logo

Soạn Sử 12 Bài 7 ngắn nhất trang 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52: Tây Âu

Hướng dẫn Soạn Sử 12 Bài 7 ngắn nhất: Tây Âu bám sát nội dung SGK Lịch sử 12 trang 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52 theo chương trình SGK Lịch sử 12. Tổng hợp lý thuyết Sử 12 đầy đủ, giúp các bạn nắm vững nội dung bài học.

Bài 7: Tây Âu trang 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52 SGK Lịch sử 12


Soạn Sử 12 Bài 7: Tây Âu (ngắn gọn nhất)


I. Tây Âu từ năm 1945 đến năm 1950

Trả lời câu hỏi trang 47 SGK Lịch sử 12: Trình bày khái quát về tình hình chính trị ở Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ 2 (1945 – 1950).

Lời giải:

Tình hình chính trị ở Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945-1950) có những nét nổi bật sau đây:

– Thể chế chính trị: là những nước cộng hòa (Pháp, Đức, Italia) hoặc quân chủ lập hiến (Anh, Tây Ban Nha, Hà Lan…) nhưng đều theo chế độ dân chủ đại nghị, đại diện cho quyền lợi của giai cấp tư sản, liên minh chặt chẽ với Mĩ trong các chính sách đối ngoại.

– Ưu tiên hàng đầu là củng cố chính quyền của giai cấp tư sản, ổn định tình hình chính trị – xã hội, hàn gắn vết thương chiến tranh, phục hồi nền kinh tế, liên minh chặt chẽ với Mĩ và tìm cách trở lại các thuộc địa cũ của mình.

– Hầu hết các nước Tây Âu đã gia nhập khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) do Mĩ đứng đầu. Cộng hòa Liên bang Đức (chính thức thành lập tháng 9-1949) đã trở thành một tâm điểm của sự đối đầu ở châu Âu giữ hai cực Liên Xô và Mĩ.

⟹ Như vậy, từ năm 1945 đến năm 1950, các nước tư bản Tây Âu với sự viện trợ của Mĩ đã cơ bản ổn định và phục hồi về mọi mặt, trở thành đối trọng với khối xã hội- chủ nghĩa Đông Âu vừa mới hình thành.


II –  Tây Âu từ 1950 đến năm 1973

Trả lời câu hỏi trang 48 SGK Lịch sử 12: Những nhân tố nào thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các nước Tây Âu?

Lời giải:

Có ba nhân tố chính thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các nước Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai, đó là:

– Áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại để tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.

– Nhà nước có vai trò rất lớn trong việc quản lý, điều tiết, thúc đẩy nền kinh tế.

– Các nước Tây Âu đã tận dụng tốt các cơ hội bên ngoài như nguồn viện trợ của Mĩ, tranh thủ được nguồn nguyên liệu giá rẻ từ các nước thuộc thế giới thứ ba, hợp tác có hiệu quả trong khuôn khổ của Cộng đồng châu Âu (EC),….


III. Tây Âu từ năm 1973 đến năm 1991

Trả lời câu hỏi trang 49 SGK Lịch sử 12: Những thách thức đặt ra đối với các nước tư bản chủ yếu ở Tây Âu về kinh tế và chính trị-xã hội trong những năm 1973-1991 là gì?

Lời giải:

Những thách thức đặt ra đối với các nước tư bản chủ yếu ở Tây Âu về kinh tế và chính trị – xã hội trong những năm 1973 – 1991 bao gồm:

– Về kinh tế:

+ Do tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới (1973), nhiều nước tư bản chủ yếu ở Tây Âu lâm vào tình trạng suy thoái, khủng hoảng, phát triển không ổn định, kéo dài đến đầu thập kỉ 90.

+ Sự phát triển thường xen kẽ với khủng hoảng, suy thoái, lạm phát và thất nghiệp.

+ Luôn vấp phải sự cạnh tranh quyết liệt từ phái Mĩ, Nhật Bản và các nước công ngiệp mới (NICs).

+ Quá trình “nhất thể hóa” Tây Âu trong khuôn khổ Cộng đồng châu Âu vẫn còn nhiều trở ngại.

– Về chính trị – xã hội:

+ Tình trạng phân hóa giàu nghèo ngày càng lớn.

+ Nhiều tội phạm xảy ra, trong đó điển hình là tội phạm mafia ở Italia.


IV. Tây Âu từ năm 1991 đến năm 2000

Trả lời câu hỏi trang 50 SGK Lịch sử 12: Nêu những nét chính về tình hình kinh tế và chính trị của Tây Âu trong thập kỉ 90.

Lời giải:

– Về kinh tế:

+ Sau khi trải qua một đợt suy thoái ngắn, từ năm 1994 trở đi, kinh tế Tây Âu đã có sự phục hồi và phát triển.

+ Tây Âu vẫn là một trong ba trung tâm kinh tế-tài chính lớn nhất thế giới.

– Về chính trị và đối ngoại:

+ Thình các nước Tây Âu cơ bản là ổn định.

+ Chính sách đối ngoại của các nước này có sự điều chỉnh quan trọng, các nước Tây Âu đều chú ý mở rộng quan hệ không chỉ với các nước tư bản phát triển khác mà còn với các nước đang phát triển ở châu Á, châu Phi, khu vực Mĩ Latinh, các nước thuộc Đông Âu và SNG.


V –  Liên minh Châu Âu (EU)

Trả lời câu hỏi trang 52 SGK Lịch sử 12: Hãy nêu những sự kiện chính trong quá trình hình thành và phát triển của Liên minh châu Âu.

Lời giải:

–  Ngày 18/4/1951: sáu nước Tây Âu đã thành lập “Cộng đông than-thép châu Âu”, tiếp đó “Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu” và “Cộng đồng kinh tế châu Âu” được thành lập. Ba tổ chức hợp nhất thành “Cộng đồng châu Âu” (EC).

–  Các nước EC kí hiệp ước Maxtrích, có hiệu lực từ ngày 1/1/1993, đổi tên thành Liên minh châu Âu. (Đến năm 2004, EU kết nạp thêm 10 nước, nâng số thành viên lên 25 nước.)

– 6/1979, đã diễn ra cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu đầu tiên.

– 3/1995, bảy nước EU hủy bỏ sự kiểm soát việc đi lại của công dân các nước này qua biên giới của nhau.

– 1/1/1999, đồng tiền chung châu Âu với tên gọi là đồng ơrô được phát hành, 1/1/2002, chính thức được sử dụng ở nhiều nước EU.

⇒ Như vậy, đến cuối thập kỉ 90, EU đã trở thành tổ chức liên kết CT- KT lớn nhất hành tinh, chiếm 1/4 GDP của thế giới.


Luyện tập

Trả lời câu hỏi trang 52 SGK Lịch sử 12: Vì sao nói: Tây Âu là một trong 3 trung tâm kinh tế – tài chính lớn nhất thế giới nửa sau thế kỉ XX.

Lời giải:

Tây Âu là một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính lớn nhất của thế giới nửa sau thế kỉ XX xuất phát từ những lí do sau:

– Từ thập niên 50 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX, nền kinh tế của các nước tư bản chủ yếu ở Tây Âu đều có sự phát triển nhanh.

– Các nước tư bản chủ yếu ở Tây Âu như Anh, Pháp, Đức, I-ta-li-a, Thủy Điển, Phần Lan…đều có nền khoa học – kĩ thuật phát triển cao, hiện đại.

– Đầu thập niên 90, nền kinh tế nhiều nước Tây Âu đã trải qua một giai đoạn suy thoái ngắn. Tuy nhiên, từ khoảng 1994 trở đi, kinh tế Tây Âu đã bắt đầu hồi phục và phát triển trở lại. 15 nước thành viên EU đã có số dân tổng công là 375 triệu người, GDP hơn 7000 tỉ USD, chiếm khoảng 1/3 tổng sản phẩm công nghiệp của thế giới.

– Các nước tư bản phát triển ở Tây Âu đều có nền khoa học – kĩ thuật tiên tiến hiện đại, đạt nhiều thành tựu về văn hóa, giáo dục, văn học, nghệ thuật, thể thao.

Trả lời câu hỏi trang 52 SGK Lịch sử 12: Trình bày những nội dung cơ bản trong chính sách đối ngoại của các nước tư bản chủ yếu ở Tây Âu nửa sau thế kỉ XX.

Lời giải:

– Giai đoạn 1945-1950: Nhiều nước Tây Âu lần lượt gia nhập tổ chức Bắc Đại Tây Dương do Mĩ đứng đầu. Các nước Tây Âu trở lại xâm lược một số nước Châu Á.

– Giai đoạn 1950-1970: Nhiều nước Tây Âu tiếp tục liên minh chặt chẽ với Mĩ, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại.

– Giai đoạn 1973-1991: Việc kí hiệp định về những cơ sở của quan hệ giữa Cộng hòa Liên bang Đức và Cộng hòa Dân chủ Đức làm cho tình hình Tây Âu dịu bớt đi. 11/1989, bức tường Béc lin bị phá bỏ, nước Đức đã tái thống nhất.

– Giai đoạn 1991-2000: Các nước Tây Âu có sự điều chỉnh quan trọng trong bối cảnh chiến tranh lạnh kết thúc, trật tự hai cực tan rã.


Tóm tắt lý thuyết Sử 12 Bài 7: Tây Âu

>>> Xem toàn bộ: Lý thuyết Sử 12: Bài 7. Tây Âu

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Soạn Sử 12 Bài 7: Tây Âu trong bộ SGK Lịch sử 12. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 13/10/2022 - Cập nhật : 25/11/2022