logo

Em hãy sưu tầm một số bài ca dao mở đầu bằng cụm từ “thân em”. Những bài ca dao ấy thường nói về ai, về điều gì... | Câu 5 trang 49 Ngữ Văn 7


Soạn bài: Những câu hát than thân (soạn 2 cách)

Câu 5 (trang 49 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1)

Em hãy sưu tầm một số bài ca dao mở đầu bằng cụm từ “thân em”. Những bài ca dao ấy thường nói về ai, về điều gì, và thường giống nhau như thế nào về nghệ thuật?

Soạn cách 1

 Sưu tầm các bài ca dao mở đầu bằng cụm từ “Thân em”:

Thân em như thể cánh bèo

Ngược xuôi xuôi ngược theo chiều nước trôi

---------------------------------------------------

Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ, biết vào tay ai

---------------------------------------------

Thân em như cỏ ngoài đồng

Buồn thì anh nhổ, anh trồng rau dăm

--------------------------------

Thân em như Hạc đầu đình

Muốn bay chẳng cất nổi mình mà bay

------------------------------

Thân em như hạt mưa rào

Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa

---------------------------

Thân em như cánh chuồn chuồn

Khi vui nó đậu khi buồn nó bay

=> Điểm chung giữa các bài ca trên là đều nói về thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa. Số phận nhỏ bé, bị phụ thuộc , và không đượ quyết định về số phận của mình. Ở vào thời phong kiến, trong xã hội xưa, người phụ nữ không có tiếng nói, không được coi trọng, thân phận chỉ như cỏ cây, hạt cát vô định mà thôi

- Sự giống nhau về nghệ thuật:

+ Đều mở đầu bằng cụm từ “Thân em”

+ Sử dụng biện pháp so sánh ví von

+ Thuộc về thể thơ lục bát=> Tạo ra nhịp điệu nhẹ nhàng, như những lời tâm sự

Soạn cách 2

- Thân em như hạt mưa sa,

Hạt rơi đài các, hạt ra ngoài đồng.

- Thân em như tấm lụa điêu

Phất phơ giữa chợ nhiều điều đáng thương!

- Thân em như dải lụa đào 

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai

• Những bài ca dao đó thường nói về thân phận nhỏ bé, phụ thuộc của người phụ nữ, những người không được tự quyết định số phận cuộc đời mình

• Nghệ thuật thường dùng đó là so sánh, so sánh “thân em” với các hình ảnh có chung điểm tương đồng để từ đó cho thấy nỗi khổ của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021