logo

Soạn sinh 8 Bài 24 ngắn nhất: Tiêu hóa và các cơ quan tiêu hóa

Trong bài học này Top lời giải sẽ cùng các bạn tổng hợp kiến thức cơ bản và trả lời toàn bộ các câu hỏi Bài 24. Tiêu hóa và các cơ quan tiêu hóa trong sách giáo khoa Sinh học 8. Đồng thời chúng ta sẽ cùng nhau tham khảo thêm các câu hỏi củng cố kiến thức và thực hành bài tập trắc nghiệm trong các đề kiểm tra.

Vậy bây giờ chúng ta cùng nhau bắt đầu nhé:

Mục tiêu bài học

- Trình bày được khái niệm, vai trò của tiêu hóa

- Nêu được đặc điểm các giai đoạn của quá trình tiêu hóa

- Nêu được các cơ quan trong hệ tiêu hóa và vai trò của chúng


Hướng dẫn Soạn Sinh 8 bài 24 ngắn nhất

Câu hỏi trang 79 Sinh 8 Bài 24 ngắn nhất: 

- Các chất nào trong thức ăn không bị biến đổi về mặt hóa học qua quá trình tiêu hóa?

- Các chất nào trong thức ăn được biến đổi về mặt hóa học qua quá trình tiêu hóa?

- Quá trình tiêu hóa gồm những hoạt động nào?

Trả lời:

- Các chất trong thức ăn không bị biến đổi về mặt hóa học qua quá trình tiêu hóa: Vitamin, muối khoáng, nước.

- Các chất nào trong thức ăn được biến đổi về mặt hóa học qua quá trình tiêu hóa: gluxit, lipit, prôtêin, axit nucleic.

- Quá trình tiêu hóa gồm các hoạt động: ăn và uống; chuyển thức ăn trong ống tiêu hóa; tiêu hóa thức ăn (biến đổi lí học và hóa học); hấp thu chất dinh dưỡng và thải phân.

Câu hỏi trang 80 Sinh 8 Bài 24 ngắn nhất: 

Quan sát và liệt kê các cơ quan tiêu hóa ở hình 24-3 vào các cột tương ứng ở bảng 24.

Bảng 24. Các cơ quan trong ống tiêu hóa và các tuyến tiêu hóa(SGK)

Các cơ quan trong ống tiêu hóa Các cơ quan trong tuyến tiêu hóa
   

Trả lời:

Các cơ quan trong ống tiêu hóa Các cơ quan trong tuyến tiêu hóa
Miệng, lưỡi, họng, thực quản, dạ dày, tá tràng, ruột non, ruột già, ruột thừa, ruột thẳng, hậu môn. Các tuyến nước bọt, gan, túi mật, tụy

Bài 1 trang 80 Sinh 8 Bài 24 ngắn nhất:

Các chất trong thức ăn có thể được phân nhóm như thế nào? Nêu đặc điểm của mỗi nhóm.

Trả lời:

- Các chất trong thức ăn không bị biến đổi về mặt hóa học qua quá trình tiêu hóa (được cơ thể hấp thụ trực tiếp): Vitamin, muối khoáng, nước.

- Các chất nào trong thức ăn được biến đổi về mặt hóa học qua quá trình tiêu hóa (cần được biến đổi cơ thể mới hấp thụ được): Gluxit, lipit, prôtêin, axit nucleic.

Bài 2 trang 80 Sinh 8 Bài 24 ngắn nhất:

Vai trò của tiêu hóa đối với cơ thể người là gì?

Trả lời:

- Biến đổi thức ăn thành các chất mà cơ thể người hấp thụ được

- Hấp thụ dinh dưỡng qua thành ruột non

- Thải bỏ các chất bã không hấp thu được.

Bài 3 trang 80 Sinh 8 Bài 24 ngắn nhất:

Các chất cần cho cơ thể như nước, muối khoáng, các loại vitamin khi vào cơ thể theo đường tiêu hóa thì cần phải qua những hoạt động nào của hệ tiêu hóa? Cơ thể người có thể nhận các chất này theo con đường nào khác không?

Trả lời:

- Các chất cần cho cơ thể như nước, muối khoáng, các loại vitamin khi vào cơ thể theo đường tiêu hóa thì cần phải qua những hoạt động của hệ tiêu hóa gồm: ăn, đẩy thức ăn trong ống tiêu hóa, hấp thụ thức ăn.

- Cơ thể người có thể nhận các chất này theo con đường khác là tiêm chích qua tĩnh mạch vào hệ tuần hoàn máu hoặc qua kẽ giữa các tế bào nước mô rồi lại vào hệ tuần hoàn máu.


Câu hỏi củng cố kiến thức Sinh 8 bài 24 hay nhất

Câu 3:

- Giải thích quá trình biến đổi thức ăn qua các giai đoạn của ống tiêu hóa?

- Với một khẩu phần ăn có đầy đủ các chất và sự tiêu hóa diễn ra có hiệu quả thì thành phần các chất dinh dưỡng sau tiêu hóa ở ruột non là gì?

Trả lời:

* Quá trình biến đổi thức ăn qua các giai đoạn của ống tiêu hóa diễn ra như sau:

- Ở khoang miệng: Chủ yếu biến đổi thức ăn về mặt lí học.

+Tiêu hóa lí học: Tiết nước bọt, nhai, nghiền, đảo trộn thức ăn thấm đều nước bọt, làm mềm thức ăn và tạo viên thức ăn.

+Tiêu hóa hóa học: Một phần tinh bột chín _SLdg*g è đường đồi (mantôzơ)

- Ở dạ dày: Chủ yếu biến đổi thức ăn về mặt lí học.

+Tiêu hóa lí học: Tiết dịch vị, co bóp, đảo trộn thức ăn thấm đều dịch vị, làm mềm, nhuyễn thức ăn

+Tiêu hóa hóa học: Prôtêin (chuỗi dài) —emmPefsin. ) Prôtêin (chuỗi ngắn)

- Ở ruột non: Chủ yếu biến đổi thức ăn về mặt hóa học.

+ Tiêu hóa lí học: Tiết dịch tiêu hóa, lớp cơ co dãn tạo các cử động làm thức ăn ấm đều dịch tiêu hóa. đẩy thức ăn xuống các phần khác của ruột, muối mật phân lò lipit tạo nhũ tương hóa.

+ Tiêu hóa hóa học: Nhờ tác dụng của dịch tụy, dịch mật, dịch ruột —I tất cả tc loại thức ăn được biến đổi thành những chất đơn giản hoà tan mà cơ thể có thể hấp thụ được.

Tinh bột. đường đôi => Đường đơn (nhờ các enzim: Amilaza, Mantaza, accaraza, Lactaza,…)

 Prôtêin §1 Axit amin (nhờ enzim: pepsin. Tripsin, aminopeptitdaza, acboxinpolipeptitdaza)

Lipit => Axit béo và glixêrin (nhờ enzim lipaza)

Axit Nucleic => Nuclêôtit (nhờ enzim nucleaza và enzim ribonucleaza)

- Ở ruột già:

Các chất không được tiêu hóa ở phần trên, chất cặn bã, chất thừa… được chuyển xuống ruột già và được vi khuẩn lên men tạo thành phần.

Nước được tiếp tục hấp thụ tại ruột già.

Phần còn lại trở nên rắn được chuyển xuống ruột thẳng và thải ra ngoài.

- Với một khẩu phần ăn có đầy đủ các chất và sự tiêu hóa diễn ra có hiệu quả thì thành phần các chất dinh dưỡng sau tiêu hóa ở ruột non là:

+ Đường đom.

+ Axit amin.

+ Axit béo và glixêrin.

+ Nuclêôtit.

+ Các loại

+ Các loại muối khoáng.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 28/07/2023