logo

Soạn KHTN 8 Bài 33: Máu và hệ tuần hoàn của cơ thể người

Hướng dẫn Soạn KHTN 8 Bài 33: Máu và hệ tuần hoàn của cơ thể người ngắn gọn, hay nhất theo chương trình Sách mới.

Bài 33: Máu và hệ tuần hoàn của cơ thể người

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức Bài 33: Máu và hệ tuần hoàn của cơ thể người

Sơ đồ tư duy Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức Bài 33: Máu và hệ tuần hòa của cơ thể người

Mở đầu trang 135 Bài 33 KHTN lớp 8: Một người bị mất máu liên tục sẽ yếu dần và nguy hiểm đến tính mạng. Máu có vai trò gì đối với cơ thể? Máu lưu thông trong cơ thể như thế nào và tim có vai trò gì trong quá trình đó?

Trả lời:

Máu vận chuyển khí oxy và chất dinh dưỡng đi nuôi tất cả các tế bào của cơ thể, đồng thời nhận lại carbon dioxide và chất thải để đưa ra ngoài môi trường qua hệ hô hấp và hệ bài tiết.

Máu lưu thông trong các mạch máu của cơ thể. Tim có vai trò co bóp tạo lực đẩy máu đi nuôi cơ thể và lực hút máu trở về tim.

Câu hỏi 1 trang 135 KHTN lớp 8: Xác định tên và chức năng các thành phần của máu được đánh số trong Hình 33.1

Soạn KHTN 8 Bài 33: Máu và hệ tuần hoàn của cơ thể người

Trả lời:

Tên và chức năng các thành phần của máu được đánh số trong Hình 33.1:

1. Tiểu cầu: Tham gia bảo vệ cơ thể nhờ cơ chế làm đông máu.

2. Hồng cầu: Vận chuyển oxygen và carbon dioxide trong máu.

3. Bạch cầu: Tham gia bảo vệ cơ thể.

4. Huyết tương: Duy trì máu ở trạng thái lỏng giúp máu dễ dàng lưu thông trong mạch; vận chuyển chất dinh dưỡng, các chất cần thiết khác và chất thải.

Câu hỏi 2 trang 135 KHTN lớp 8: Điều gì sẽ xảy ra với cơ thể chúng ta nếu thiếu một trong các thành phần của máu?

Trả lời:

- Nếu thiếu một trong các thành phần của máu, cơ thể sẽ gặp các bệnh lý liên quan đến máu như:

- Ví dụ:

+ Thiếu tiểu cầu: Gây ra tình trạng xuất huyết, khả năng đông máu và khả năng chống nhiễm trùng sẽ giảm.

+ Thiếu hồng cầu: Gây ra các bệnh thiếu máu

+ Thiếu bạch cầu: Khiến sức đề kháng của cơ thể yếu hơn, dễ nhiễm trùng.

Câu hỏi 1 trang 136 KHTN lớp 8: Giải thích vì sao con người sống trong môi trường chứa nhiều vi khuẩn có hại nhưng vẫn có thể sống khỏe mạnh

Trả lời:

- Con người sống trong môi trường chứa nhiều vi khuẩn nhưng vẫn có thể sống khỏe mạnh nhờ có hoạt động của hệ miễn dịch của cơ thể, chủ yếu là tế bào bạch cầu.

- Khi có kháng nguyên xâm nhập vào cơ thể, các tế bào lympho B sản xuất kháng thể chống lại kháng nguyên và bắt đầu tiêu diệt vật lạ.

Câu hỏi 2 trang 136 KHTN lớp 8: Tiêm vaccine có vai trò gì trong việc phòng bệnh?

Trả lời:

- Giúp con người chủ động tạo ra miễn dịch cho cơ thể chống lại các mầm bệnh.

- Kích thích tế bào bạch cầu tạo ra kháng thể, tồn tại trong máu giúp cơ thể miễn dịch với bệnh đã được tiêm vaccine.

Soạn KHTN 8 Bài 33: Máu và hệ tuần hoàn của cơ thể người

Hoạt động 1 trang 137 KHTN lớp 8: Thảo luận nhóm để thực hiện các yêu cầu và trả lời câu hỏi sau: Vẽ Hình 33.4 vào vở rồi hoàn thành sơ đồ truyền máu bằng cách đánh dấu chiều mũi tên để thể hiện mối quan hệ cho, nhận giữa các nhóm máu.

Soạn KHTN 8 Bài 33: Máu và hệ tuần hoàn của cơ thể người

Trả lời:

Sơ đồ truyền máu thể hiện mối quan hệ cho, nhận giữa các nhóm máu:

Soạn KHTN 8 Bài 33: Máu và hệ tuần hoàn của cơ thể người

Câu hỏi trang 137 KHTN lớp 8: Giả sử một người có nhóm máu A cần được truyền máu, người này có thể nhận những nhóm máu nào? Nếu truyền nhóm máu không phù hợp sẽ dẫn đến hậu quả gì?

Trả lời:

- Nếu một người có nhóm máu A cần được truyền máu, người này có thể nhận nhóm máu A và nhóm máu O.

- Nếu truyền nhóm máu không phù hợp sẽ nguy hiểm đến tính mạng người nhận máu xảy ra hiện tượng kết dính làm phá hủy hồng cầu của máu truyền ngay trong lòng mạch máu.

Câu hỏi trang 138 KHTN lớp 8: Nêu cấu tạo của hệ tuần hoàn và trình bày sự phối hợp các cơ quan thể hiện chức năng của cả hệ tuần hoàn.

Trả lời:

Hệ tuần hoàn bao gồm tim và hệ mạch. Tim hoạt động như chiếc bơm, vừa hút vừa đẩy máu lưu thông trong hệ mạch.

Hệ mạch gồm động mạch, mao mạch và tĩnh mạch liền nhau thành hệ thống kín. Động mạch vận chuyển máu từ tim đến mao mạch để trao đổi nước, khí và các chất dinh dưỡng; máu trao đổi tại mao mạch theo tĩnh mạch trở về tim.

Hoạt động 1 trang 139 KHTN lớp 8: Làm việc theo nhóm để thực hiện các yêu cầu sau: Tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng, hậu quả của một số bệnh về máu, tim mạch.

Trả lời:

Soạn KHTN 8 Bài 33: Máu và hệ tuần hoàn của cơ thể người

Hoạt động 2 trang 139 KHTN lớp 8: Làm việc theo nhóm để thực hiện các yêu cầu sau: Vận dụng hiểu biết về các bệnh đã tìm hiểu, đề xuất biện pháp phòng bệnh, bảo vệ hệ tuần hoàn và cơ thể. Giải thích cơ sở của các biện pháp đó.

Trả lời:

Soạn KHTN 8 Bài 33: Máu và hệ tuần hoàn của cơ thể người

Câu hỏi trang 140 KHTN lớp 8: Khi thực hiện biện pháp buộc dây garô cần lưu ý những điều gì?

Trả lời:

Khi thực hiện biện pháp buộc dây garô cần lưu ý:

- Cần dò tìm được vị trí động mạch để làm ngừng sự chảy máu ở vết thương.

- Buộc dây garô ở vị trí gần sát vết thương (cao hơn vết thương về phía tim).

- Buộc dây garô với lực ép đủ làm cầm máu, tránh trường hợp thắt quá chặt gây dập nát tổ chức phần mềm, gây liệt chi hoặc trường hợp thắt garô không đủ chặt làm máu tiếp tục chảy, đồng thời ứ tắc tĩnh mạch có thể gây tím thẫm.

- Ghi chú thời gian đặt garô, không buộc quá lâu vì có thể làm hoại tử phần cơ quan bên dưới chỗ thắt garô.

Câu hỏi trang 140 KHTN lớp 8: Vì sao chỉ dùng biện pháp buộc dây garô để sơ cứu những vết thương chảy máu động mạch ở tay hoặc chân? Những vết thương chảy máu động mạch không phải ở tay, chân cần được xử lí như thế nào?

Trả lời:

- Chỉ những vết thương chảy máu động mạch ở tay hoặc chân mới dùng biện pháp buộc dây garo vì tay và chân là những mô đặc nên biện pháp buộc dây garo mới có hiệu quả cầm máu.

- Những vết thương chảy máu động mạch ở vị trí không phải tay, chân nên băng ép chặt vết thương và di chuyển tới cơ sở y tế nhanh chóng.

Câu hỏi 1 trang 141 KHTN lớp 8: Hiến máu có hại cho sức khỏe không? Vì sao?

Trả lời:

- Hiến máu không có hại cho sức khỏe.

* Giải thích:

+ Nếu hiến máu phù hợp thì mặc dù sau khi hiến máu các chỉ số cơ thể có thay đổi đôi chút nhưng vẫn nằm trong giới hạn sinh lý bình thường và không ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của cơ thể. Thậm chí, hiến máu còn được coi là cơ hội để có sức khỏe tốt hơn, giúp kích thích quá trình tạo máu và đào thải sắt ứ đọng trong các cơ quan.

Câu hỏi 2 trang 141 KHTN lớp 8: Những ai có thể hiến máu được và những ai không thể hiến máu?

Trả lời:

- Những người có thể hiến máu:

+ Người từ 18 – 60 tuổi, cân nặng ít nhất là 42 kg đối với nữ và 45 kg đối với nam.

+ Không mắc các bệnh lây nhiễm qua đường truyền máu khác và không bị nhiễm hoặc không có các hành vi lây nhiễm HIV.

+ Người đã hiến máu lần gần nhất trước đó 3 tuần hoặc 12 tuần 

+ Phụ nữ không có thai hoặc không nuôi con nhỏ dưới 1 tuổi.

- Những người không thể hiến máu là:

+ Người nhiễm HIV hoặc đã thực hiện hành vi có nguy cơ nhiễm HIV.

+ Người nhiễm các virus lây qua đường truyền máu, nhiễm viêm gan B, viêm gan C và 

+ Người có các bệnh mãn tính..

>>> Xem toàn bộ: Soạn KHTN 8 Kết nối tri thức

-------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Trả lời câu hỏi KHTN 8 Kết nối tri thức Bài 33: Máu và hệ tuần hoàn của cơ thể người trong bộ SGK Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 10/07/2023 - Cập nhật : 27/03/2024