logo

Soạn Kinh tế pháp luật 10 Bài 19 ngắn nhất Kết nối tri thức

Hướng dẫn Soạn Kinh tế Pháp luật 10 Bài 19: Đặc điểm, cấu trúc và nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam trong bộ Kết nối tri thức theo chương trình sách mới đầy đủ nhất dành cho bạn đọc tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới.

Bài 19: Đặc điểm, cấu trúc và nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam trang 115, 116, 117, 118, 119, 120, 121, 122 SGK Kinh tế Pháp luật Kết nối tri thức

>>> Xem thêm: Tóm tắt Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 10 Bài 19 ngắn nhất Kết nối tri thức


Mở đầu

Trả lời câu hỏi trang 115 SGK Kinh tế Pháp luật 10

Câu 1. Em hãy kể một số hoạt động của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong việc góp phần xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh.

Trả lời:

- Một số hoạt động của đoàn thanh niên Cộng Sản Hồ chí Minh trong việc góp phần xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh:

+ Tháng 7/1936, Hội nghị Trung ương Đảng đã đề ra đường lối chuyển hướng nhiệm vụ từ đấu tranh bí mật, bất hợp pháp sang đấu tranh công khai hợp pháp và nửa hợp pháp.

+ Đoàn Thanh niên Dân chủ Đông Dương tiếp nối truyền thống của Đoàn TNCS Đông Dương, tích cực vận động thanh niên đấu tranh chống thực dân, đế quốc, phản động tay sai, đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình. 

+ Tháng 9/1939, chiến tranh thế giới lần thứ II bùng nổ, trong tình hình mới, Tổ chức Đoàn phải chuyển vào hoạt động bí mật và xây dựng tổ chức chặt chẽ với tên mới là Đoàn Thanh niên Phản Đế Đông Dương.


Khám phá


1. Cấu trúc của hệ thống chính trị Việt Nam

Trả lời câu hỏi trang 116 SGK Kinh tế Pháp luật 10

Hệ thống chính trị Việt Nam gồm những cơ quan nào? Hãy chia sẻ hiểu biết cùa em về vị trí của các cơ quan đó trong hệ thống chính trị Việt Nam.

Lời giải:

- Hệ thống chính trị Việt Nam bao gồm:

+ Đảng cộng sản Việt Nam.

Là Đảng cầm quyền và chính là Đảng duy nhất được phép hoạt động lại Việt Nam theo hiến pháp.

+ Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Nhà Nước mang bản chất giai cấp, là tổ chức để thực hiện quyền lực chính trị của giai cấp thống trị.

+ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - Xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

+ Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.

Là tổ chức chính trị - xã hội lớn nhất của thanh niên Việt Nam dưới Đảng Cộng sản Việt Nam và chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện.

+ Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam.

Là tổ chức chính trị - xã hội, tập hợp rộng rãi các tầng lớp phụ nữ Việt nam. Hội là thành viên của Mặt trận tổ quốc việt Nam, thành viên của liên đoàn phụ nữ dân chủ quốc tế và liên đoàn liên đoàn của phụ nữ ASEAN.

+ tổng liên đoàn lao động Việt Nam.

Là cơ quan lãnh đạo của các cấp Công đoàn, tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam thay mặt cho công nhân, viên chức và lao động tham gia quản lý kinh tế, quản lý nhà nước,…

+ Hội nông dân Việt Nam.

Là tổ chức xã hội - chính trị của các cụ chiến binh của lực lượng vũ trang và bán vũ trang trong cuộc đấu tranh giành và bảo vệ độc lập chủ quyền quốc gia qua các thời kỳ.

Là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công dân do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; cơ sở chính trị của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

+ Hội cựu chiến binh Việt Nam.

Là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công dân do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; cơ sở chính trị của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.


2. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam

a) Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam

Trả lời câu hỏi trang 117 SGK Kinh tế Pháp luật 10

Câu 1. Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng được quy định trong Hiến pháp Việt Nam như thế nào?

Lời giải:

- Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng được quy định trong Hiến pháp Việt Nam: 

+ Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

+ Hoạt động của các tổ chức Đảng và đảng viên phải trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật

Câu 2.  Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng trong hệ thống chính trị ở xã B thể hiện qua những việc làm cụ thể nào?

Lời giải:

- Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng trong hệ thống chính trị ở xã B thể hiện qua những việc làm cụ thể như:

+ Xã B có nhiều hộ dân là đồng bảo dân tộc thiểu số.

+ Đảng bộ xã đã lãnh đạo toàn diện các hoạt động trong xã.

+ Nghị quyết đảy mạnh phát triển kinh tế, thực hiện xoá đói giảm nghèo.

+ Đảng bộ xã chỉ đạo các cấp chính quyển và các đoản thẻ trong xã phối hợp với các ngành chức năng.

Câu 3. Em hiểu nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng trong tổ chức và hoạt động của hệ thông chính trị như thế nào?

Lời giải:

- Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng trong tổ chức và hoạt động của hệ thông chính trị là:

+ Đảng được thành lập tương ứng với hệ thống tở chức hành chính Nhà nước. Theo đó, tổ chức Đảng bao gồm các cấp Trung ương; quận, huyện, thị xã và tương đương; xã, phường, thị trấn và tương đương. 

+ Sự lãnh đạo của Đảng được biểu hiện qua nhiều phương thức như: lãnh đạo bằng chủ trương, nghị quyết, lãnh đạo thông qua công tác tư tưởng: lãnh đạo thông qua công tác tổ chức, cán bộ, lãnh đạo bằng công tác kiểm tra, giám sát…

+ Cộng sản Việt Nam là một thành viên của hệ thống chính trị, đồng thời cũng là tổ chức lãnh đạo toàn bộ hệ thống chính trị, toàn xã hội. 

b) Nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân

Trả lời câu hỏi trang 118 SGK Kinh tế Pháp luật 10

Câu 1. 1 Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng được quy định trong Hiến pháp Việt Nam như thế nào?

Lời giải:

- Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng được quy định trong Hiến pháp Việt Nam là:

+ Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng duy nhất lãnh đạo nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; hoạt động của các tổ chức Đảng và Đảng viên phải khuôn khổ hến pháp và phát luật ( khoảng 3 điểu 4 hiến pháp năm 2013); bảo đảm nguyên tắc lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN là bảo đảm môi trường, điều kiện pháp lý giữ vững vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước. 

Câu 2. Thông qua bầu cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc vê nhân dân được thể hiện như thế nào?

Lời giải:

- Nguyên tắc quyền lực nhà nước nhà nước thuộc về nhân dân được biểu hiện là: “tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân”, nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam do dân làm chủ.

Câu 3. Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước thông qua cơ quan, tổ chức nào trong hệ thống chính trị Việt Nam? Khi thực hiện quyên lực nhà nước, các cơ quan, tổ chức đó cần phải làm gì đề thực hiện nguyện vọng của nhân dân?

Lời giải:

- Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước thông qua: Quốc hội và Hội đồng nhân dân là các cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của Nhân dân, do Nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước Nhân dân.

Quốc hội và HĐND các cấp khi quyết định một vấn đề nào đó phải phù hợp với ý chí, nguyện vọng mà nhân dân mong muốn.

c) Nguyên tắc tập trung dân chủ

Trả lời câu hỏi trang 118 SGK Kinh tế Pháp luật 10

Câu 1. Em hiểu nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân trong tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị như thế nào?

Lời giải:

- Tất cả quyền lực nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đều thuộc về nhân dân, do dân và vì dân. Do nhân dân bầu cử ra các cơ quan quyền lực để thay dân lên tiếng, bảo vệ quyền lợi của người dân, thực hiện những nguyện vọng của nhân dân.

Câu 2.  Vì sao khi quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, Quốc hội phải họp thảo luận và biểu quyết để lấy ý kiến tập thể?

Lời giải:

- Hệ thống chính trị Việt Nam được tổ chức và hoạt động trên cơ sở kết hợp thống nhất và hài hoà giữa hai yếu tố: tập trung và dân chủ.

Đất nước là một tập thể, được quản lí bởi mọi công dân, vậy nên cần phải có cuộc hợp thảo luận và biểu quyết để biết được ý kiến của mọi người và lấy ra ý kiến được mọi người đề nghị nhất.

Câu 3.  Quy định Luật, Nghị quyết của Quốc hội cần phải được quá nửa số đại biểu tán thành mới được thông qua thể hiện nguyên tắc tập trung dân chủ như thế nào?

Lời giải:

- Quy định Luật, Nghị quyết của Quốc hội cần phải được quá nửa số đại biểu tán thành mới được thông qua thể hiện nguyên tắc tập trung dân chủ là:

+ Các cơ quan tổ chức trong hệ thống chính trị Việt Nam hoạt động chủ yếu thông qua các kí họp, phiên họp,… nhiều thành viên tham gia thảo luận, biểu quyết tập thể, lấy ý kiến.

d) Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa

Trả lời câu hỏi trang 119 SGK Kinh tế Pháp luật 10

Câu 1.  Em hãy cho biết các văn bản luật trong hình ảnh trên quy định việc tổ chức và hoạt động của các cơ quan, tổ chức nào trong hệ thống chính trị Việt Nam? Điều đó thể hiện nguyên tắc đảm bảo tính pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hệ thống chính trị như thế nào?

Lời giải:

- "Hiến pháp được Quốc hội thông qua khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành" (Khoản 4 Điều 120); "Luật, Nghị quyết của Quốc hội được thông qua khi có quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành" (Khoản 3 Điều 96 Luật Tỏ chức Quốc hội năm 2014, sửa đổi, bổ sung năm 2020).

Câu 2.  Em hiểu nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam như thế nào? 

Lời giải:

- Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam là: 

Là nguyên tắc bảo đảm tính nghiêm minh triệt để của Luật hình sự Việt Nam, bảo vệ hữu hiệu các lợi ích của nhà nước. Của xã hội và lợi ích hợp pháp của công dân.


3. Đặc điểm cơ bản của hệ thống chính trị Việt Nam

a) Tính nhất nguyên chính trị

Trả lời câu hỏi trang 120 SGK Kinh tế Pháp luật 10

Câu 1. Em hiểu như thế nào là nhất nguyên chính trị?

Lời giải:

- Nhất nguyên chính trị là: quan điểm khẳng định, thừa nhận một hệ tuq tưởng, một đường lối của một đảng phái đại diện cho một giai cấp về thể chế chính trị. Chỉ có một đảng chính trị, đó là Đảng Cộng sản Việt Nam

Câu 2. Trong hệ thống chính trị Việt Nam, tính nhất nguyên chính trị được thể hiện như thế nào?

Lời giải:

- Gắn liền với nhất nguyên chính chính trị là một đảng, một nhà nước giữ vai trò lãnh đạo, quản lý xã hội.

b) Tính thống nhất

Trả lời câu hỏi trang 120 SGK Kinh tế Pháp luật 10

Câu 1.  Em hiểu thế nào là tính thống nhất?

Lời giải:

- Hệ thống chính trị Việt Nam bao gồm nhiều tổ chức có tính chất, vị trí, vai trò, chức năng khác nhau, nhưng có quan hệ chặt chẽ, gắn bó với nhau, tạo thành một thể thống nhất. Sự thống nhất của các thành viên đa dạng và phong phú về tổ chức, phương thức hoạt động trong hệ thống chính trị đã tạo điều kiện để phát hiện sức mạnh tổng hợp và tạo ra sự cộng hưởng sức mạnh trong toàn bộ hệ thống.

Câu 2. Tính thống nhất được thể hiện như thế nào trong hệ thống chính trị Việt Nam?

Lời giải:

- Hệ thống chính trị Việt Nam bao gồm nhiều tổ chức có tinh chất, vị trí, vai trò, chức năng khác nhau, nhưng có quan hệ chặt chẽ, gắn bó với nhau, tạo thành một thể thống nhất.

- Tính thống nhất của hệ thống chính trị xuất phát từ nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.

- Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.

- Sự thống nhất của hệ thống chính trị được thể hiện trên nhiều phương diện như: Sự lãnh đạo thống nhất của một đảng duy nhất cầm quyền là Đảng Cộng sản Việt Nam

c) Tính nhân dân

Trả lời câu hỏi trang 121 SGK Kinh tế Pháp luật 10

Câu 1.  Em hiểu như thế nào là tính nhân dân?

Lời giải:

- Tính nhân dân là: các cơ quan, tổ chức được thành lập người dân.

Câu 2. Tính nhân dân được biểu hiện như thế nào trong hệ thống chính trị Việt Nam?

Lời giải:

- Biểu hiện của tính nhân dân trong hệ thống chính trị Việt Nam:

+ Hệ thống chính trị Việt Nam hình thành trực tiếp từ các tổ chức được thành lập bởi các tầng lớp nhân dân, xuất phát từ lợi ích của chính nhân dân và được duy trì các hoạt động bởi sự tham gia tích cực của nhân dân, do dân và vì dân,… vậy nên hệ thống chính trị Việt Nam mang tính nhân dân.


Luyện tập

Trả lời câu hỏi trang 121 SGK Kinh tế Pháp luật 10

Câu 1: Em hãy cho biết các ý kiến sau đúng hay sai? Vì sao?

Lời giải:

a. Sai, vì hệ thống chính trị Việt Nam gồm nhiều cơ quan, tổ chức cấu thành. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Đảng Cộng sản Việt Nam là tổ chức lãnh đạo Nhà nước và xã hội.

b. Sai, vì hệ thống chính trị Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Những vấn đề quan trọng của đất nước phải được thông qua ý kiến của tập thể (trong đó có những vấn đề phải lấy ý kiến của nhân dân như việc sửa đổi Hiến pháp,...).

c. Đúng, vì thông qua hoạt động kiểm tra, giám sát, nhân dân có thể đánh giá được hiệu quả hoạt động của các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị, kịp thời phát hiện những sai phạm và khiếu nại, yêu cầu các tổ chức, cơ quan điều chỉnh, sửa chữa.

d. Đúng, vì hệ thống chính trị hoạt động để phục vụ cho tất cả mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội nên mọi người đều phải có trách nhiệm xây dựng, bảo vệ hệ thống.

Câu 2: Em có nhận xét gì hành vi của mỗi nhân vật trong tình huống sau?

Lời giải:

- Trường hợp a. Việc ông K tự ý quyết định cho phép khai thác đất đá mà không thông qua ý kiến tập thể, không tiếp thu ý kiến đóng góp, khiếu nại của nhân dân là hoàn toàn sai. Ở Việt Nam, quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, các cơ quan trong bộ máy nhà nước và các cán bộ nhà nước là đại diện để nhân dân thực thi quyền lực của mình. Các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, khi quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, của địa phương, lãnh đạo chính quyển phải lấy ý kiến tập thể, ý kiến của nhân dân.

- Trường hợp b. Việc làm của ông D là đúng, đảm bảo nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam. Đồng thời, thông qua những việc làm đó, xã B sẽ đánh giá được hiệu quả các hoạt động của chính quyền địa phương, kịp thời điều chỉnh, khắc phục những hoạt động chưa tốt, chưa phù hợp với nhân dân và xây dựng những hoạt động có hiệu quả hơn.

- Trường hợp c. Việc làm của giáo viên H là đúng, vì đã giúp HS nâng cao ý thức, trách nhiệm của mình trong việc xây dựng và bảo vệ hệ thống chính trị Việt Nam cũng như giúp các em tránh phạm phải những sai lầm đáng tiếc.

- Trường hợp d. Hành vi của bà X là sai trái, đáng bị phê phán. Bà X đã không hoàn thành trách nhiệm, nghĩa vụ của một công dân, lợi dụng chức vụ để vi phạm pháp luật, làm ảnh hưởng đến lợi ích của nhân dân và đất nước.

Trả lời câu hỏi trang 122 SGK Kinh tế Pháp luật 10: Xử lí tình huống

a. Nếu là N, em sẽ nói gì với bạn?

b. Nếu là lớp trưởng, em sẽ làm gì?

Lời giải:

- Xử lí tình huống a.

+ Nếu là N, em sẽ không chia sẻ những thông tin xấu đó; đồng thời khuyên người bạn: nên xem xét kĩ càng các thông tin, không chia sẻ những tin xấu đó tới người khác.

+ Nếu bạn ấy không nhận thức được hành vi sai trái của bản thân, tiếp tục chia sẻ các thông tin xấu, em sẽ báo với chính quyền địa phương để kịp thời có biện pháp ngăn chặn, xử lí.

- Xử lí tình huống b. Nếu là lớp trưởng, em sẽ tham gia và vận động cả lớp tham gia cuộc thi tìm hiểu về Đảng Cộng sản Việt Nam vì đây là hoạt động bổ ích giúp các bạn có những thông tin, kiến thức về Đảng.


Vận dụng 

Trả lời câu hỏi trang 122 SGK Kinh tế Pháp luật 10

Câu 1: Em hãy viết một bài luận về vai trò của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đối với việc xây dựng và phát triển hệ thống chính trị nước ta hiện nay. 

Lời giải:

Xây dựng và phát triển hệ thống chính trị thì Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh đóng vai trò vô cùng quan trọng. là tổ chức chính trị – xã hội của thanh niên Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện. Đoàn bao gồm những thanh niên tiến tiến, phấn đấu vì mục đích, lý tưởng của Đảng là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh luôn là lực lượng nòng cốt, cánh tay đắc lực cảu Đảng Cộng Sản Việt Nam. Những thanh niên mười tám đôi mươi mang trong mình nhiệt huyết của tuổi trẻ, một tình yêu bất diệt cho quê hương đất nước và cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc xây dựng và phát triển hệ thống chính trị nước ta. Thường xuyên thông báo cho Hội những chủ trương công tác và chương trình hoạt động của Đoàn, tham gia ý kiến với Hội để Hội xây dựng chương trình phối hợp nhằm triển khai sâu rộng yêu cầu hoạt động của Đoàn trong hội viên, thanh niên. Đoàn còn phát huy vai trò xung kích cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, góp phần đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.

Câu 2: Em hãy tìm hiểu và viết bài chia sẻ về hoạt động ngày hội Đoàn kết toàn dân tộc ở địa phương em. 

Lời giải:

Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở khu dân cư diễn ra hàng năm vào ngày truyền thống Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam 18/11. Tổ chức lễ bao gồm phần lễ và phần hội. Phần Lễ được tổ chức ngắn gọn còn phần Hội tạo không khí vui tươi. Do cuộc sống lao động của con người qua bận rộn và mệt mỏi, nên đôi khi sẽ không nhớ ngày hội này, vậy nên mọi người đã tuyên truyền, nhất là ở cơ sở, địa bàn dân cư nhằm tạo sự quan tâm, chú ý và nâng cao nhận thức cho Nhân dân về Ngày hội. Trong lễ hội đó mọi người có thể thỏa sức phát huy tính sáng tạo, tạo sự đoàn kết ở cộng đồng, tự giác,... Tuyên truyền sâu rộng mục đích, ý nghĩa của Ngày hội đến các tầng lớp Nhân dân, chú trọng tuyên truyền về lịch sử, truyền thống của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử. Tham gia ngày hội để thêm vui, thêm hiểu hơn về dân tộc và tình cảm con người chang hòa nơi đây. 

>>> Xem trọn bộ: Soạn Kinh tế Pháp luật 10 Kết nối tri thức

-----------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Soạn Kinh tế Pháp luật 10 Bài 19: Đặc điểm, cấu trúc và nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam trong bộ SGK Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 11/07/2022 - Cập nhật : 27/09/2022