logo

Bài 3 nói về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Hình ảnh so sánh ở bài này có gì đặc biệt? Qua đây em thấy cuộc đời của người phụ nữ... | Câu 6 trang 49 Ngữ Văn 7


Soạn bài: Những câu hát than thân (soạn 2 cách)

Câu 6 (trang 49 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1)

Bài 3 nói về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Hình ảnh so sánh ở bài này có gì đặc biệt? Qua đây em thấy cuộc đời của người phụ nữ trong xã hội phong kiến như thế nào?

Soạn cách 1

- Trong bài 3, sự đặc biệt trong việc dùng hình ảnh so sánh là: Sử dụng loại quả là “trái bần” ở đây, tên loại đồng âm với từ bần cùng, bần khó=> Từ hình ảnh so sánh chúng ta đã có thể đoán được về số phận người phụ nữ.

- Hình ảnh so sánh đối lập Trái bần và gió dập sóng dồi => Trái bần nhỏ bé mà chống chọi với sóng to gió lớn rồi bị vùi dập

=> Qua đây, hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến thật sự đau xót tột cùng. Ở góc độ nào trong xã hội, họ cũng bị vùi dập bởi các thế lực khác nhau. Thân phận nhỏ bé ấy, mãi mãi họ không thể thoát ra được, bởi sự áp bức, sự đè nén về thể xác lẫn tinh thần. Những người phụ nữ gánh chịu số phận lênh đênh, trôi nổi, chịu bao nhiêu ngang trái như trái bần bị gió dập sóng dồi.

Soạn cách 2

- Điều đặc biệt ở đây là hình ảnh người phụ nữ được so sánh với trái bần

– loại quả chua và chát, nhẹ xốp, trôi nổi trên mặt nước, bị “gió dập sóng dồi”

- Qua đó cho thấy thân phận nhỏ bé bấp bênh của người phụ nữ giữa cuộc đời, không được tự quyết định cuộc đời mình, chỉ có thể phụ thuộc vào ngoại cảnh.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021