logo

Soạn + Gợi ý Câu hỏi trên lớp bài Đọc Tiểu Thanh kí

Soạn bài Đọc Tiểu Thanh kí nhanh nhất chỉ với 10 phút??? Trọn bộ các câu hỏi giáo viên đặt ra cho học sinh trên lớp về tác phẩm Đọc Tiểu Thanh kí??? Đúng vậy, tất cả sẽ có trong bài viết này của Toploigiai, mời các bạn cùng tham khảo nhé

Soạn văn 10 siêu ngắn: Đọc Tiểu Thanh Kí - Toploigiai


Soạn bài: Đọc Tiểu Thanh kí (trong 10 phút)

Bố cục:

Bốn phần theo Đề - Thực - Luận - Kết

- Hai câu đề (1, 2): Đọc dư cảo Tiểu Thanh để lại và nỗi niềm xót xa thương cảm cho số phận của nàng.

- Hai câu thực (3, 4): Kiếp sống tài hoa bạc mệnh, cuộc đời bất hạnh của nàng Tiểu Thanh.

- Hai câu luận (5, 6): Sự thấu cảm và nỗi niềm suy tư của tác giả với nàng Tiểu Thanh.

- Hai câu kết (7, 8): Tâm trạng thay đổi từ xót xa cho người đến xót xa cho chính thân phận mình của tác giả.

Đọc - Hiểu

Câu 1

Nguyễn Du xót thương cho số phận của Tiểu Thanh vì:

- Tiểu Thanh vừa có sắc, vừa có tài nhưng cuộc đời lại quá trái ngang với cô, khi sống thì bị vùi dập, chết thì đến con chữ, vần thơ cũng bị đốt.  

- Nguyễn Du vốn sống nhân ái với tình thương con người bởi thế ông xót xa cho Tiểu Thanh là điều đương nhiên. Đặc biệt cô lại là phận nữ nhi mà bị xã hội hắt hủi, coi thường, phải sống một cuộc đời cực khổ.

Câu 2

- “Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi”: Được hiểu là những trách móc, oán hờn thừ trước đến nay trời xanh không thấu, khó mà hỏi được trời cũng khó mà tìm được lời đáp.

- Nỗi hờn ở đây thể hiện sự oán trách, uất hận, ấm ức của những con người tài hoa mà cuộc đời bấp bênh, có tài, có sắc nhưng luôn bị vùi dập, chịu cảnh đời coi khinh, tệ bạc.

- Tác giả cho là không thể hỏi trời được bởi số kiếp đã an bài, ai cũng phải trải qua trái ngang, vấp ngã, đó đều là sự đã được sắp đặt, do chính mỗi chúng ta tạo ra, thuộc về định mệnh.

Câu 3

- Qua nỗi niềm thương xót và đồng cảm với thân phận người phụ nữ ta thấy Nguyễn Du là một người hiểu đời, hiểu chuyện, sống vì một chữ tình. Ông luôn đau đáu nỗi xót xa, đồng cảm với tất cả mọi người. Phải là một người sống nghĩa tình mới có thể nhìn thấu nỗi đau của người khác mà xót, mà thương. Điều đó càng khẳng định ông cũng đau trước nỗi đau đồng loại, cũng uất hận trước những khổ đau mà con người phải gánh chịu.

Câu 4 

Vai trò của từng đoạn thơ với chủ đề toàn bài:

- Đoạn thơ đề: Mở ra bối cảnh về không gian, thời gian và hoàn cảnh để bài thơ ra đời.

- Đoạn thơ thực: Cảm xúc của bài thơ dần được đẩy lên thể hiện nỗi xót xa, thương cảm cho thân phận của nàng Tiểu Thanh.

- Đoạn thơ luận: Khai thác sâu chủ đề bài thơ, từ những cảm xúc nâng lên thành sự khát quát về thân phận con người trong xã hội trong đó có nhà thơ.

- Đoạn thơ kết: Tiếng lòng của nhà thơ đã mở rộng chủ đề bài thơ, khẳng định mối quan hệ giữa tác giả và tác phẩm.

Luyện tập

Đoạn thơ trích từ Truyện Kiều và bài Đọc Tiểu Thanh kí đều:

- Bày tỏ nỗi niềm thương cảm, xót xa, đau đớn trước những con người tài sắc vẹn toàn mà phải chịu cuộc đời bạc bẽo, khổ đau (Thúy Kiều và Tiểu Thanh).

- Thông qua bi kịch số phận của một cá nhân để khai thác sâu vấn đề nâng lên thành bi kịch chung của những người cùng cảnh trong xã hội.

- Không dừng lại ở sự xót thương nhân vật mà còn qua nhân vật để bộc lộ vấn đề của chính mình, bày tỏ niềm cảm thương sâu sắc với số phận của chính tác giả.

Nhận xét – Ý nghĩa

Qua bài thơ, học sinh cảm nhận được sự thấu cảm của tác giả với chính nhân vật của mình hay là những người phụ nữ tài hoa bạc mệnh trong xã hội phong kiến. Từ đó để thấy được tấm lòng bác ái của nhà văn trong việc đưa chủ nghĩa nhân đạo trong văn học.


Gợi ý Câu hỏi giáo viên đặt ra trên lớp bài Đọc Tiểu Thanh kí

Em hiểu vì sao Nguyễn Du lại đồng cảm với số phận Tiểu Thanh trong bài “Đọc Tiểu Thanh kí”?

Trả lời:

- Nàng Tiểu Thanh vừa có tài, vừa có sắc nhưng cuộc đời nàng gặp nhiều bi kịch:

    + Nàng làm vợ lẽ, bị dập vùi, trước tác bị đốt dở dang

    + Nguyễn Du cảm thương trước số phận hẩm hiu, đau khổ của nàng

- Từ bi kịch của bản thân, nghĩ tới số phận trôi nổi, nghiệt ngã của những người có tài văn chương.

Câu: “Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi” trong bài “Đọc Tiểu Thanh kí” có nghĩa gì? Nỗi hờn (hận) ở đây là gì? Tại sao tác giả cho là không thể hỏi trời được?

Trả lời:

Nỗi hờn kim cổ: mối hận của người xưa và người thời nay (cùng thời với Nguyễn Du) những người phụ nữ hồng nhan thường hay bạc mệnh.

       + Đó còn là nỗi hận của những người có tài năng thơ phú như tác giả

   – Tác giả nêu ra một thông lệ rằng: những người tài hoa thường hay bạc mệnh (chữ tài gần với chữ tai một vần).

       + Nỗi hận không chỉ riêng phận bạc Tiểu Thanh mà còn là nỗi hận của những Khuất Nguyên, Đỗ Phủ, Nguyễn Du…

       + Nỗi hận kéo dài cả trăm năm, không thay đổi, mãi là câu hỏi không lời đáp, ông trời cũng không có câu trả lời.

   – Thể hiện sự bất lực của nhà thơ trước những bất công, ngang trái trong cuộc đời.

⇒ Sự suy tư của tác giả về sự ngang trái trong cuộc đời: những người tài hoa thường bạc mệnh.

Qua bài “Đọc Tiểu Thanh kí”, Nguyễn Du thương xót và đồng cảm với người phụ nữ có tài văn chương mà bất hạnh. Điều đó nói gì về tấm lòng của nhà thơ?

Trả lời:

Nguyễn Du thương cảm số phận nàng Tiểu Thanh, người giỏi thơ văn, xinh đẹp nhưng bất hạnh. Nguyễn Du đồng cảm, thương xót cho thân phận người nghệ sĩ.

    + Nàng Tiểu Thanh là người phụ nữ có tài văn chương mà bất hạnh

    + Ông đau đớn hỏi “Văn chương không có số mệnh mà bị đốt bỏ”

– Nguyễn Du trân trọng giá trị tinh thần của người nghệ sĩ, từ đó ông cũng bộc lộ niềm thương cảm khi văn chương bị đốt bỏ, bị vùi dập.

⇒ Nguyễn Du là nhà nhân đạo chủ nghĩa thương cảm trước những kiếp người tài hoa bạc mệnh- đây là giá trị nhân bản tiến bộ của Nguyễn Du.

Nêu vai trò của mỗi đoạn thơ (đề, thực, luận, kết) đối với chủ đề toàn bài “Đọc Tiểu Thanh kí”.

Trả lời:

  - Hai câu đề -tả cảnh để kể việc: từ quang cảnh hoang phế ở Tây hồ, người đọc liên tưởng tới cuộc đời thay đổi, từ đó làm nảy sinh cảm xúc của nhà thơ.

   - Hai câu thực: suy ngẫm của tác giả về số phận bất hạnh của nàng Tiểu Thanh qua hình ảnh son phấn và văn chương.

   - Hai câu luận: liên hệ thân phận của nàng Tiểu Thanh với những bậc văn nhân tài tử trong đó có nhà thơ.

   - Hai câu kết: nhà thơ mong mỏi sự đồng cảm của người đời sau.

   ⇒ Từng phần, đoạn đều nằm trong cảm hứng chung của tác phẩm: sự xót thương và cảm thông của tác giả, từ đó suy ngẫm tới thân phận mình.

Giá trị nội dung và nghệ thuật trong “Đọc Tiểu Thanh Kí” của Nguyễn Du.

Trả lời:

Giá trị nội dung:

    + Bài thơ có sự vận động, phát triển trong mạch cảm xúc từ việc đọc truyện "xót xa, thương tiếc cho nàng Tiểu Thanh tài sắc mà bạc mệnh" mà tác giả đã suy nghĩ, tri âm với số phận những người tài hoa, tài tử và thương cho số phận của chính bản thân mình. Bởi ông cũng nhìn thấy được tương lai của mình - một con người tài hoa nhưng cuộc đời chông chênh, gập ghềnh, vất vả.

    + Giá trị nhân đạo sâu sắc:

- Nguyễn Du xót xa, thương cảm cho Tiểu Thanh- một hồng nhan bạc mệnh, một tài năng thi ca đoản mệnh, mất trong nỗi cô đơn, buồn tủi; đồng thời cũng là sự cảm thương cho những kiếp hồng nhan, tài tử nói chung trong xã hội.

- Với cảm hứng tự thương và sự tri âm sâu sắc, Nguyễn Du đã đặt ra vấn đề về quyền sống của người nghệ sĩ. Những con người ấy cần phải được trân trọng, tôn vinh vì chính những giá trị tinh thần lớn lao mà họ đã mang đến cho nhân loại chứ không phải là sự chà đạp, vùi dập cho đến chết.

Giá trị nghệ thuật:

    + Ngôn ngữ trữ tình đậm chất triết lí kết hợp với giọng điệu buồn thương, cảm thông, chia sẻ đã khiến cho bài thơ không chỉ là sự đồng cảm với số phận của nàng Tiểu Thanh nói riêng, những con người tài hoa, tài tử mà bất hạnh nói chung mà đó còn là lời tâm sự của chính Nguyễn Du về cuộc đời của mình.

    + Sử dụng tài tình phép đối và khả năng thống nhất những hình ảnh đối lập trong hình ảnh, ngôn từ.

Ý nghĩa của bài “Đọc Tiểu Thanh kí” là gì?

Trả lời:

Bài thơ thể hiện tấm lòng nhân đạo cao cả của Nguyễn Du trước cuộc đời bất hạnh của nàng Tiểu Thanh và tâm sự u uất của nhà thơ về cuộc đời và xã hội phong kiến lúc bấy giờ.

Hoàn cảnh sáng tác bài “Đọc Tiểu Thanh” kí là gì?

Trả lời:

Bài thơ được Nguyễn Du viết trước khi đi sứ ở Trung Quốc.

Hai câu kết bài “Đọc Tiểu Thanh kí” tác giả viết về ai?

Trả lời:

Hai câu kết tác giả viết về nỗi niềm của chính mình.

Theo em con số 300 trong bài “Đọc Tiểu Thanh kí” có ý nghĩa gì?

Trả lời:

   - 300 năm: từ lúc Tiểu Thanh chết cho đến lúc Nguyễn Du viết bài thơ.

   - Tiểu Thanh mất, 300 năm sau có một người là Nguyễn Du làm thơ, khóc thương nàng. Nhưng đến lượt nhà thơ mất thì 300 năm sau có ai khóc cho nhà thơ không?

Em có nhận xét gì về cảm xúc của nhà thơ khi bài thơ “Đọc Tiểu Thanh kí” khép lại?

Trả lời:

Cảm xúc của Nguyễn Du: sự cô đơn, đơn độc trong hiện tại, giữa cuộc đời này không người tri âm. Ông đau đớn, khắc khoải mong chờ sự trân trọng, cảm thông của hậu thế.

Ý nghĩa nhan đề của bài thơ “Đọc Tiểu Thanh Kí” là gì?

Trả lời:

- Nhan đề “Đọc Tiểu Thanh kí” (Độc Tiểu Thanh kí)

    + Kí: những ghi chép

    + Tiểu Thanh kí: những ghi chép của nàng Tiểu Thanh

⇒ “Đọc Tiểu Thanh kí”: đọc những ghi chép của nàng Tiểu Thanh (đọc tập thơ của nàng Tiểu Thanh).

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021