logo

Soạn sinh 8 Bài 28 ngắn nhất: Tiêu hóa ở ruột non

Trong bài học này Top lời giải sẽ cùng các bạn tổng hợp kiến thức cơ bản và trả lời toàn bộ các câu hỏi Bài 28. Tiêu hóa ở ruột non trong sách giáo khoa Sinh học 8. Đồng thời chúng ta sẽ cùng nhau tham khảo thêm các câu hỏi củng cố kiến thức và thực hành bài tập trắc nghiệm trong các đề kiểm tra.

Vậy bây giờ chúng ta cùng nhau bắt đầu nhé:

Mục tiêu bài học

Trình bày được quá trình tiêu hoá diễn ra ở ruột non gồm:

+ Các hoạt động.

+ Cơ quan hay tế bào thực hiện hoạt động.

+ Tác dụng của các hoạt động.


Hướng dẫn Soạn Sinh 8 bài 28 ngắn nhất

Câu hỏi trang 90 Sinh 8 Bài 28 ngắn nhất: 

Căn cứ vào các thông tin trên, dự đoán xem ruột non có thể diễn ra các hoạt động tiêu hóa nào?

Trả lời:

- Tiêu hóa hóa học là chủ yếu

- Tiêu hóa lí học

Câu hỏi trang 91 Sinh 8 Bài 28 ngắn nhất: 

- Thức ăn xuống tới ruột non còn chịu sự biến đổi lí học nữa không? Nếu có thì biểu hiện như thế nào?

- Sự biến đổi hóa học ở ruột non được thực hiện đối với những loại chất nào trong thức ăn? Biểu hiện như thế nào?

- Vai trò của lớp cơ trong thành ruột là gì?

Trả lời:

- Thức ăn xuống tới ruột non còn chịu sự biến đổi lí học. Biểu hiện: Thức ăn được hòa loãng và trộn đều dịch tiêu hóa; các khối lipit được các muối mật len lỏi vào tách những giọt lipit nhỏ biệt lập với nhau tạo dạng nhũ tương hóa.

- Sự biến đổi hóa học ở ruột non được thực hiện đối với:

+ Tinh bột và đường đôi được enzim amilaza phân giải thành đường mantôzơ và tiếp tục được phân giải tạo ra đường đơn glucôzơ.

+ Prôtêin được enzim pepsin và trypsin phân cắt tạo thành peptit, sau đó peptit được enzim chymotrypsin phân giải thành axit amin.

+ Lipit được các muối mật trong dịch mật tách chúng thành các giọt lipit nhỏ, từ các giọt lipit nhỏ được enzim lipaza phân giải thành axit amin và glixêrin.

- Vai trò của lớp cơ trong thành ruột: Nhào trộn thức ăn cho thấm đều dịch tiêu hóa; tạo lực đẩy dần xuống các phần dưới của ruột.

Bài 1 trang 92 Sinh 8 Bài 28 ngắn nhất:

Hoạt động tiêu hóa chủ yếu của ruột non là gì?

Trả lời:

Hoạt động tiêu hóa chủ yếu của ruột non là tiêu hóa hóa học.

Bài 2 trang 92 Sinh 8 Bài 28 ngắn nhất:

Những loại chất nào trong thức ăn còn cần được tiêu hóa ở ruột non?

Trả lời:

Tinh bột, prôtêin và lipit.

Bài 3 trang 92 Sinh 8 Bài 28 ngắn nhất:

Với một khẩu phần bữa ăn đầy đủ chất và sự tiêu hóa diễn ra có hiệu quả thì thành phần các chất dinh dưỡng sau tiêu hóa ở ruột non là gì?

Trả lời:

Đường đơn glucôzơ, axit amin, glixêrin.

Bài 4 trang 92 Sinh 8 Bài 28 ngắn nhất:

Một người bị triệu chứng thiếu axit trong dạ dày thì sự tiêu hóa ở ruột non có thể thế nào?

Trả lời:

Môn vị thiếu tín hiệu đóng (tín hiệu đóng môn vị là do nồng độ axit cao ở dạ dày) nên thức án sẽ qua môn vị xuống ruột non liên tục và nhanh hơn → thức ãn sẽ khống đủ thời gian ngấm đều dịch tiêu hóa cùa ruột non nên hiệu quả tiêu hóa sẽ thấp.


Câu hỏi củng cố kiến thức Sinh 8 bài 28 hay nhất

 

Câu 1:

- Vì sao thức ăn sau khi đã được nghiền bóp kĩ ở dạ dày chỉ chuyển xuống ruột non thành từng đợt? Hoạt động như vậy có tác dụng gì?

- Một người bị triệu chứng thiếu axit trong dạ dày thì sự tiêu hóa ở ruột non có thể thế nào?

Trả lời:

* Thức ăn đã được nghiền nhỏ và nhào trộn kĩ, thấm đều dịch vị ở dạ dày sẽ được chuyển xuống ruột non một cách từ từ, theo từng đợt là nhờ:

- Sự co bóp của cơ thành dạ dày phối hợp với sự đóng mở của cơ vòng môn vị.

- Cơ vòng môn vị luôn đóng, chi mở cho thức ăn từ dạ dày chuyển xuống ruột khi thức ăn đã được nghiền và nhào trộn kĩ với dịch vị.

- Thức ăn vừa chuyển xuống có tính axit → tác động vào niêm mạc tá tràng gây nên phản xạ đóng môn vị, đồng thời cũng gây phản xạ tiết dịch tụy và dịch mật.

- Dịch tụy và dịch mật có tính kiềm sẽ trung hòa axit của thức ăn từ dạ dày xuống làm ngừng phản xạ đóng môn vị, môn vị lại mở và thức ăn từ dạ dày lại xuống tả tràng.

- Cứ như vậy thức ăn từ dạ dày chuyển xuống ruột non thành từng đợt với một lượng nhỏ → tạo thuận lợi cho thức ăn có đủ thời gian tiêu hóa hết ở ruột non (được enzim biến đổi về mặt hóa học) và hấp thụ được hết các chất dinh dưỡng.

* Một người bị triệu chứng thiếu axit trong dạ dày thì sự tiêu hóa ở ruột non có thể diễn ra như sau:

- Môn vị thiếu tín hiệu đóng nên thức ăn sẽ qua môn vị xuống ruột non liên tục và nhanh hơn, thức ăn sẽ không đủ thời gian ngấm đều dịch tiêu hóa của một non nên hiệu quả tiêu hóa sẽ thấp.

- Nếu thiếu HCl trong dạ dày thì pepsinogen sẽ không được hoạt hóa để trở thành enzim pepsin – dạng hoạt động → nên prôtêin trong dạ dày sẽ không được biến đổi về mặt hóa học → sự tiêu hóa ở ruột non cũng sẽ gặp khó khăn và kém hiệu quả hơn.

Câu 2:  So sánh cấu tạo của dạ dày, ruột non, ruột già trong ống tiêu hóa của người?

Trả lời:

* Giống nhau:

+ Đều là thành phần cấu tạo nên ống tiêu hóa

+ Đều được cấu tạo bởi 4 lớp: Lớp màng, lớp cơ, lớp dưới niêm mạc và lớp niêm mạc.

+ Đều được phân thành 3 phần.

+ Đều diễn ra các hoạt động tiêu hóa.

* Khác nhau:

Dạ dày Ruôt non Ruột già
– Dạng tủi thắt 2 đầu, là phần phình to nhất trong ống tiêu hóa – Tiết diện hẹp, là đoạn dài nhất trong ống tiêu hóa. – Tiết diện lớn hơn ruột non, là đoạn cuối trong ống tiêu hóa.
– Gồm 3 phần: + Tâm vị + Thân vị 1 Môn vị

– Gồm 3 phần:

+ Tá tràng.

+ Hỗng tràng. + Hồi tràng.

– Gồm 3 phần:

+ Manh tràng. + Kết tràng.

+ Trực tràng.

– Thành dạ dày: Dày nhất, đặc biệt có lớp cơ khỏe gồm cơ dọc, cơ vòng và cơ chéo. Thành ruột non: Mỏng hơn dạ dày, lớp cơ chỉ có cơ dọc, cơ vòng. – Thành ruột già: Mỏng và yếu, lớp cơ chỉ có cơ dọc, cơ vòng.
icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 28/07/2023