu lực từ ngày 3-5-1947), quy định Nhật Bản là nước quân chủ lập hiến, nhưng thực chất là theo chế độ dân chủ đại nghị tư sản.

♦ Về kinh tế, SCAP đã thực hiện ba cuộc cải cách lớn:

– Một là, thủ tiêu chế độ tập trung kinh tế, trước hết là giải tán các “Daibátxư”.

– Hai là, cải cách ruộng đất, quy định địa chủ chỉ được sở hữu không quá 3 hécta ruộng, số còn lại Chính phủ đem bán cho nông dân.

–  Ba là, dân chủ hóa lao động (thông qua việc thực hiện các đạo luật về lao động).

⇒ Những cải cánh trên đã trở thành một nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của Nhật Bản sau chiến tranh.

Trả lời câu hỏi 2 trang 53 SGK Lịch sử 12: Liên minh Nhật – Mĩ được thể hiện như thế nào?

Lời giải:

– Nhật sớm ký kết được Hiệp ước hòa bình Xan Phranxixcô chấm dứt chế độ chiếm đóng của đồng minh.

– Hiệp ước an ninh Mĩ- Nhật được ký kết, đặt nền tảng cho quan hệ đối ngoại giữa hai nước. Nhật Bản chấp nhận đứng dưới “chiếc ô” bảo hộ hạt nhân của Mĩ, để cho Mĩ đóng quân và xây dựng căn cứ quân sự trên lãnh thổ Nhật Bản.


II. Nhật Bản từ năm 1952 đến năm 1973

Trả lời câu hỏi 1 trang 55 SGK Lịch sử 12: Những nhân tố nào thúc đẩy sự phát triển “thần kì” của kinh tế Nhật Bản?

Lời giải:

Có 6 nhân tố chính đưa đến sự phát triển “thần kì” của kinh tế Nhật Bản:

– Một là, con người được coi là nhân tố quan trọng nhất ở Nhật Bản. Người dân Nhật Bản cần cù, có tính kỉ luật cao trong lao động.

– Hai là, vai trò lãnh đạo, quản lí có hiệu quả của Nhà nước.

– Ba là, các công ti của Nhật Bản năng động, có tầm nhìn xa, quản lí tốt nên có tiềm lực và khả năng cạnh tranh cao.

– Bốn là, Nhật Bản biết cách áp dụng các thành tựu khoa học – kĩ thuật hiện đại để nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm.

– Năm là, chi phí cho quốc phòng của Nhật Bản rất thấp nên có điều kiện tập trung vốn đầu tư cho kinh tế.

– Sáu là, Nhật Bản đã tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài để phát triển kinh tế.

Trả lời câu hỏi 2 trang 55 SGK Lịch sử 12: Hãy nêu những khó khăn đối với sự phát triển kinh tế ở Nhật Bản.

Lời giải:

Có ba khó khăn chính đối với sự phát triển kinh tế ở Nhật Bản:

– Một là, lãnh thổ Nhật Bản không rộng, tài nguyên khoáng sản rất nghèo nàn, nền công nghiệp của Nhật Bản hầu như phụ thuộc vào các nguồn nguyên, nhiên liệu nhập khẩu từ bên ngoài.

– Hai là, cơ cấu cùng kinh tế của Nhật Bản thiếu cân đối, tập trung chủ yếu vào ba trung tâm là Tôkiô, Ôxaca và Nagôia, giữa công nghiệp và nông nghiệp cũng có sự mất cân đối.

– Ba là, Nhật Bản luôn gặp sự cạnh tranh quyết liệt của Mĩ, Tây Âu, các nước công nghiệp mới, Trung Quốc…

Đây đều là những khó khăn đối với sự phát triển kinh tế của Nhật Bản.


III. Nhật Bản từ năm 1973 đến năm 1991

Trả lời câu hỏi trang 56 SGK Lịch sử 12: Chính sách đối ngoại của Nhật Bản trong những năm 1973 – 1991 như thế nào?

Lời giải:

Từ những năm 1970, Nhật Bản đã bắt đầu đưa ra chính sách đối ngoại mới, thể hiện trong học thuyết Phucưđa và học thuyết Kaiphu. Nội dung chủ yếu của các học thuyết trên là tăng cường quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội với các nước Đông Nam Á và tổ chức ASEAN.


IV. Nhật Bản từ năm 1991 đến năm 2000

Trả lời câu hỏi trang 57 SGK Lịch sử 12: Nêu những nét cơ bản về tình hình kinh tế và chính trị của Nhật Bản trong thập kỉ 90 của thế kỉ XX.

Lời giải:

♦ Về kinh tế:

– Từ thập kỉ 90, Nhật Bản bắt đầu bước vào thời kì suy thoái, tuy nhiên Nhật Bản vẫn duy trì là một trong ba trung tâm kinh tế lớn nhất thế giới.

– Khoa học – kĩ thuật: tính đến năm 1992, Nhật Bản đã phóng 49 vệ tinh khác nhau và hợp tác có hiệu quả với Mĩ, Liên Xô.

♦ Về chính trị: 

– Từ năm 1993-2000, chính quyền Nhật Bản thuộc về các Đảng đối lập hoặc liên minh các Đảng phái khác nhau.

– Tình hình xã hội Nhật Bản có phần không ổn định.

– Đối ngoại: Nhật Bản tiếp tục liên minh chặt chẽ với Mĩ, coi trọng quan hệ với các nước Tây Âu, mở rộng quan hệ đối ngoại với các nước khác trên phạm vi toàn cầu và chú trọng phát triển quan hệ với các nước Đông Nam Á.


Luyện tập

Trả lời câu hỏi 1 trang 57 SGK Lịch sử 12: Những yếu tố nào khiến Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính của thế giới vào nửa cuối thế kỉ XX.

Lời giải:

Từ những năm 70 của thế kỉ XX, Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính của thế giới. Để có được điều đó, Nhật Bản hội tụ các yếu tố sau:

– Con người được coi là nhân tố quan trọng nhất ở Nhật Bản. Người dân Nhật Bản cần cù, có tính kỉ luật cao trong lao động.

– Vai trò lãnh đạo, quản lí có hiệu quả của Nhà nước.

– Các công ti của Nhật Bản năng động, có tầm nhìn xa, quản lí tốt nên có tiềm lực và khả năng cạnh tranh cao.

– Nhật Bản biết cách áp dụng các thành tựu khoa học-kĩ thuật hiện đại để nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm.

– Chi phí cho Quốc phòng của Nhật Bản rất thấp, có điều kiện để tập trung để phát triển kinh tế.

– Nhật Bản đã tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài để phát triển kinh tế.

Trả lời câu hỏi 2 trang 57 SGK Lịch sử 12: Khái quát chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 đến năm 2000.

Lời giải:

– Chính sách đối ngoại xuyên suốt của Nhật Bản qua các thời kì là liên minh chặt chẽ với Mĩ.

– Từ thời kì 1973 – 1991, Nhật Bản bắt đầu tăng cường quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội với các nước Đông Nam Á và tổ chức ASEAN, mở rộng quan hệ đối ngoại với các nước trên phạm vi toàn cầu.


Tóm tắt lý thuyết Sử 12 Bài 8: Nhật Bản

>>> Xem toàn bộ: Lý thuyết Sử 12: Bài 8. Nhật Bản

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Soạn Sử 12 Bài 8: Nhật Bản trong bộ SGK Lịch sử 12. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 13/10/2022 - Cập nhật : 25/11/2022