logo

Soạn Sử 12 Bài 10 ngắn nhất trang 66, 67, 68, 69, 70: Cách mạng khoa học công nghệ và xu thế toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ 20

Hướng dẫn Soạn Sử 12 Bài 10 ngắn nhất: Cách mạng khoa học công nghệ và xu thế toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ 20 bám sát nội dung SGK Lịch sử 12 trang 66, 67, 68, 69, 70 theo chương trình SGK Lịch sử 12. Tổng hợp lý thuyết Sử 12 đầy đủ, giúp các bạn nắm vững nội dung bài học.

Bài 10: Cách mạng khoa học công nghệ và xu thế toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ 20 trang 66, 67, 68, 69, 70 SGK Lịch sử 12


Soạn Sử 12 Bài 10: Cách mạng khoa học công nghệ và xu thế toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ 20 (ngắn gọn nhất)


I. Cuộc cách mạng khoa học công nghệ

Trả lời câu hỏi trang 69 SGK Lịch sử 12: Hãy nêu những đặc điểm và thành tựu chính của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ trong nửa sau thế kỉ XX

Lời giải:

♦ Đặc điểm:

– Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. ⟹ Đây là đặc điểm quan trọng nhất của cuộc cách mạng khoa học công nghệ.

– Công nghệ là cốt lõi.

– Cách mạng khoa học công nghệ diễn ra nhanh chóng trên tất cả các lĩnh vực, gọi là “bùng nổ” khoa học công nghệ.

♦ Những thành tựu chính của cách mạng Khoa học – công nghệ:

Lĩnh vực Thành tựu

Khoa học cơ bản

Trong các khoa học cơ bản (Toán học, Vật lí học, Hóa học, Sinh học) loài người đã đạt được những thành tựu to lớn, những bước nhày vọt chưa từng thấy:
– Tháng 3/1997, tạo ra được cừu Đôli bằng phương pháp sinh sản vô tính.
– Tháng 6/2000, công bố “Bản đồ gen người”.
– Tháng 4/2003: “Bản đồ gen người được giải mã hoàn thành”.

Công nghệ

– Tạo ra công cụ sản xuất mới: máy tính điện tử, máy tự động, người máy…
– Tạo ra nguồn năng lượng mới: năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng nguyên tử
– Tạo ra vật liệu mới: chất Poolime, các vật liệu siêu sạch, siêu cứng, siêu bền, siêu dẫn.
– Trong công nghệ sinh học đột phá bằng công nghệ di truyền, công nghệ tế bào, công nghệ vi sinh, công nghệ enzim…
– Thông tin liên lạc và giao thông vận tải: sợi thủy tinh, cáp quang, máy bay siêu âm khổng lồ đặc biệt sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin.
– Chinh phục vũ trụ: vệ tinh nhân tạo, du hành vũ trụ.

II. Xu thế toàn cầu hóa và ảnh hưởng của nó

Trả lời câu hỏi trang 70 SGK Lịch sử 12: Xu thế toàn cầu hóa được thể hiện trên những lĩnh vực nào?

Lời giải:

Toàn cầu hóa có 4 biểu hiện chủ yếu sau đây:

– Thứ nhất, sự phát triển và tác động của các quan hệ thương mại quốc tế.

– Thứ hai, sự phát triển và tác động của các công ti xuyên quốc gia. Hiện nay, 500 công ti xuyên quốc gia trên thế giới đã kiểm soát ¾ giá trị thương mại toàn cầu.

– Thứ ba, sự sát nhập và hợp nhất các công ti thành những tập đoàn sản xuất lớn nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh.

– Thứ tư, sự ra đời các tổ chức liên kết kinh tế, tài chính quốc tế và khu vực như Ngân hàng thế giới (WB), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Liên minh châu Âu (EU), Hiệp ước Thương mại tự do Bắc Mĩ (NAFTA), Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC)…


Luyện tập

Trả lời câu hỏi 1 trang 70 SGK Lịch sử 12: Hãy giải thích thế nào khoa học đã trở thành một lực lượng sản xuất trực tiếp?

Lời giải:

Mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học, khoa học gắn liền với kĩ thuật, khoa học mở đường cho kĩ thuật. Đến lượt mình, kĩ thuật lại đi trước mở đường cho sản xuất. Đầu tư vào khoa học mang lại hiệu quả ngày càng cao. Thời gian nghiên cứu khoa học đến ứng dụng vào sản xuất được rút ngắn lại.

Trả lời câu hỏi 2 trang 70 SGK Lịch sử 12: Vì sao nói: Toàn cầu hóa vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các nước đang phát triển.

Lời giải:

Trả lời:

♦ Về thời cơ:

– Từ sau Chiến tranh lạnh, hòa bình thế giới được củng cố, nguy cơ chiến tranh thế giới bị đẩy lùi. Xu thế chung của thế giới là hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển.

– Các quốc gia đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển và lấy kinh tế làm trọng điểm, cùng sự tăng trưởng hợp tác và tham gia các liên minh kinh tế khu vực và quốc tế.

– Các nước đang phát triển có thể khai thác các nguồn vốn đầu tư, kĩ thuật công nghệ và kinh nghiệm quản lí từ bên ngoài, nhất là các tiến bộ khoa học-kĩ thuật để có thể :”đi tắt đón đầu” rút ngắn thời gian xây dựng và phát triển đất nước…

⇒ Như thế, bối cảnh chung của thế giới là có nhiều cơ hội và thuận lợi cho các nước trong công cuộc phát triển đất nước. Vấn đề là có tầm nhìn và nắm bắt kịp thời, không bỏ lỡ thời cơ.

♦ Về thách thức:

– Các nước đang phát triển cần nhận thức đầy đủ sự cần thiết tất yếu và tìm kiếm con đường, cách thức hợp lí nhất trong quá trình hội nhập quốc tế-phát huy thế mạnh: hạn chế với mức thấp nhất những rủi ro, bất lợi và cả sai lầm; có những bước đi thích hợp, kịp thời.

– Phần lớn các nước đang phát triển đều từ điểm xuất phát thấp về kinh tế, trình độ dân trí thấp, nguồn nhân lực đào tạo có chất lượng còn nhiều hạn chế.

– Sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường thế giới và các quan hệ kinh tế quốc dân còn nhiều bất bình đẳng, gây nhiều thiệt hại đối với các nước đang phát triển.

– Vấn đề sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn vay.

– Vấn đề giữ gìn, bảo vệ bản sắc bản sắc văn hóa dân tộc, kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại…

⇒ Toàn cầu hóa vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các nước phát triển.


Tóm tắt lý thuyết Sử 12 Bài 10: Cách mạng khoa học công nghệ và xu thế toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ 20

>>> Xem toàn bộ: Lý thuyết Sử 12: Bài 10. Cách mạng khoa học công nghệ và xu thế toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ 20

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Soạn Sử 12 Bài 10: Cách mạng khoa học công nghệ và xu thế toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ 20 trong bộ SGK Lịch sử 12. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 13/10/2022 - Cập nhật : 25/11/2022