logo

Soạn HĐTN 7 Chủ đề 2: Em đang trưởng thành - Cánh diều

Hướng dẫn Soạn HĐTN 7 Chủ đề 2: Em đang trưởng thành ngắn gọn nhất bám sát nội dung SGK HĐTN 7 Cánh diều theo chương trình sách mới. Mời bạn đọc cùng tham khảo!

Chủ đề 2: Em đang trưởng thành - Cánh diều


Hoạt động 1: Khám phá bản thân 


1. Nhận diện điểm mạnh, điểm hạn chế trong học tập

Câu 1: Hãy xác định các môn học mà em có điểm mạnh và những môn học em còn gặp khó khăn.

Soạn HĐTN 7 Chủ đề 1: Em đang trưởng thành - Cánh diều

Lời giải:

Môn học em có điểm mạnh

Môn học em còn gặp khó khăn

Em rất thích học môn Ngữ Văn, em thích các tác phẩm văn học và luôn tập trung, say mê học tập.

Em còn gặp khó khăn trong học môn Vật Lí, các công thức khó nhớ và em không thể tập trung học.

Câu 2: Trao đổi với bạn về cách học những môn mà em học có hiệu quả.

Lời giải:

+ Môn Văn: 

- Chú ý nghe cô giảng trên lớp và ghi nhớ nội dung của bải;

- Đọc nhiều sách, tài liệu;

- Không sao chép các bài văn mẫu.

+ Môn Anh:

- Đọc sách điện tử, báo và tạp chí tiếng Anh

- Nắm vững ngữ pháp tiếng Anh

- Mỗi ngày học ít nhất 5 từ mới

+ Môn Toán:

- Nắm vững lý thuyết, các công thức;

- Tự giác giải bài tập trong SGK và sách tham khảo

- Tham khảo cách giải khác từ thầy cô, bạn bè

Câu 3: Lựa chọn lời khuyên phù hợp của các bạn và thực hiện để học tốt những môn học mà em gặp khó khăn.

Lời giải:

+ Học ở nơi thoải mái, yên tĩnh.

+ Sắp xếp thời gian học tập phù hợp: phân bổ thời gian hợp lí, không học quá sớm hoặc quá muộn,...

+ Nắm vững lý thuyết môn học.

+ Học nhóm để giúp đỡ nhau giải quyết các vấn đề của bài học.

+ Lên kế hoạch, thời gian biểu học một cách rõ ràng: phân bổ thời gian hợp lý

+ Nắm vững lý thuyết môn học.


2. Nhận diện điểm mạnh, điểm hạn chế trong cuộc sống

Câu 1: Hãy liệt kê những điểm mạnh, điểm hạn chế của em theo gợi ý dưới đây:

Soạn HĐTN 7 Chủ đề 1: Em đang trưởng thành - Cánh diều

Lời giải:

+ Điểm mạnh:

- Những việc làm em thường làm tốt nhất: Tự tin, có khả năng thuyết trình trước đám đông

- Những kết quả đạt được mà em cảm thấy hài lòng nhất: hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trong nhóm, được thầy cô, bạn bè tán dương, công nhận năng lực từ mọi người.

- Người khác nhận xét có điểm mạnh: khả năng ngôn từ lưu loát, hòa đồng, cởi mở.

+ Điểm hạn chế:

- Em thường thấy khó khăn khi học các môn tự nhiên như: toán, lý, hóa

- Kiến thức lý thuyết em chưa nắm vững, khả năng tư duy còn hạn chế

- Người khác đánh giá điểm hạn chế của em: còn cẩu thả, chưa cẩn thận trong quá trình làm bài, dễ nản chí, bỏ cuộc khi gặp bài khó.

Câu 2: Chia sẻ với bạn về điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân.

Lời giải:

Em chia sẻ với các bạn về điểm mạnh/ điểm hạn chế của bản thân để khắc phục điểm yếu và phát huy những điểm mạnh:

Trong quá trình học tập trên lớp và tự luyện tập ở nhà, tôi thấy mình có điểm mạnh về môn văn, khả năng ngôn ngữ hình thành trong tư duy nhanh. Ngoài ra, tôi cũng có khả năng nhớ lâu các sự kiện trong lịch sử, các thông tin về tác giả, tác phẩm mình đã học. Tuy nhiên, tôi lại học chưa tốt môn toán. Mỗi tiết toán, tôi còn rụt rè, chưa dám giơ tay phát biểu vì sợ mình làm sai. Trong thời gian sắp tới, tôi sẽ đọc thật nhiều tài liệu để tiếp tục phát huy điểm mạnh môn văn của mình, đồng thời tập trung hơn nữa, mạnh dạn hơn để khắc phục điểm còn hạn chế trong môn toán của mình.


3. Rèn luyện bản thân trong học tập và cuộc sống

Câu 1: Lập kế hoạch cải thiện những điểm hạn chế của bản thân trong học tập và trong cuộc sống.

Soạn HĐTN 7 Chủ đề 1: Em đang trưởng thành - Cánh diều

Lời giải:

Các điểm hạn chế

- Ngại giao tiếp với người lạ.

- Khả năng tiếng Anh chưa tốt

- Còn tự ti trước đám đông

Cách khắc phục

- Luyện tập nói chuyện tự tin trước gương

- Tích cực rèn luyện khả năng tiếng Anh: học từ vựng, phát âm…

Dự kiến việc sẽ làm

- Nói chuyện với bạn mới trong lớp.

- Đăng kí lớp học tiếng Anh

Kết quả mong đợi

- Tự tin 

- Nâng cao khả năng tiếng Anh

Câu 2: Trao đổi với bạn và người thân về kế hoạch đó.

Lời giải:

- Em trao đổi với mẹ về kế hoạch: Mẹ rất ủng hộ và hỗ trợ em.


4. Rèn luyện tính kiên trì, chăm chỉ trong công việc

Câu 1: Chia sẻ những câu chuyện về tấm gương kiên trì, chăm chỉ mà em biết.

Lời giải:

Nguyễn Ngọc Ký sinh ngày 28/6/1947 tại xã Hải Thanh, huyện Hải Hậu, Nam Định. Khi lên bốn, một cơn bạo bệnh bất ngờ đã cướp đi cả hai bàn tay của ông, khiến chúng bị liệt và mãi mãi không cầm được bút nữa. Tuy nhiên, Nguyễn Ngọc Ký quyết không đầu hàng số phận và đã luyện viết bằng bàn chân của chính mình. Đây là một chuyện rất khó khăn, vất vả vì không cầm vững được cây viết đã muốn buông xuôi. Dần dần bình tâm lại, ông đã viết được chữ O, chữ A, sau đó còn vẽ được thước, xoay được compa, làm được lồng chim và những thứ đồ chơi để chơi. Sau này, Nguyễn Ngọc Ký xuất sắc tốt nghiệp ngành Ngữ văn của Đại học Tổng hợp Hà Nội, rồi trở về quê nhà làm thầy giáo.

Câu 2: Nêu những biểu hiện của tính kiên trì, chăm chỉ.

Gợi ý:

+ Cố gắng đến cùng để hoàn thành công việc;

+ Thực hiện công việc thường xuyên;…

Lời giải:

Biểu hiện của tính kiên trì, chăm chỉ:

+ Cần cù, chăm chỉ, chịu khó, quyết tâm hoàn thành mục tiêu đặt ra

+ Tự giác, chủ động thực hiện công việc

+ Không bỏ cuộc khi gặp khó khăn

+ Không ỷ lại vào người khác

Câu 3: Thảo luận cách rèn luyện tính kiên trì, chăm chỉ trong công việc.

Soạn HĐTN 7 Chủ đề 1: Em đang trưởng thành - Cánh diều

Lời giải:

Nội dung cần rèn luyện Cách rèn luyện

 

 

Kiềm chế sự nóng giận, vội vàng

- Học cách hít sâu, thở đều.

- Điều chỉnh suy nghĩ và tự kiểm tra lại ý kiến của bản thân về sự việc khiến mình tức giận.

- Nghỉ ngơi, thư giãn bằng cách nghe nhạc nhẹ, đọc sách.

- Tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người xung quanh.

 

Tự giác

- Xác định rõ điều mình muốn và cần đạt được.

- Lập kế hoạch chi tiết về những việc cần làm.

- Đặt báo thức hoặc nhờ mọi người xung quanh nhắc nhở.

Câu 4: Chia sẻ và thực hiện việc rèn luyện tính kiên trì, chăm chỉ hàng ngày.

Lời giải:

HS tự thực hiện.


5. Tôn trọng sự khác biệt giữa mọi người

Câu 1: Nêu biểu hiện của tôn trọng sự khác biệt và thể hiện sự tôn trọng với mọi người.

Lời giải:

Biểu hiện của tôn trọng sự khác biệt và thể hiện sự tôn trọng với mọi người:

+ Tôn trọng thói quen, sở thích của mỗi người

+ Lắng nghe, tiếp thu ý kiến của người khác

+ Lắng nghe ý kiến của người khác một cách tích cực, tập trung

+ Lịch sự với mọi người khi tiếp xúc, giao tiếp

Câu 2: Trao đổi về cách thể hiện tôn trọng sự khác biệt.

Soạn HĐTN 7 Chủ đề 1: Em đang trưởng thành - Cánh diều

Lời giải:

Biểu hiện sự tôn trọng người khác là gì:

- Sự tôn trọng thể hiện qua cách đối xử tử tế với người khác.

- Cư xử lễ độ đối với tất cả mọi người.

- Không có sự phân biệt đối xử với ai.

- Không chê bai người khác.

- Tôn trọng thói quen mỗi người.

- Tiếp thu ý kiến của người khác.

Trao đổi về cách thể hiện tôn trọng sự khác biệt:

- Lắng nghe ý kiến của bạn bè.

- Tôn trọng và thấu hiểu ý kiến của các bạn.


6. Hành động vì sự khác biệt

Câu hỏi: Thực hiện các sản phẩm để thể hiện thông điệp đề cao sự tôn trọng lẫn nhau và phê phán sự kì thị giới tính, dân tộc và địa vị xã hội.

Lời giải:

Gợi ý hình thức: kịch bản tiểu phẩm, áp phích

HS tự thực hiện


Hoạt động 2: Nhận biết khả năng kiểm soát cảm xúc của bản thân trang 


1. Nhận biết cảm xúc của bản thân

Câu 1: Mô tả các tình huống làm nảy sinh các cảm xúc của bản thân mà em nhận biết được.

Soạn HĐTN 7 Chủ đề 1: Em đang trưởng thành - Cánh diều

Lời giải:

STT

Các cảm xúc

Mức độ xuất hiện

Mô tả tình huống mà em có cảm xúc

Trong học tập

Trong mối quan hệ với các bạn

Trong mối quan hệ với bố mẹ, thầy cô

1

Bất ngờ

Thỉnh thoảng

Em tự mình giải được một bài toán khó

Em được Hà tặng món quà làm quen

Được bố mẹ tặng quà sinh nhật

2

Hào hứng

Thỉnh thoảng

Em được kết nạp Đoàn

Em có cơ hội được làm quen với người bạn mới

 

3

Buồn

Thỉnh thoảng

Em bị điểm kém môn Toán

Em và bạn giận nhau

Em bị bố mẹ trách phạt

Câu 2: Chia sẻ về các tình huống làm nảy sinh cảm xúc của em.

Lời giải:

Em chia sẻ những tình huống làm nảy sinh cảm xúc của bản thân khi vui vẻ, tức giận, phấn khích, lo lắng.

Ví dụ:

Kì thi học sinh giỏi môn Toán vừa qua em đạt giải Nhất toàn tỉnh. Cô giáo và các bạn ai cũng chúc mừng và ngưỡng mộ em. Điều này khiến em cảm thấy vô cùng hãnh diện và tự hào vì mình đã xuất sắc đạt được thành tích cao. Đặc biệt, khi về đến nhà em còn được bố mẹ tổ chức một bữa liên hoan lớn và một món quà bất ngờ. Em cảm thấy vô cùng sung sướng, hạnh phúc và tự nhắc mình phải cố gắng hơn nữa trong các kì thi tiếp theo.


2. Nhận biết khả năng kiểm soát cảm xúc của bản thân

Câu 1: Hãy xác định mức độ kiểm soát cảm xúc của bản thân.

Soạn HĐTN 7 Chủ đề 1: Em đang trưởng thành - Cánh diều

Lời giải:

Em là người có khả năng kiểm soát cảm xúc trung bình vì trong nhiều trường hợp, em có thể nhận biết đúng các cảm xúc của bản thân nhưng chưa thực sự kiềm chế được các cảm xúc tiêu cực, đôi khi còn có những hành động sai do cảm xúc gây ra.

Câu 2: Đánh giá mức độ kiểm soát cảm xúc của em trong tình huống sau:

Soạn HĐTN 7 Chủ đề 1: Em đang trưởng thành - Cánh diều

Lời giải:

Trong tình huống, em có thể kiểm soát cảm xúc tốt. Thay vì tỏ ra khó chịu, cáu giận với các bạn, em sẽ thẳng thắn góp ý để lần sau các bạn không trêu đùa mình như vậy nữa.

Câu 3: Chia sẻ điều em thấy mình cần rèn luyện để có khả năng kiểm soát cảm xúc tốt hơn.

Lời giải:

- Những điều em cần rèn luyện để có khả năng kiểm soát cảm xúc tốt hơn:

1. Làm việc nhiều hơn nói. ...

2. Chỉ hướng đến mục tiêu cuối cùng. ...

3. Không hề nóng giận vô cớ ...

4. Liên tục kiểm điểm bản thân. ...

5. Luôn chủ động giữ liên lạc trong các mối quan hệ ...

6. Lắng nghe cơ thể mình. ...

7. Điều chỉnh mọi hành động của cơ thể ...

8. Rèn luyện sự tư duy.

3. Luyện tập kiểm soát cảm xúc

Câu 1: Luyện tập kiểm soát cảm xúc tiêu cực trong các tình huống sau:

Soạn HĐTN 7 Chủ đề 1: Em đang trưởng thành - Cánh diều

Lời giải:

+ Tình huống 1:

- Bình tĩnh giải thích với bố mẹ nguyên nhân em ngã

- Tuyệt đối không cáu gắt, to tiếng với bố mẹ

+ Tình huống 2:

- Gạt bỏ những suy nghĩ tiêu cực, buồn bã

- Thư giãn đầu óc và tinh thần bằng cách nghe nhạc…

- Rà soát lại kiến thức và tự động viên bản thân phải cố gắng hơn trong lần kiểm tra tiếp theo

+ Tình huống 3: 

- Cố gắng kiềm chế cơn nóng giận.

- Bình tĩnh lắng nghe bạn hoặc nhẹ nhàng giải thích cho bạn hiểu để cùng nhau tìm lí do dẫn tới bất đồng.

- Nói chuyện, trao đổi và cùng nhau thống nhất ý kiến.

>>> Xem trọn bộ: Giải Hoạt động trải nghiệm 7 Cánh diều

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Soạn HĐTN 7 Chủ đề 2: Em đang trưởng thành trong bộ SGK Cánh diều theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Toploigiai đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt! 

icon-date
Xuất bản : 20/08/2022 - Cập nhật : 10/09/2022