logo

Soạn Kinh tế pháp luật 10 Bài 18 ngắn nhất Kết nối tri thức

Hướng dẫn Soạn Kinh tế Pháp luật 10 Bài 18: Nội dung cơ bản của hiến pháp về bộ máy nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong bộ Kết nối tri thức theo chương trình sách mới đầy đủ nhất dành cho bạn đọc tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới.

Bài 18: Nội dung cơ bản của hiến pháp về bộ máy nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam  trang 109, 110, 111, 112, 113, 114 SGK Kinh tế Pháp luật Kết nối tri thức

>>> Xem thêm: Tóm tắt Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 10 Bài 18 ngắn nhất Kết nối tri thức


Mở đầu

Trả lời câu hỏi trang 109 SGK Kinh tế Pháp luật 10

Em hãy kể một số cơ quan nhà nước cấp địa phương nơi em sinh sống và chia sẻ hiểu biết của mình về cơ quan đó.

Trả lời:

- Một số cơ quan nhà nước nơi em sinh sống là:

+ Cơ quan xét xử

Tòa an nhân dân của nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện quyền tư pháp.

+ Chính quyền địa phương

Chính quyền địa phương được tổ chức ở các đơn vị hành chính của nhà nước cộng hòa xà hội chủ nghĩa Việt Nam.

Cấp chính quyền địa phương gồm có: hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân được tổ chức phù hợp với đặt điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do luật định. Trụ sở thôn: quản lý dân cư của một thôn trong địa bàn tỉnh


Khám phá


1. Cơ cấu tổ chức của bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 

Trả lời câu hỏi trang 109 SGK Kinh tế Pháp luật 10

Nếu là V, em sẽ trả lời B như thế nào?

Lời giải:

 Nếu em là V em sẽ nói với B là:

- Còn có các cơ quan xét xử:

+ Tòa án nhân dân 

Tòa án nhân dân Việt Nam là cơ quan xét xử của quyền lực nhà nước Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp gồm bốn cấp: tòa án nhân dân tối cao; tòa án nhân dân cấp cao; tòa án nhân dân tỉnh; thành phố trực thuộc trung ương,…

+ Các cơ quan kiểm sát

  • Viện kiểm sát quân sự trung ương.
  • Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu, Quân chủng, Quân đoàn,…
  • Việc kiểm sát quân sự cấp khu vực.

+ Chính quyền địa phương

Là một tổ chức hành chính có tư cách pháp nhân được hiến pháp và pháp luật công nhận sự tồn tại vì mục đích quản lý một khu vực nằm trong một quốc gia các cán bộ chính quyền địa phương là dân địa phương. Chính quyền địa phương có trách nhiệm cung ứng các hàng hóa công cộng cho nhân dân địa phương mình và có quyền thu thuế địa phương.


2. Các cơ quan trong bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội Việt Nam

a. Cơ quan quyền lực nhà nước

Trả lời câu hỏi trang 110 SGK Kinh tế Pháp luật 10

Câu 1. Theo em, vì sao Quốc hội và Hội đồng nhân dân được gọi là cơ quan quyền lực nhà nước?

Lời giải:

- Quốc hội và hội đồng nhân dân được gọi là cơ quan quyền lực nhất nhà nước là vì:

+ Là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, bởi vì theo quy định của hiến pháp, ở nước ta tất cả quyền lực thuộc về nhân dân là chủ thể của quyền lực nhà nước. Quốc hội do nhân dân bầu ra, là cơ quan nhà nước cao nhất thực hiện quyền lực của nhân dân.

Câu 2.  Hiến pháp quy định chức năng, nhiệm vụ của Quốc hội và Hội đồng nhân dân là gì?

Lời giải:

- Chức năng và nhiệm vụ của Quốc hội:

+ Chức năng lập pháp; chức năng quyết định các vấn đề quang trọng của đất nước; chức năng giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của đất nước. 

Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp. QUốc hội làm hiến pháp và sửa đổi hiến pháp.

- Chức năng. nhiệm vụ của Hội đồng nhân dân:

+ Quyết định những vấn đề quan trọng ở địa phương; bảo đảm việc thực hiện các quy định của cơ quan nhà nước cấp trên và trung ương địa phương; giám sát việc thi hành ở địa phương, giám át việc thi hành pháp luaatj ở địa phương, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước cùng cấp và dưới cấp.  

b. Cơ quan hành chính nhà nước

Trả lời câu hỏi trang 111 SGK Kinh tế Pháp luật 10

Vì sao Chính phủ và Ủy ban nhân dân được gọi là cơ quan hanh chính nhà nước?

Lời giải:

- Thực hành quyền hành pháp, cơ quan chấp hành của Quốc hội. Chính phủ có các nhiệm vụ, quyền hạn như tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của UỶ ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước; thống nhất quản lí về kinh tế, văn hoá, xã hội, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ,… thực hiện quản lí về cán bộ, công chức, viên chức và công vụ trong các cơ quan nhà nước..... 

Câu 2: Hiến pháp quy định chức năng, nhiệm vụ của Chính phủ và Uỷ ban nhân dân là gì? Hãy nêu ví dụ thể hiện chức năng, nhiệm vụ của Chính phủ và Uỷ ban nhân dân.

Lời giải:

- Chức năng, nhiệm vụ của Chính phủ:

+ Tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của uỷ ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước

+ Thống nhất quản lí về kinh tế, văn hoá, xã hội, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, thông tin, truyền thông, đối ngoại, quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội;

+ Thi hành lệnh động viện hoặc động viên cục bộ, lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp và các biện pháp cần thiết khác để bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm tính mạng, tài sản của nhân dân;

+ Bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước và xã hội, quyền con người, quyền công dân; bảo đảm trật tự, an toàn xã hội;

+ Thống nhất quản lí nền hành chính quốc gia; thực hiện quản lí về cán bộ, công chức, viên chức và công vụ trong các cơ quan nhà nước,...

- Chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân:

+ Tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương;

+ Tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đổng nhân dân

+ Thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao.

- Ví dụ cụ thể:

+ Chính phủ tổ chức thi hành các nghị quyết của Quốc hội.

+ UBND xã tổ chức thi hành các nghị quyết của HĐND xã.

c. Cơ quan tư pháp

Trả lời câu hỏi trang 112 SGK Kinh tế Pháp luật 10

Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân có chức năng, nhiệm vụ gì? Hãy nêu ví dụ thể hiện chức năng, nhiệm vụ đó.

Lời giải:

- Tòa án nhân dân là: cơ quan xét xử của nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp. Bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. 

Ví dụ: xét xử hình sự hoặc dân sự, tranh chấp về kinh doanh, thương mại,…

- Viện kiểm sát nhân dân: bảo vệ hiến pháp và pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất. 

Ví dụ: điều tra, xét sử, thi hành các vụ án hình sự,…

d. Chủ tịch nước

Trả lời câu hỏi trang 113 SGK Kinh tế Pháp luật 10

Câu 1.  Theo em, Chủ tịch nước có vị trí, vai trò như thế nào?

Lời giải:

- Vai trò, vị trí của chủ tịch nước là: Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đôi nội và đối ngoại.

Câu 2.  Việc chủ tịch nước chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội thể hiện điều gì?

Lời giải:

- Chủ tịch nước làm như vậy để thể hiện:

+ Thể hiện sự minh bạch, công bằng, rõ ràng và đó là trách nhiệm của chủ tịch nước.

e. Hội đồng bầu cử quốc gia, kiểm soát nhà nước

Trả lời câu hỏi trang 113 SGK Kinh tế Pháp luật 10

Câu 1.  Theo em, vì sao Hiến pháp phải có nội dung quy định về Hội đồng bầu cử quốc gia và kiểm soát nhà nước?

Lời giải:

- Hiến pháp phải có nội dung quy định về Hội đồng bầu cử quốc gia và kiểm soát nhà nước vì:

+ Hội đồng bầu cử quốc gia là do Quốc hội thành lập, có nhiệm cụ tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội.

+ Chỉ đạo và hướng dẫn công tác bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, các xã.

Câu 2.  Hội đồng bầu cử quốc gia và Kiểm toán nhà nước có chức năng, nhiệm vụ gì? Hãy nêu ví dụ thể hiện chức năng, nhiệm vụ đó.

Lời giải:

- Chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng bầu cử quốc gia được quy định tại khoản 1 Điều 117; chức năng , nhiệm vụ Kiểm toán nhà nước được quy định tại khoản 1 Điều 118 của Hiến pháp.

- Chức năng, nhiệm vụ của kiểm toán: có chức năng đánh giá, xát nhận, kết luận và kiến nghị đối với việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công. Có nhiệm vụ quyết định kế hoạch và báo cáo Quốc hội trước khi thực hiện; tổ chức thực hiện kế hoạch; xem xét, quyết định việc kiểm toán khi có đề nghị của Hội đồng dân tộc; trình ý kiến; tham gia với các cơ quan,…


Luyện tập

Trả lời câu hỏi trang 114 SGK Kinh tế Pháp luật 10

Câu 1. Em hãy cho biết các ý kiến sau đây đúng hay sai. Vì sao?

a. Bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức theo bốn cấp.

b. Chủ tịch Hội đồng nhân dân có quyền miễn nhiệm Chủ tịch Uỷ ban nhân dân.

c. Toà án nhân dân là cơ quan duy nhất thực hiện quyền tư pháp.

d. Khi thực hiện quyền công tố, Viện kiểm sát nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.

Lời giải:

a. Bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức theo bốn cấp.

- Sai 

=> Vì bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội Việt Nam gồm nhiều cơ quan, thiết chế tạo thành: như Quốc hội, Chủ tịch nước, Chinh phủ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Toả án nhân dân,…

b. Chủ tịch Hội đồng nhân dân có quyền miễn nhiệm Chủ tịch Uỷ ban nhân dân.

- Sai.

=> Chủ tịch hội đồng nhân dân không có quyền miễn nhiệm chủ tịch ủy ban nhân dân.

c. Toà án nhân dân là cơ quan duy nhất thực hiện quyền tư pháp.

- Đúng.

=> Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp. Bằng những quy định này, lần đầu tiên trong hiến pháp ở Việt Nam được khẳng định là tòa án nhân dân.

d. Khi thực hiện quyền công tố, Viện kiểm sát nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.

- Sai.

=> Tuân theo pháp luật và hiến pháp

Câu 2. Em đồng tình hay không đồng tình với các hành vi nào sau đây? Vì sao?

a. N từ chối khi được bạn học rủ xem một clip có nội dung xuyên tạc về các cơ quan quyền lực nhà nước trên mạng xã hội.

b. B vừa quan sát sơ đồ bộ máy nhà nước vừa đọc các quy định trong Hiến pháp để hiểu rõ hơn về bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

c. P biết các bạn trong nhóm đang hiểu sai quy định của Hiến pháp về Chính phủ nhưng vẫn im lặng. không lên tiếng nhắc nhở.

d. K đăng bài tập tìm hiểu về tổ chức bộ máy nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 lên mạng xã hội nhờ người khác làm giúp.

Lời giải:

a. N từ chối khi được bạn học rủ xem một clip có nội dung xuyên tạc về các cơ quan quyền lực nhà nước trên mạng xã hội.

- Đồng tình.

=> Những thông tin trên là xuyên tạc, gây ảnh hưởng đến các cơ quan quyền lực, không đúng sự thật nên không xem.

b. B vừa quan sát sơ đồ bộ máy nhà nước vừa đọc các quy định trong Hiến pháp để hiểu rõ hơn về bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Đồng tình.

=> Việc làm đó sẽ khiến bạn hiểu rõ hơn bộ máy hoạt động của Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

c. P biết các bạn trong nhóm đang hiểu sai quy định của Hiến pháp về Chính phủ nhưng vẫn im lặng. không lên tiếng nhắc nhở.

- Không đồng tình. 

=> Các bạn hiểu sai thì P phải giải thích để mọi người rõ và đúng.

d. K đăng bài tập tìm hiểu về tổ chức bộ máy nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 lên mạng xã hội nhờ người khác làm giúp.

- Không đồng tình.

=> Nếu K không biết thì phải tìm hiểu chứ không nên nhờ làm hộ cả bài.

Câu 3. Xử lí tình huống

a. Buổi tối, khi hai anh em H đang làm bài tập về nhà thì em gái H bỗng quay sang hỏi:

“Anh ơi, tại sao Chủ tịch nước lại có thể thay mặt Nhà nước ta về đối nội, đối ngoại được hả anh?”

Nếu là H, em sẽ trà lời câu hỏi của em gái như thế nào?

b. Chính quyền xã N tổ chức cho thanh thiếu niên trên địa bàn họp để thảo luận, đóng góp ý kiến về việc xây dựng trung tâm thể dục thể thao của xã. Biết tin, B rủ A cùng đi họp nhưng A từ chối vì cho rằng trẻ em như mình đóng góp ý kiến là không có giá trị. A tin tưởng các lãnh đạo xã sẽ đủ sáng suốt để tự quyết định mọi việc. Người dân chỉ cần thực hiện các quyết định đó là được. B không đồng tình với suy nghĩ của A nhưng không biết nên giải thích thế nào để A thay đổi ý định. Nếu là B, em sẽ làm gì?

Lời giải:

a.

- Em sẽ giải thích là:  Vì Bác là là người sáng lập ra nước Việt Nam, là người có cương vị cao nhất, có tất cả mọi quyền hạn, là người trực tiếp thay mặt đất nươc làm mọi việc.

b. 

- Nếu em là B em sẽ giải thích là: đây là cuộc họp thảo luận đóng góp ý kiến của thanh niên, chúng ta có quyền và nhiệm vụ tham gia để đóng góp ý kiến, các lãnh đạo sẽ xem xét dựa trên các ý kiến đó. 

Câu 4. Em hãy nêu những việc học sinh nên làm và không nên làm để góp phần xây dựng bộ máy nhà nước vững mạnh.

Lời giải:

- Nên làm :

+ tích cực học tập tốt, tràu dồi kiến thức, rèn luyện kỹ năng.

+ Sáng tạo, tìm tòi.

+ Tích cực tham gia các phong trào đóng góp các ý kiến ở truogwf và địa phương.

- Không nên làm:

+ chểnh mảng học hành, không rèn luyện trao dồi kiến thức.

+ Thực hiện những điều trái pháp luật.

+ Chia sẽ những thông tin sai lệch về hiến pháp Việt Nam.


Vận dụng

Trả lời câu hỏi trang 114 SGK Kinh tế Pháp luật 10

Em hãy tìm hiểu và vẽ sơ đồ hệ thống tổ chức của Uỷ ban nhân dân đa phương em đang sống và chia sẻ với thẳy cô cùng các bạn.

Lời giải:

HS tìm hiểu nơi mình sống và vẽ sơ đồ

>>> Xem trọn bộ: Soạn Kinh tế Pháp luật 10 Kết nối tri thức

-----------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Soạn Kinh tế Pháp luật 10 Bài 18: Nội dung cơ bản của hiến pháp về bộ máy nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong bộ SGK Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 11/07/2022 - Cập nhật : 27/09/2022