logo

Soạn KHTN 8 Bài 32: Dinh dưỡng và tiêu hóa ở người

Hướng dẫn Soạn KHTN 8 Bài 32: Dinh dưỡng và tiêu hóa ở người ngắn gọn, hay nhất theo chương trình Sách mới.

Bài 32: Dinh dưỡng và tiêu hóa ở người

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức Bài 32: Dinh dưỡng và tiêu hóa ở người

Sơ đồ tư duy Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức Bài 32: Dinh dưỡng và tiêu hóa ở người

Mở đầu trang 128 Bài 32 KHTN lớp 8: Cơ thể cần thường xuyên lấy các chất dinh dưỡng từ nguồn thức ăn để duy trì sự sống và phát triển. Tuy nhiên, thức ăn hầu hết có kích thước lớn nên các tế bào của cơ thể không thể hấp thụ được. Quá trình nào đã giúp cơ thể giải quyết vấn đề này và quá trình đó diễn ra như thế nào?

Trả lời:

- Quá trình tiêu hóa giúp chuyển hóa thức ăn với số lượng lớn thành các chất dinh dưỡng mà cơ thể có thể hấp thụ được. 

- Quá trình tiêu hóa diễn ra như sau: Thức ăn đi qua ống tiêu hóa trải qua quá trình tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học để tạo thành các chất đơn giản. Các chất dinh dưỡng được hấp thụ và vận chuyển đến các tế bào trong ruột non, và các chất không được tiêu hóa và hấp thụ được bài tiết qua hậu môn.

Câu hỏi trang 128 KHTN lớp 8: Nêu khái niệm chất dinh dưỡng và dinh dưỡng.

Trả lời:

Chất dinh dưỡng là các chất có trong thức ăn mà cơ thể sử dụng làm nguyên liệu cấu tạo cơ thể và cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống.

Dinh dưỡng là quá trình thu nhận, biến đổi và sử dụng chất dinh dưỡng để duy trì sự sống của cơ thể

Câu hỏi trang 128 KHTN lớp 8: Nêu khái niệm chất dinh dưỡng và dinh dưỡng.

Trả lời:

- Khái niệm chất dinh dưỡng: Chất dinh dưỡng là các chất có trong thức ăn mà cơ thể sử dụng làm nguyên liệu cấu tạo cơ thể và cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống.

- Khái niệm dinh dưỡng: Dinh dưỡng là quá trình thu nhận, biến đổi và sử dụng chất dinh dưỡng để duy trì sự sống của cơ thể.

Câu hỏi trang 129 KHTN lớp 8: Quan sát Hình 32.1 và dựa vào kiến thức đã học để thực hiện các yêu cầu sau:

Soạn KHTN 8 Bài 32: Dinh dưỡng và tiêu hóa ở người

1. Nêu tên các cơ quan của hệ tiêu hóa tương ứng với những vị trí được đánh số trong hình.

2. Xác định tên ba cơ quan mà thức ăn không đi qua.

Trả lời:

1. Tên các cơ quan của hệ tiêu hóa tương ứng với những vị trí được đánh số trong hình:

Soạn KHTN 8 Bài 32: Dinh dưỡng và tiêu hóa ở người

2. Tên ba cơ quan mà thức ăn không đi qua là: gan, ruột già, hậu môn.

Hoạt động 1 trang 130 KHTN lớp 8: Thảo luận về sự phối hợp các cơ quan thể hiện chức năng của cả hệ tiêu hóa.

Trả lời:

Quá trình tiêu hóa thức ăn trong hệ tiêu hóa trải qua sự tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học nhờ sự phối hợp các cơ quan trong hệ tiêu hóa:
- Thức ăn khi đi vào khoang miệng được tiêu hóa cơ học nhờ hoạt động nhai, nghiền của răng và đảo trộn của lưỡi. Tiêu hóa hóa học nhờ enzyme amylase của tuyến nước bọt giúp biến đổi một phần tinh bột chín trong thức ăn thành đường maltose.

- Sau đó, thức ăn được đẩy xuống thực quản và đưa tới dạ dày. Dạ dày co bóp giúp thức ăn được nhuyễn và thấm đều dịch vị. Enzyme pepsin trong dịch vị giúp biến đổi một phần protein trong thức ăn.
- Thức ăn từ dạ dày được chuyển xuống ruột non, tại đây có ba loại dịch là dịch tụy, dịch mật và dịch ruột chứa các enzyme giúp biến đổi chất dinh dưỡng trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.

- Phần lớn chất dinh dưỡng đã được hấp thụ qua thành ruột non, thức ăn chuyển xuống ruột già sẽ hấp thụ thêm một số chất dinh dưỡng, chủ yếu hấp thụ lại nước, cô đặc chất bã. Hoạt động của một số vi khuẩn của ruột già phân giải những chất còn lại tạo thành phân và thải ra ngoài nhờ nhu động của ruột già theo cơ chế phản xạ qua hậu môn.

Hoạt động 2 trang 130 KHTN lớp 8: Nêu mối quan hệ giữa tiêu hóa và dinh dưỡng.

Trả lời:

Trong quá trình tiêu hoá thức ăn biến đổi cơ học và hóa học trở thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào máu. Thông qua quá trình thu nhận, biến đổi và sử dụng các chất dinh dưỡng để duy trì sự sống cho cơ thể. Các chất không được tiêu hóa trong ống tiêu hóa sẽ tạo thành phân và được thải ra ngoài.

Hoạt động 1 trang 130 KHTN lớp 8: Làm việc nhóm để thực hiện các yêu cầu sau: Quan sát Hình 32.2, thảo luận về các giai đoạn hình thành lỗ sâu răng.

Soạn KHTN 8 Bài 32: Dinh dưỡng và tiêu hóa ở người

Trả lời:

Các giai đoạn hình thành lỗ sâu răng:

- Giai đoạn 1: Men răng bị ăn mòn, có thể xuất hiện những đốm mờ đục, sau đó, dần ăn mòn men răng.

- Giai đoạn 2: Xoang sâu lan đến ngà răng, xuất hiện những lỗ sâu răng màu đen.

- Giai đoạn 3: Viêm tủy răng. Tủy răng sẽ bị vi khuẩn tấn công khi mất đi 2 lớp bảo vệ bên ngoài là men răng và ngà răng, dẫn đến nhiễm khuẩn và viêm tủy răng.

Hoạt động 2 trang 130 KHTN lớp 8: Làm việc nhóm để thực hiện các yêu cầu sau: Đề xuất một số biện pháp giúp phòng, chống sâu răng và các việc nên làm để hạn chế những ảnh hưởng tới sức khỏe khi đã bị sâu răng.

Trả lời:

- Một số biện pháp giúp phòng, chống sâu răng:

+ Sử dụng kem đánh răng có chứa Fluoride để vệ sinh răng miệng sau mỗi lần ăn uống. Đặc biệt, phải đánh răng ít nhất hai lần trong ngày (vào buổi tối trước khi đi ngủ và buổi sáng sau khi thức dậy).

+ Sử dụng chỉ nha khoa hoặc bàn chải đánh răng có đầu nhỏ để vệ sinh các kẽ răng.

+ Xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh, khoa học: hạn chế ăn đồ nóng, lạnh đột ngột; giảm đồ ăn ngọt; tăng cường ăn rau, củ, quả.

+ Thực hiện khám và lấy vôi răng theo định kỳ hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ.

- Các biện pháp giúp phòng, chống sâu răng:

+ Vệ sinh răng miệng sạch sẽ sau mỗi bữa ăn bằng nước súc miệng hoặc chỉ nha khoa.

+ Đánh răng đúng cách 2 lần/ngày vào buổi sáng sau khi thức dậy và trước khi đi ngủ.

+ Hạn chế ăn đồ ngọt và đồ nóng lạnh đột ngột

+ Tăng cường ăn đồ ăn có chất xơ, rau củ quả.

+ Khám răng định kỳ 4 - 6 tháng 1 lần.

+ Việc nên làm để hạn chế ảnh hưởng tới sức khỏe khi đã sâu răng là điều trị tại phòng khám nha khoa.

Hoạt động trang 130 KHTN lớp 8: Người bị viêm loét dạ dày – tá tràng nên và không nên sử dụng các loại thức ăn, đồ uống nào? Em hãy kể tên và giải thích

Trả lời:

- Người bị viêm loét dạ dày tá tràng nên dùng các loại thức ăn, nước uống như cơm dẻo, chuối, nước ép táo, sữa chua, các loại rau có màu đỏ và xanh đậm, ngũ cốc, trà thảo dược, nghệ, mật ong... vì những thức ăn này rất giàu vitamin và khoáng chất, bảo vệ hệ tiêu hóa. niêm mạc dạ dày, giúp chữa lành vết loét hoặc có thể giúp giảm sản xuất axit dạ dày. 

- Người bị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng không nên sử dụng: Đồ uống có cồn (rượu, bia, cà phê…); gia vị cay (ớt, tiêu…); đồ chiên xào nhiều dầu mỡ; trái cây họ cam quýt; nước ngọt, nước có gas… Bởi đây là những thực phẩm dễ làm tổn thương thành trong dạ dày, làm tăng axit dịch vị, đầy bụng, khó tiêu.

Hoạt động trang 130 KHTN lớp 8: Dựa vào thông tin trên, em hãy nêu các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hóa và cơ sở khoa học của các biện pháp đó.

Trả lời:

Các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hóa và cơ sở khoa học của các biện pháp:

Soạn KHTN 8 Bài 32: Dinh dưỡng và tiêu hóa ở người

Hoạt động trang 131 KHTN lớp 8: Dựa vào thông tin trên, thảo luận nhóm để thực hiện yêu cầu và trả lời các câu hỏi sau: Chế độ dinh dưỡng của cơ thể người phụ thuộc vào những yếu tố nào? Cho ví dụ.

Trả lời:

- Chế độ dinh dưỡng của cơ thể người phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: nhu cầu dinh dưỡng, độ tuổi, giới tính, hình thức lao động, trạng thái sinh lí của cơ thể,…

- Ví dụ:

+ Trẻ em cần có nhu cầu dinh dưỡng cao hơn người cao tuổi.

+ Người lao động chân tay có nhu cầu dinh dưỡng cao hơn nhân viên văn phòng.

+ Người bị bệnh và khi mới khỏi bệnh cần được cung cấp chất dinh dưỡng nhiều hơn để phục hồi sức khỏe.

+ Phụ nữ mang thai cần có chế độ dinh dưỡng tăng thêm năng lượng, bổ sung chất đạm và chất béo, bổ sung các khoáng chất.

Hoạt động trang 131 KHTN lớp 8: Dựa vào thông tin trên, thảo luận nhóm để thực hiện yêu cầu và trả lời các câu hỏi sau: Thực hành xây dựng khẩu phần ăn cho bản thân theo các bước sau:

Bước 1: Kẻ bảng ghi nội dung cần xác định theo mẫu Bảng 32.2.

Soạn KHTN 8 Bài 32: Dinh dưỡng và tiêu hóa ở người

Bước 2: Điền tên thực phẩm và xác định lượng thực phẩm ăn được.

Xác định tên thực phẩm và lượng thực phẩm ăn được (Z), Z = X – Y. Trong đó: X là khối lượng cung cấp; Y là lượng thải bỏ, Y = X × tỉ lệ thải bỏ.

Lưu ý: Xác định tỉ lệ thải bỏ của thực phẩm bằng cách tra bảng 32.3.

Soạn KHTN 8 Bài 32: Dinh dưỡng và tiêu hóa ở người

Bước 3: Xác định giá trị dinh dưỡng của các loại thực phẩm.

Xác định giá trị dinh dưỡng của từng loại thực phẩm bằng cách lấy số liệu ở Bảng 32.3 nhân với khối lượng thực phẩm ăn được (Z) chia cho 100.

Bước 4: Đánh giá chất lượng của khẩu phần.

Cộng các số liệu đã liệt kê, đối chiếu với Bảng 32.1, từ đó điều chỉnh chế độ ăn uống cho thích hợp.

Soạn KHTN 8 Bài 32: Dinh dưỡng và tiêu hóa ở người

Bước 5: Báo cáo kết quả sau khi đã điều chỉnh khẩu phần ăn.

Trả lời:

Bước 1: Kẻ bảng ghi nội dung cần xác định theo mẫu Bảng 32.2.

Bước 2: Điền tên thực phẩm và xác định lượng thực phẩm ăn được.

- Ví dụ: Gạo tẻ

+ X: Khối lượng cung cấp, X = 400g.

+ Y: Lượng thải bỏ, Y = 400 × 1% = 4g.

+ Z: Lượng thực phẩm ăn được, Z = 400 – 4 = 396g.

Tính tương tự với các loại thực phẩm khác.

Bước 3: Xác định giá trị dinh dưỡng của các loại thực phẩm.

- Ví dụ: Giá trị dinh dưỡng của gạo tẻ

+ Protein = = 31,29 g.

+ Lipid = = 3, 96 g.

+ Carbohydrate = = 300,57 g.

Tính tương tự với các loại thực phẩm khác.

Bước 4: Đánh giá chất lượng khẩu phần ăn:

- Protein: 31,29 + 22,4 + 6,1 + 0,96 + 0,35 = 61,1 (g)

- Lipid: 3,96 + 12, 6 + 0,56 + 0,5 + 58,45 = 76,07 (g)

- Carbohydrate: 300,57 + 11,5 + 22,6 + 0,35 = 335 (g)

- Năng lượng: 1362 + 191 + 76 + 99 + 529 = 2257 (Kcal)

- Chất khoáng: Calcium = 845,5 (mg), sắt = 22,51 (mg).

- Vitamin: A = 0,52 (mg), B1 = 3,06 (mg), B2 = 2,56 (mg), PP = 23,6 (mg), C = 217,8 (mg).

So sánh với các số liệu bảng 31.2, ta thấy đây là khẩu phần ăn tương đối hợp lí, đủ chất cho lứa tuổi 12 – 14.

Bước 5: Báo cáo kết quả sau khi đã điều chỉnh khẩu phần ăn.

Hoạt động 1 trang 133 KHTN lớp 8: Vận dụng hiểu biết về an toàn vệ sinh thực phẩm, em hãy thực hiện các yêu cầu sau: Cho biết ý nghĩa của thông tin trên bao bì (hạn sử dụng, giá trị dinh dưỡng,…) thực phẩm đóng gói

Trả lời:

Ý nghĩa của thông tin trên bao bì (hạn sử dụng, giá trị dinh dưỡng,…) thực phẩm đóng gói:

- Hạn sử dụng: Giúp người tiêu dùng biết được thời gian sản phẩm có thể giữ được giá trị dinh dưỡng và đảm bảo an toàn trong điều kiện bảo quản được ghi trên nhãn. 

- Giá trị dinh dưỡng: Giúp người tiêu dùng lựa chọn đúng nhu cầu, xác định được giá trị dinh dưỡng, hàm lượng của sản phẩm.

- Thông tin nhà sản xuất, nguồn gốc xuất xứ: Giúp người tiêu dùng xác định rõ nguồn gốc của sản phẩm, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Hướng dẫn sử dụng: Giúp người tiêu dùng bảo quản và chế biến đúng cách.

Soạn KHTN 8 Bài 32: Dinh dưỡng và tiêu hóa ở người

Hoạt động trang 133 KHTN lớp 8: Vận dụng hiểu biết về an toàn vệ sinh thực phẩm, em hãy thực hiện các yêu cầu sau: Trình bày một số bệnh do mất vệ sinh an toàn thực phẩm. Đề xuất các biện pháp lựa chọn, bảo quản và chế biến thực phẩm giúp phòng chống các bệnh vừa nêu

Trả lời:

- Một số bệnh do mất vệ sinh an toàn thực phẩm:

+ Ngộ độc thực phẩm cấp tính

+ Ung thư, rối loạn chức năng không giải thích được, vô sinh, gây quái thai,…những bệnh này có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm sau một thời gian.

- Các biện pháp lựa chọn, bảo quản và chế biến thực phẩm giúp phòng chống các bệnh trên:

+ Lựa chọn thực phẩm tươi, an toàn, nguồn gốc rõ ràng.

+ Những thực phẩm dễ hỏng như rau, quả, cá, thịt tươi,… cần được bảo quản lạnh.

+ Thực phẩm ăn sống với thực phẩm cần nấu chín không để lẫn.

+ Chế biến hợp vệ sinh như ngâm rửa kĩ, nấu chín, đảm bảo sạch sẽ, cần được che đậy cẩn thận thực phẩm sau khi chế biến.

>>> Xem toàn bộ: Soạn KHTN 8 Kết nối tri thức

-------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Trả lời câu hỏi KHTN 8 Kết nối tri thức Bài 32: Dinh dưỡng và tiêu hóa ở người trong bộ SGK Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 10/07/2023 - Cập nhật : 26/03/2024