logo

Soạn sinh 8 Bài 27 ngắn nhất: Tiêu hóa ở dạ dày

Trong bài học này Top lời giải sẽ cùng các bạn tổng hợp kiến thức cơ bản và trả lời toàn bộ các câu hỏi Bài 27. Tiêu hóa ở dạ dày trong sách giáo khoa Sinh học 8. Đồng thời chúng ta sẽ cùng nhau tham khảo thêm các câu hỏi củng cố kiến thức và thực hành bài tập trắc nghiệm trong các đề kiểm tra.

Vậy bây giờ chúng ta cùng nhau bắt đầu nhé:

Mục tiêu bài học

- Trình bày được các hoạt động tiêu hóa diễn ra trong dạ dày

- Trình bày được tác dụng của các hoạt động tiêu hóa ở dạ dày


Hướng dẫn Soạn Sinh 8 bài 27 ngắn nhất

Bài 1 trang 89 Sinh 8 Bài 27 ngắn nhất:

Ở dạ dày có các hoạt động tiêu hóa nào?

Trả lời:

Ở dạ dày có diễn ra các hoạt động tiêu hóa sau:

+ Tiết dịch vị.

+ Biến đổi lí học của thức ăn.

+ Biến đổi hóa học của thức ăn.

+ Đẩy thức ăn từ dạ dày xuống ruột.

Bài 2 trang 89 Sinh 8 Bài 27 ngắn nhất:

Biến đổi lí học ở dạ dày diễn ra như thế nào?

Trả lời:

Biến đổi lí học ở dạ dày diễn ra như sau:

+ Thức ăn chạm lưỡi và chạm dạ dày kích thích tiết dịch vị (sau 3 giờ có tới 1 lít dịch vị) giúp hòa loãng thức ăn.

+ Sự phối hợp cơ của các lớp cơ dạ dày giúp đảo trộn thức ăn cho thấm đều dịch vị.

Bài 3 trang 89 Sinh 8 Bài 27 ngắn nhất:

Biến đổi hóa học ở dạ dày diễn ra như thế nào?

Trả lời:

Sự tiêu hóa hóa học ở dạ dày diễn ra như sau:

+ Một phần nhỏ tinh bột tiếp tục được phân giải nhờ enzim amilaza (đã được trộn đều từ khoang miệng) thành đường mantôzơ ở giai đoạn đầu khi thức ăn chưa được trộn đều với dịch vị.

+ Một phần prôtêin chuỗi dài được enzim pepsin trong dịch vị phân cắt thành các prôtêin chuỗi ngắn (gồm 3-10 axit amin).

Bài 4 trang 89 Sinh 8 Bài 27 ngắn nhất:

Với khẩu phần thức ăn đầy đủ các chất, sau tiêu hóa ở dạ dày thì còn những loại chất nào trong thức ăn cần được tiêu hóa tiếp?

Trả lời:

Với khẩu phần thức ăn đầy đủ nhất, sau khi tiêu hóa ở dạ dày vẫn còn những chất trong thức ăn cần được tiêu hóa tiếp ở ruột là: lipit, gluxit, prôtêin.

Câu hỏi củng cố kiến thức Sinh 8 bài 27 hay nhất 

Câu 1:

- Vì sao nói, dạ dày có cấu tạo phù hợp với chức năng của chúng?

- Với một khẩu phần ăn có đầy đủ các chất, sau tiêu hóa ở dạ dày thì còn những loại chất nào trong thức ăn cần được tiêu hóa tiếp?

- Vì sao prôtêin trong thức ăn bị dịch vị phân hủy nhưng prôtêin của lớp niêm mạc dạ dày lại được bảo vệ, không bị phân hủy?

Trả lời:

* Dạ dày có cấu tạo phù hợp với chức năng của chúng:

- Dạ dày có vai trò tiếp nhận thức ăn từ thực quản, lưu giữ và biến đổi thức ăn về mặt lí học là chủ yếu, chỉ có thức ăn bản chất prôtêin được phân cắt thành các chuỗi ngắn.

- Dạ dày có hình dạng như một cái túi cong thắt hai đầu với dung tích tối đa khoảng 3 lít, dạ dày được phân thành 3 phần: Tâm vị, thân vị và môn vị.

+ Tâm vị: Là phần trên cùng, tiếp nhận thức ăn từ thực quản.

+ Thân vị: Là phần giữa, nơi diễn ra các hoạt động tiêu hóa chủ yếu của dạ dày.

+ Môn vị: Là phần cuối cùng của dạ dày, cho thức ăn xuống tá tràng thành từng đợt.

- Thành dạ dày gồm 4 lớp: Lớp màng, lớp cơ rất dày và khỏe (gồm 3 lớp là cơ dọc, cơ vòng và cơ chéo), lớp dưới niêm mạc và lớp niêm mạc.

+ Lớp màng: Là lớp ngoài cùng có tác dụng liên kết và bảo vệ các lớp bên trong.

+ Lớp cơ: Rất dày và khỏe (gồm 3 lớp là cơ dọc, cơ vòng và cơ chéo) phù hợp với chức năng co bóp, nhào trộn và nghiền nát thức ăn (biến đổi thức ăn về mặt lí học).

+ Lớp dưới niêm mạc: Tại đây có hệ thống dây thần kinh có chức năng tạo cảm giác no, đói đồng thời gây hiện tượng tiết dịch vị trong dạ dày.

+ Lớp niêm mạc: Tại đây có tuyến vị tiết dịch vị có chứa enzim pepsin đóng vai trò biến đổi thửc ăn prôtêin về mặt hóa học.

* Với một khẩu phần ăn có đầy đủ các chất, sau tiêu hóa ở dạ dày thì còn những loại chất cần được tiêu hóa tiếp là:

+ Tinh bột, đường đôi.

+ Prôtêin (chuỗi ngắn gồm 3-10 axit amin).

+ Lipit.

+ Axit Nuclêic.

* Prôtêin trong thức ăn bị dịch vị phân hủy nhưng prôtêin của lớp niêm mạc dạ dày lại được bảo vệ, không bị phân hủy là vì:

- Khi mới tiết ra pepsin ở dạng chưa hoạt động (pepsinogen), sau khi được HC1 hoạt hóa -» mới trở thành dạng hoạt động (enzim pepsin).

- Do các chất nhầy được tiết ra từ các tế bào tiết chất nhầy ở cổ tuyến vị phủ lên bề mặt niêm mạc, ngăn cách các tế bào niêm mạc với enzim pepsin

- Ở người bình thường (không bị bệnh viêm loét dạ dày) sự tiết chất nhầy là cân bằng với sự tiết pepsin, HC1 → vì thế niêm mạc dạ dày luôn được bảo vệ khỏi sự phân hủy. 

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 28/07/2023