logo

Soạn Sử 12 Bài 15 ngắn nhất trang 98, 99, 100, 101, 102: Phong trào dân chủ 1936 - 1939

Hướng dẫn Soạn Sử 12 Bài 15 ngắn nhất: Phong trào dân chủ 1936 - 1939 bám sát nội dung SGK Lịch sử 12 trang 98, 99, 100, 101, 102 theo chương trình SGK Lịch sử 12. Tổng hợp lý thuyết Sử 12 đầy đủ, giúp các bạn nắm vững nội dung bài học.

Bài 15: Phong trào dân chủ 1936 - 1939 trang 98, 99, 100, 101, 102 SGK Lịch sử 12


Soạn Sử 12 Bài 15: Phong trào dân chủ 1936 - 1939 (ngắn gọn nhất)


I. Tình hình thế giới và trong nước

Trả lời câu hỏi trang 99 SGK Lịch sử 12: Phong trào dân chủ 1936 – 1939 đã diễn ra trong bối cảnh lịch sử nào?

Lời giải:

Tình hình thế giới:

– Các thế lực phát xít cầm quyền ráo riết chạy đua vũ trang chuẩn bị chiến tranh thế giới.

– Chính phủ Mặt trận Nhân dân lên cầm quyền ở Pháp, thi hành một số chính sách tiến bộ ở thuộc địa.

Tình hình trong nước:

– Nhiều đảng phái chính trị hoạt động, trong đó Đảng Đông Dương hoạt động mạnh nhất, có tổ chức chặt chẽ và chủ trương rõ ràng.

– Pháp tập trung khai thác thuộc địa gây nên nhiều chuyển biến lớn về nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp.

+ Nông nghiệp: Pháp tăng cường chiếm ruộng đất của nông dân, lập ra các đồn điền của tư bản Pháp.

+ Công nghiệp: Pháp nắm độc quyền một số ngành công nghiệp trọng điểm.

+ Thương nghiệp: Pháp nắm độc quyền buôn bán rượu, thuốc phiện, muối.

– Đời sống nhân dân khó khăn do chính sách tăng thuế của Pháp.

+ Công nhân: thất nghiệp, lương giảm.

+ Nông dân: không đủ ruộng cày, chịu mức địa tô cao và bóc lột của địa chủ, cường hào…

+ Tư sản dân tộc: ít vốn, chịu thuế cao, bị tư bản Pháp chèn ép.

+ Tiểu tư sản trí thức: thất nghiệp, lương thấp.

+ Các tầng lớp lao động khác: chịu thuế khóa nặng nề, sinh hoạt đắt đỏ.

⟹ Đời sống đa số nhân dân khó khăn nên hăng hái tham gia đấu tranh đòi tự do, cơm áo dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương.


II. Phong trào dân chủ 1936 – 1939

Trả lời câu hỏi trang 102 SGK Lịch sử 12: Nêu ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của phong trào dân chủ 1936 – 1939.

Lời giải:

– Ý nghĩa lịch sử:

+ Buộc chính quyền thực dân phải nhượng bộ một số yêu sách về dân sinh, dân chủ.

+ Quần chúng được giác ngộ về chính trị, tham gia vào mặt trận dân tộc thống nhất và trở thành lực lượng chính trị hùng hậu của cách mạng.

+ Đội ngũ cán bộ, đảng viên được rèn luyện và ngày càng trưởng thành.

– Bài học kinh nghiệm:

+ Tích lũy kinh nghiệm xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất, kinh nghiệm tổ chức, lao động quần chúng đấu tranh công khai, hợp pháp.

+ Đảng thấy được những hạn chế của mình trong công tác mặt trận, vấn đề dân tộc.


Luyện tập

Trả lời câu hỏi trang 102 SGK Lịch sử 12: Em có nhận xét gì về quy mô, lực lượng tham gia và hình thức đấu tranh trong phong trào dân chủ 1936 – 1939?

Lời giải:

– Về quy mô: rộng lớn, diễn ra rộng khắp cả nước, trên nhiều mặt trận. đặc biệt như phong trào Đông Dương đại hội, “đón rước”, các cuộc bãi công, hoạt động kỉ niệm Quốc tế lao động 1/5/1938.

– Về lực lượng: thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. Ngoài tầng lớp cơ bản là công nhân và nông dân, có sự tham gia của đông đảo các tầng lớp nhân dân khác có tinh thần dân chủ chống phát xít, chống chiến tranh như tiểu tư sản, địa chủ vừa và nhỏ và cả ngoại kiều ở Đông Dương.

– Về hình thức đấu tranh: đa dạng, phong phú với nhiều hình thức công khai, bán công khai.

⟹ Phong trào dân chủ 1936 -1939 là cuộc diễn tập lần thứ 2, chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.


Tóm tắt lý thuyết Sử 12 Bài 15: Phong trào dân chủ 1936 - 1939

>>> Xem toàn bộ: Lý thuyết Sử 12: Bài 15. Phong trào dân chủ 1936-1939

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Soạn Sử 12 Bài 15: Phong trào dân chủ 1936 - 1939 trong bộ SGK Lịch sử 12. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 14/10/2022 - Cập nhật : 25/11/2022