logo

Soạn Sử 12 Bài 12 ngắn nhất trang 76, 77,..., 81, 82: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 - 1925

Hướng dẫn Soạn Sử 12 Bài 12 ngắn nhất: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919-1925 bám sát nội dung SGK Lịch sử 12 trang 76, 77, 78, 79, 80, 81, 82 theo chương trình SGK Lịch sử 12. Tổng hợp lý thuyết Sử 12 đầy đủ, giúp các bạn nắm vững nội dung bài học.

Bài 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919-1925 trang 76, 77, 78, 79, 80, 81, 82 SGK Lịch sử 12


Soạn Sử 12 Bài 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919-1925 (ngắn gọn nhất)


I. Những chuyển biến mới về kinh tế, chính trị, xã hội ở Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất

Trả lời câu hỏi trang 79 SGK Lịch sử 12: Nêu chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?

Lời giải:

Trong cuộc Khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 – 1929), Pháp đầu tư với tốc độ nhanh, quy mô lớn vào các ngành kinh tế ở Việt Nam, từ 1924 – 1929, số vốn đầu tư khoảng 4 tỉ phrăng.

– Nông nghiệp: đầu tư nhiều nhất, mở rộng diện tích đồn điền cao su, nhiều công ty cao su được thành lập (Đất đỏ, Mi-sơ-lanh…)

– Công nghiệp: đặc biệt là khai thác mỏ than, mở mang các ngành dệt, muối, xay xát,….

– Thương nghiệp: ngoại thương phát triển, giao lưu buôn bán nội địa được đẩy mạnh.

– Giao thông vận tải: phát triển, mở rộng để phục vụ công cuộc khai thác.

– Ngân hàng Đông Dương: nắm quyền chỉ huy kinh tế Đông Dương, phát hành tiền giấy và cho vay lãi.

– Tăng thu thuế: ngân sách Đông Dương thu năm 1930 tăng gấp 3 lần so với 1912.

⇒ Tất cả các chính sách của Pháp đối với kinh tế Việt Nam đều nhằm mục đích bóc lột nền kinh tế Việt Nam, mang lại lợi ích kinh tế cho tư bản Pháp, nhằm phục hồi nền kinh tế Pháp sau chiến tranh thế giới thứ nhất.

Trả lời câu hỏi trang 79 SGK Lịch sử 12: Dưới tác động của chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, các giai cấp ở Việt Nam có sự biến chuyển ra sao?

Lời giải:

– Giai cấp địa chủ phong kiến tiếp tục bị phân hóa. Một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ tham gia vào phong trào chống Pháp.

– Giai cấp nông dân: mâu thuẫn của giai cấp này đối với đế quốc và tay sai vô cùng gay gắt. Đây là lực lượng cách mạng to lớn của dân tộc.

– Giai cấp tiểu tư sản: phát triển nhanh chóng về số lượng, họ có tinh thần dân tộc, chống thực dân Pháp và tay sai.

– Giai cấp Tư sản: ra đời sau chiến tranh thế giới thứ nhất, phân hóa thành hai bộ phận: Tư sản mại bản (quyền lợi gắn với đế quốc) và Tư bản dân tộc (có khuynh hướng dân tộc và dân chủ).

– Giai cấp công nhân Việt Nam: phát triển nhanh chóng về số lượng, trở thành một động lực của phong trào dân tộc và dân chủ.


II. Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925

Trả lời câu hỏi trang 82 SGK Lịch sử 12: Nêu tóm tắt hoạt động yêu nước của người Việt Nam ở nước ngoài trong những năm 1919 – 1925?

Lời giải:

♦ Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài trong những năm 1919 – 1925:

– Năm 1917, Nguyễn Tất Thành trở lại Pháp, gia nhập Đảng Xã hội Pháp 1919.

– Ngày 18/6/1919, Nguyễn Ái Quốc gửi tới hội nghị Vécxai “Bản yêu sách của nhân dân An Nam” đòi Pháp và Đồng minh thừa nhận quyền tự do, dân chủ, quyền bình đẳng của nhân dân An Nam.

– Tháng 7/1920 Nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của V.I. Lênin, khẳng định con đường giành độc lập, tự do của nhân dân Việt Nam.

– Ngày 25/12/1920, Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội Đại biểu của Đảng Xã hội Pháp ở Tua, gia nhập Quốc tế Cộng sản, trở thành đảng viên Cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp.

– Năm 1921, Người lập Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa ở Paris để đoàn kết các lực lượng cách mạng chống chủ nghĩa thực dân, ra báo “Người cùng khổ” là cơ quan ngôn luận của Hội.

– Tháng 6/1923, Người đến Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế nông dân (10/1923) và Đại hội Quốc tế Cộng sản lần V (1924)

– Ngày 11/11/1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (Trung Quốc) trực tiếp tuyên truyền, giáo dục lý luận, xây dựng tổ chức cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam.

♦ Hoạt động của những nhà yêu nước khác ở nước ngoài trong những năm 1919 – 1925:

– Hoạt động của Phan Bội Châu: gây tiếng vang đối với phong trào yêu nước trong nước.

– Hoạt động của Phan Châu Trinh: Phan Châu Trinh viết Thất điều thư, tổ chức diễn thuyết, lên án chế độ quân chủ và quan trường ở Việt Nam, hô hào “Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”… Nhiều tầng lớp nhân dân hưởng ứng hoạt động của Phan Châu Trinh.

– Nhiều Việt Kiều chuyển tài liệu, sách báo tiến bộ về nước.

+ Năm 1923, tại Quảng Châu những người yêu nước thành lập ra Tâm tâm xã.

+ 19/6/1924: Phạm Hồng Thái thực hiện mưu sát toàn quyền Đông Dương Mecslanh ở Sa Diện.


Luyện tập 

Trả lời câu hỏi 1 trang 82 SGK Lịch sử 12: Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp đã tác động đến tình hình kinh tế, giai cấp xã hội Việt Nam như thế nào?

Lời giải:

– Về kinh tế: Nền Kinh tế Việt Nam tuy có một số biến chuyển tuy nhiên về cơ bản vẫn là nền kinh tế nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu, chậm phát triển.

– Về sự phân hóa giai cấp: Bên cạnh những giai cấp cũ, xã hội Việt Nam xuất hiện thêm các giai cấp mới, tiếp tục bị phân hóa và có ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng tham gia cách mạng…

Trả lời câu hỏi 2 trang 82 SGK Lịch sử 12: Lập niên biểu những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1919 – 1925 theo những nội dung sau: thời gian, nội dung hoạt động, ý nghĩa.

Lời giải:

Thời gian Nội dung hoạt động Ý nghĩa
18/6/1919 Gửi tới hội nghị Véc xai bản Yêu sách của nhân dân An Nam, đòi Chính phủ Pháp và các nước đồng minh công nhận các quyền của dân tộc Việt Nam. Tạo ra tiếng vang lớn ở cả Pháp và Việt Nam.
1920 Đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa. Khẳng định con đường giành độc lập và tự do của nhân dân Việt Nam.
25/12/1920 Người tham gia Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp, bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản và thành lập ĐCS Pháp. Thể hiện quan điểm lập trường của Người và trở thành một trong người tham gia sáng lập ĐCS Pháp.
1921 Nguyễn Ái Quốc cùng một số người yêu nước của một số dân tộc lập ra Hội liên hiệp thuộc địa ở Pari, cùng nhau đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân. Khẳng định tinh thần quốc tế vô sản.
6/1923 Người đến Liên Xô dự hội nghị Quốc tế Nông dân và Đại hội V của Quốc tế Cộng sản. Gắn kết cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận của cách mạng vô sản.
11/1924 Người đến Quảng Châu, tuyên truyền, giáo dục lí luận cách mạng , xây dựng tổ chức cho cách mạng giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam. Bước vào thời kỳ chuẩn bị hoàn thiện về lí luận, tổ chức cho cách mạng giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam.

Trả lời câu hỏi 3 trang 82 SGK Lịch sử 12: Hãy nêu nhận xét về phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam trong những năm 1919 – 1925.

Lời giải:

– Về lực lượng: có những sĩ phu đã chuyển sang lập trường dân chủ tư sản tiêu biểu là Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh, có những hoạt động đấu tranh của tư sản, tiểu tư sản, phong trào công nhân, nông dân.

– Về mục tiêu: có những phong trào theo khuynh hướng dân chủ tư sản, có những hoạt động theo khuynh hướng vô sản, tiêu biểu là những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc.

– Về hình thức đấu tranh: có cả tập hợp, công khai, hoạt động bí mật, bất hợp pháp.

– Về quy mô: rộng lớn, kể cả ở nước ngoài như: Pháp, Trung Quốc.

Lý thuyết Sử 12: Bài 12. Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919-1925

Tóm tắt lý thuyết Sử 12 Bài 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919-1925

>>> Xem toàn bộ: Lý thuyết Sử 12: Bài 12. Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919-1925

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Soạn Sử 12 Bài 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919-1925 trong bộ SGK Lịch sử 12. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 13/10/2022 - Cập nhật : 25/11/2022
/* */ /* */
/*
*/