logo

Soạn KHTN 8 Bài 36: Điều hòa của môi trường trong cơ thể người

Hướng dẫn Soạn KHTN 8 Bài 36: Điều hòa của môi trường trong cơ thể người ngắn gọn, hay nhất theo chương trình Sách mới.

Bài 36: Điều hòa của môi trường trong cơ thể người

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức Bài 36: Điều hòa môi trường trong của cơ thể người

Sơ đồ tư duy Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức Bài 36: Điều hòa môi trường trong của cơ thể người

Mở đầu trang 150 KHTN 8: Hình bên mô tả một số triệu chứng của một người bị bệnh gout. Một trong những nguyên nhân gây bệnh trên là do rối loạn môi trường trong của cơ thể (tăng nồng độ uric acid trong máu). Môi trường trong của cơ thể là gì? Rối loạn môi trường trong gây ra những nguy cơ nào cho cơ thể?

Trả lời:

Môi trường trong cơ thể bao gồm máu, nước mô và bạch huyết.

Rối loạn môi trường trong cơ thể có thể có nguy cơ mắc một số bệnh nguy hiểm như: tiểu đường, bệnh gout, …

Câu hỏi trang 150 KHTN 8: Quan sát Hinh 36.1, mô tả các thành phần môi trường trong của cơ thể.

Soạn KHTN 8 Bài 36: Điều hòa của môi trường trong cơ thể người

Trả lời:

Môi trường trong của cơ thể bao gồm máu, nước mô và mạch huyết.

Câu hỏi 1 trang 151 KHTN 8: Cân bằng môi trường trong cơ thể là gì và có vai trò như thế nào với cơ thể

Trả lời:

- Cân bằng môi trường trong cơ thể có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể:

+ Đảm bảo cho các tế bào và cơ quan của cơ thể hoạt động bình thường, tạo sự ổn định về các điều kiện lí hóa của môi trường trong cơ thể (máu, dịch mô, bạch huyết), đảm bảo cho động vật tồn tại và phát triển.

+ Khi các điều kiện lí hóa của môi trường trong biến động và mất cân bằng nội môi (không duy trì được ổn định) sẽ gây nên sự rối loạn hoạt động của các tế bào và các cơ quan, gây nên các bệnh, thậm chí gây ra tử vong ở động vật.

Soạn KHTN 8 Kết nối tri thức Bài 36: Điều hòa của môi trường trong cơ thể người

Câu hỏi 2 trang 151 KHTN 8: Sau khi ăn quá mặn chúng ta thường có cảm giác khát việc uống nhiều nước sau khi ăn mặn có ý nghĩa gì đối với cơ thể

Trả lời:

- Khi ăn quá mặn, hàm lượng natri trong máu tăng cao làm áp suất thẩm thấu của máu tăng lên (máu đặc và khó di chuyển hơn trong hệ mạch), kích thích các thụ thể ở thành mạch máu phát xung thần kinh tới trung ương thần kinh, tạo cảm giác khát. Việc bổ sung nhiều nước sau khi ăn mặn giúp làm giảm áp suất thẩm thấu của máu về mức ổn định.

Hoạt động trang 151 KHTN 8: Thảo luận Đọc kết quả xét nghiệm nồng độ glucose và acid trong máu bảng 36.1

Mẫu kết quả xét nghiệm của một số chỉ số sinh lý sinh hóa máu của một người

Tên xét nghiệm  Kết quả  Chỉ số bình thường  Đơn vị
Định lượng glucose (máu)  9,8  3,9 - 6,4 mmol/L
Định lượng uric acid (máu)  171 

Nam: 210 - 420

Nữ 150 - 350

μmol/L
... ... ... ...

Giả sử Bảng 36.1 là kết quả xét nghiệm của một bệnh nhân nam. Thảo luận nhóm nhận xét về kết quả xét nghiệm, dự đoán các nguy cơ về sức khỏe của bệnh (nếu có) và đưa ra lời khuyên phù hợp.

Trả lời:

Bệnh nhân này có lượng glucose trong máu cao hơn so với chỉ số bình thường

* Lượng glucose tăng cao sẽ gây ra rất nhiều hệ lụy cho sức khỏe, cụ thể:

- Biến chứng cấp: Hôn mê hạ đường huyết, hôn mê tăng đường huyết, 

- Biến chứng mạn tính: 

+ Xảy ra ở các mạch máu lớn như não, mạch vành, chi dưới, 

+ Mạch máu nhỏ: Mắt; ở thần kinh tự động: gây hạ huyết áp tư thế; gây nhịp tim nhanh, bí tiểu, liệt dạ dày, ruột…

- Các biến chứng khác: Dễ bị nhiễm trùng, sâu răng, 

=> Đối với những người có lượng glucose cao, cần:

- Hạn chế dùng các thuốc lâu dài làm đường huyết cao.

- Dùng thuốc theo đơn, tái khám định kỳ, theo dõi đường huyết tại nhà.

- Duy trì tập thể dục, vận động, ăn uống khoa học,  duy trì cân nặng lý tưởng theo chiều cao.

* Lượng uric acid thấp hơn so với chỉ số bình thường

- Nếu uric acid thấp hơn mức cho phép sẽ có thể gây ra tình trạng hạ đường huyết, hạ Kalium trong máu bất thường.

- Bên cạnh đó là một số biểu hiện khác như:

+ Đau nhức xương mệt mỏi bất thường. 

+ Lượng nước tiểu tăng bất thường

+ Bị đau cơ thể, giảm sự thèm ăn, run rẩy, mệt mỏi, trầm cảm, sưng chân, khó đi lại. 

- Đối với những trường hợp chỉ số uric acid chỉ thấp, người bệnh có thể thay đổi chế độ ăn uống. Các thực phẩm này bao gồm:

+ Các loại thịt gia cầm, thịt đỏ, thịt lên men...

+ Các loại hải sản: Tôm, cá…

+ Thức ăn đóng hộp: trứng cá muối…

+ Các loại đậu, hạt, nấm, giá đỗ...

>>> Xem toàn bộ: Soạn KHTN 8 Kết nối tri thức

-------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Trả lời câu hỏi KHTN 8 Kết nối tri thức Bài 36: Điều hòa của môi trường trong cơ thể người trong bộ SGK Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 11/07/2023 - Cập nhật : 27/03/2024