logo

Soạn + Gợi ý Câu hỏi trên lớp bài Những câu hát than thân

Soạn bài Những câu hát than thân nhanh nhất chỉ với 10 phút??? Trọn bộ các câu hỏi giáo viên đặt ra cho học sinh trên lớp về tác phẩm Những câu hát than thân??? Đúng vậy, tất cả sẽ có tại bài viết này của Toploigiai, mời các bạn cùng tham khảo


Soạn bài: Những câu hát than thân (trong 10 phút)

Soạn bài Những câu hát than thân | Soạn văn 7 siêu ngắn tại TopLoigiai

ĐỌC - HIỂU TÁC PHẨM

Câu 1

Sưu tầm các bài ca dao

Cái cò lặn lội bờ sông

Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non

--------------

Cái cò lặn lội bờ sông

Cổ dài mỏ cứng cánh cong lưng gù

Bã xa sông rộng sóng to

Vì lo cái bụng đi mò cái ăn.

Trong ca dao dân ca, người nông dân hay mượn hình ảnh con cò để nói về thân phận của mình bởi giữa con cò và người nông dân có những dặc điểm tương đồng như: chịu khó, cần cù chăm chỉ và rất thuần hậu. Hình ảnh con cò cũng rất quen thuộc với dồng ruộng, bởi vậy có lẽ quen thuộc với người nông dân.

Câu 2

Hình ảnh cuộc đời vất vả, lận đận của con cò được diễn tả trong bài ca dao thông qua :

- Sử dụng các từ láy : lận đận => Nhấn mạnh về sự vất vả tột cột

- Các hình ảnh đối lập : nước non ><1 mình => Làm nổi bật sự nhỏ bé con cò

- Các thành ngữ : Lên thác xuống ghềnh

- Các cặp từ đối lập: lên><xuống;  bể đầy >

- Trạng từ chỉ thời gian: bấy nay

- Câu hỏi tu từ: một câu hỏi không có sự giải đáp, đó chính là những tâm sự sâu kín trong lòng chỉ bản thân mình mới hiểu, mới biết khó nói thành lời. Ở đây, tác giả dân gian mượn hình ảnh con cò để nói đến thân phận của những người nông dân trong xã hội xưa lam lũ, vất vả vô cùng.

=> Hình ảnh con cò được miêu tả với những hành động lặn lội, vất vả, nhọc nhằn đối mặt với những sóng gió, bão táp, vơi cả bầu trời rộng lớn, với nước non mênh mông. Sự khổ cực, lận đận bấy lâu nay vẫn không thể thoát ra được.

* Ngoài nội dung than thân bài ca còn là lời tố cáo và lên án một xã hội bất công, một chế độ phong kiến và giai cấp thống trị áp bức, làm cho số phận người nông dân lận đận, nghèo khổ.

Câu 3

- “Thương thay”: Cụn từ hay được sử dụng trong ca dao than thân, ở đây, thương thay chính là cái nhìn đồng cảm, và sự thương xót cho số phận của người khác.

- Cụm từ “Thương thay” trong bài 2 được lặp lại 4 lần, và mỗi lần là thương thay cho số phận của mỗi con vật. Đó chính là sự thấu hiểu, cảm thông và đau xót trước số phận của từng loại, đặc biệt trong bài ý muốn nói đến số phận của người lao động, mỗi người có cảnh ngộ khác nhau, nhưng đều mang chung một số phận vất vả.

- Khi các từ ngữ được lặp lại như vậy, muốn nhận mạnh về thái độ thương xót thay các số phận.

- Sự lặp lại ấy, tạo ra sự kết nối giữa các câu và ý , tạo cho bài ca có sự nối tiếp và mở rộng các nội dung về sự thương xót thay số phận nào đó.

Câu 4

Trong bài 2, chúng ta thấy xuất hiện những hình ảnh ẩn dụ để nói về sự thương thân của người lao động

- Hình ảnh con tằm: nói lên thân phận bị áp bức bóc lột đến kiệt sức,

- Hình ảnh con kiến: Thể hiện số phận nhỏ bé, đang ngày đêm phải lao động để kiếm sống

- Hình ảnh con Hạc: nói về thân phận nổi trôi, vô định , không chốn đi về, sống cuộc sống phiêu bạt khắp nơi

- Hình ảnh con Cuốc: Thể hiện một con người không được tôn trọng, không có tiếng nói trong xã hội, dù có nói thì cũng không ai nghe và đồng cảm.

Câu 5

Sưu tầm các bài ca dao mở đầu bằng cụm từ “Thân em”

Thân em như thể cánh bèo

Ngược xuôi xuôi ngược theo chiều nước trôi

---------------------------------------------------

Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ, biết vào tay ai

---------------------------------------------

Thân em như cỏ ngoài đồng

Buồn thì anh nhổ, anh trồng rau dăm

--------------------------------

Thân em như Hạc đầu đình

Muốn bay chẳng cất nổi mình mà bay

------------------------------

Thân em như hạt mưa rào

Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa

---------------------------

Thân em như cánh chuồn chuồn

Khi vui nó đậu khi buồn nó bay

=> Điểm chung giữa các bài ca trên là đều nói về thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa. Số phận nhỏ bé, bị phụ thuộc , và không đượ quyết định về số phận của mình. Ở vào thời phong kiến, trong xã hội xưa, người phụ nữ không có tiếng nói, không được coi trọng, thân phận chỉ như cỏ cây, hạt cát vô định mà thôi

- Sự giống nhau về nghệ thuật:

+ Đều mở đầu bằng cụm từ “Thân em”

+ Sử dụng biện pháp so sánh ví von

+ Thuộc về thể thơ lục bát=> Tạo ra nhịp điệu nhẹ nhàng, như những lời tâm sự

Câu 6

Trong bài 3, sự đặc biệt trong việc dùng hình ảnh so sánh là: Sử dụng loại quả là “trái bần” ở đây, tên loại đồng âm với từ bần cùng, bần khó=> Từ hình ảnh so sánh chúng ta đã có thể đoán được về số phận người phụ nữ.

- Hình ảnh so sánh đối lập Trái bần và gió dập sóng dồi=> Trái bần nhỏ bé mà chống chọi với sóng to gió lớn rồi bị vùi dập

=>Qua đây, hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến thật sự đau xót tột cùng. Ở góc độ nào trong xã hội, họ cũng bị vùi dập bởi các thế lực khác nhau. Thân phận nhỏ bé ấy, mãi mãi họ không thể thoát ra được, bởi sự áp bức, sự đè nén về thể xác lẫn tinh thần. Những người phụ nữ gánh chịu số phận lênh đênh, trôi nổi, chịu bao nhiêu ngang trái như trái bần bị gió dập sóng dồi.

LUYỆN TẬP

Câu 1

Điểm chung về nghệ thuật của 3 bài ca dao

* Điểm chung về nội dung:

- Phản ánh các số phận nhỏ bé, bất hạnh, và cuộc đời lận đận, vất vả

- Thể hiện sự đồng cảm sâu sắc, với những số phận con người bị vùi dập trong xã hội xưa

- Lên án tố cáo, đả kích chế độ phong kiến và giai cấp thống trị

* Đặc điểm nghệ thuật

- Thể thơ: đều sử dụng thể thơ lục bát =>Tạo ra những nhịp điệu và vẫn điệu

- Mượn hình ảnh, biểu tượng và các biện pháp nghệ thuật như so sánh, ẩn dụ để nói về thân phận mình

Câu 2

Học thuộc các bài ca dao đã học

* Nhận xét – ý nghĩa

Những câu hát than thân là một thể loại tiêu biểu trong ca dao dân ca Việt Nam. Những bài ca đó thường nói về thân phận nhỏ bé, số phận bất hạnh nghèo khổ của người lao động trong xã hội xưa, đồng thời cũng là nơi thể hiện sự đồng cảm và chia sẻ với những con người gánh chịu số phận cay đắng đó. Những hình ảnh được dùng trong các bài hát than thân thường là những hình ảnh, biểu tượng, sự vật,gắn liền và gần gũi với con người. Bằng việc sử dụng linh hoạt và khéo léo các biện pháp nghệ thuật => tác giả dân gian muốn thể hiện thân phận, hình ảnh, cuộc đời vất vả của những con người lam. Không chỉ mang nội dung than thân, những bài hát than thân còn tố cáo quyết liệt về chế độ xã hội bất công và áp bức.


Gợi ý Câu hỏi giáo viên đặt ra trên lớp bài Những câu hát than thân

“Những câu hát than thân” thuộc kiểu văn bản gì?

Trả lời:

- Kiểu văn bản: ca dao dân ca trữ tình

“Những câu hát than thân” thể hiện cuộc đời và số phận của người nông dân ngày xưa như thế nào?

Trả lời:

Cuộc đời của những người nông dân ngày xưa: khó khăn, long đong lận đận, bị chèn ép, bị bóc lột bởi xã hội phong kiến, thân phận chỉ như củ khoai cái kiến không dám lên tiếng.

“Những câu hát than thân” thể hiện nỗi niềm tâm sự của ai?

Trả lời:

Những câu hát than thân thường dùng các sự vật, các con gần gũi nhỏ bé, đáng thương làm hình ảnh tiêu biểu, ẩn dụ, so sánh để diễn tả tâm trạng, thân phận con người.

Ngoài nội dung than thân, bài ca dao số 1 “Những câu hát than thân” còn thể hiện nội dung nào khác?

Trả lời:

Ngoài nội dung than thân, bài ca còn có nội dung tố cáo xã hội phong kiến bất công. Xã hội đó đã làm nên chuyện bể đầy, ao cạn làm cho thân cò thêm lận đận, thêm gầy mòn. Câu hỏi tu từ đã gián tiếp tố cáo xã hội phong kiến bất công đó.

Em hiểu cụm từ “thương thay” trong bài ca dao số 2 “Những câu hát than thân” như thế nào?

Trả lời:

Cụm từ "thương thay" là tiếng than biểu hiện sự đồng cảm, thương xót. Cụm từ này được lặp lại 4 lần, mỗi lần nhắc đến là một lần diễn tả nỗi thương, thương cho thận phận của mình đồng thời thông cảm cho những người cùng cảnh ngộ. Sự lặp lại đó không những có tác dụng nhấn mạnh nỗi thương cảm, xót xa cay đắng của người nông dân, mà còn có ý nghĩa kết nối, phát triển, mở rộng và liên hệ những nỗi thương khác. Tô đậm nỗi thương cảm, xót xa cho cuộc sống khổ sở nhiều bề của người lao động; Kết nối và mở ra những nỗi thương khác nhau, làm cho bài ca phát triển.

Em hãy nêu những điểm chung về nội dung và nghệ thuật của ba bài ca dao “Những câu hát than thân”.

Trả lời:

* Về nội dung:

    ● Cả ba bài đều là những câu hát than thân của những con người trong xã hội xưa.

    ● Mỗi bài lại có một nét riêng mang tính chất phản kháng.

    ● Cả ba bài đều diễn tả cuộc đời, thân phận của nhân dân ta trong xã hội cũ

* Về nghệ thuật:

    ● Điểm đặc sắc là cả ba bài ca dao đều sử dụng thể thơ lục bát - một thể thơ truyền thống của dân tộc, có âm hưởng nhẹ nhàng mà tha thiết, tạo nên sức sống lâu bền trong lòng người đọc.

    ● Sử dụng các biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ, câu hỏi tu từ.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021