logo

Soạn + Gợi ý Câu hỏi trên lớp bài Cảm xúc mùa thu

Soạn bài Cảm xúc mùa thu nhanh nhất chỉ với 10 phút??? Trọn bộ các câu hỏi giáo viên đặt ra cho học sinh trên lớp về tác phẩm Cảm xúc mùa thu??? Đúng vậy, tất cả sẽ có trong bài viết này của Toploigiai, mời các bạn cùng tham khảo nhé

Soạn văn 10 siêu ngắn: Cảm xúc mùa thu- TopLoigiai


Soạn bài: Cảm xúc mùa thu (trong 10 phút)

Bố cục:

- Phần 1 (bốn câu thơ đầu): Vẻ đẹp mùa thu

- Phần 2 (bốn câu thơ còn lại): Nỗi niềm, lời bộc bạch của nhà thơ

Đọc - Hiểu

Câu 1

- Bài thơ có thể chia làm hai phần. Cụ thể phần 1 là 4 câu thơ đầu- phần 2 là 4 câu thơ cuối

=> Nội dung của hai phần hoàn toàn độc lập nhưng có sự bổ trợ, kết hợp lẫn nhau để làm nên bức tranh mùa thu đẹp giữa cảnh và tình.

- Phần 1 (bốn câu thơ đầu): Vẻ đẹp mùa thu.

- Phần 2 (bốn câu thơ còn lại): Nỗi niềm, lời bộc bạch của nhà thơ

Câu 2 

- Tầm nhìn có sự xoay chuyển, biến đổi từ 4 câu thơ đầu 4 câu thơ sau là đi từ bao quát đến cụ thể. Trong bốn câu thơ đầu tầm nhìn rất rộng mở, hướng ra xa và mang tính khái quát toàn bộ nhưng đến bốn câu cuối thì tầm thì thu hẹp lại, có tính giới hạn và chi tiết, cụ thể hơn.

- Sự thay đổi về tầm nhìn cho thấy bước chuyển mình trong tâm trạng của tác giả. Nhà thơ chọn cách đi từ tả cảnh đến tả tình, dùng cảnh để bộc lộ tâm trạng của chính mình một cách tự nhiên hoưn, giàu cảm xúc hơn

Câu 3

- Bốn câu thơ đầu là bước đệm để phát triển bốn câu thơ sau, là nền tảng để cảm xúc bộc lộ một cách tự nhiên hơn, sâu lắng hơn.

- Toàn bài thơ với nội dung là minh chứng cho nhan đề Thu hứng. Thứ nhất, là cảm hứng sáng tác. Thứ hai là nội dung. Thứ ba là hình ảnh và cảm xúc thơ đều tập trung làm bật nhan đề tác phẩm. Tất cả đều mục đích vẽ lên bức tranh mùa thu hòa hợp giữa cảnh và tình.  

Luyện tập

Câu 1

- Bản dịch thơ của Nguyễn Công Trứ về cơ bản rất tròn nghĩa vì nó thể hiện đúng nội dung và cảm xúc của toàn bài.

-Trong những câu đầu phần dịch thơ đã thể hiện rõ ràng ý nghĩa từ “điêu thương” rất sát nghĩa.

- Trong bản dịch câu thứ năm đã bỏ đi chữ “lưỡng khai” ở bản nguyên tác. Đến câu thơ thứ sáu thì chữ “cô” được dịch rất tròn nghĩa, đúng và đủ khiến cảm xúc đươc thể hiện rõ nét.

- Câu thơ "Khóm trúc tuôn thêm dòng lệ cũ" thì bản dịch có thể coi là ấn tượng hơn nguyên tác. Bởi lẽ nhìn trên cả hai phương diện là nội dung, nghệ thuật hay cách diễn đạt thì bản dịch đều thể hiện một cách xuất sắc.

Câu 2

- Chữ "lệ" trong câu thơ là đa nghĩa. Ta có thể hiểu theo nghĩa thứ nhất là nước mắt nhà thơ, nghĩa thứ hai là nước mắt của khóm cúc. Tuy nhiên để hiểu một cách trọn vẹn và sâu sắc nhất thì nên hiểu đó là nỗi lòng, là xúc cảm của nhà thơ luôn dào dạt, trào dâng mỗi khi thấy hoa cúc nở.

Nhận xét – Ý nghĩa

Qua bài thơ, học sinh cảm nhận được bức tranh mùa thu ảm đạ, hắt hiu trong bối cảnh đất nước loạn lạc, chia ly cũng như tâm trjang âu sầu, buồn bã của nhà thơ luôn đau đáu nỗi nhỡ quê nhà, nỗi lo đất nước và ngậm ngùi cho số phận mình.


Gợi ý Câu hỏi giáo viên đặt ra trên lớp bài Cảm xúc mùa thu

Nhận xét về tầm nhìn của nhà thơ trong bốn câu thơ đầu và bốn câu thơ cuối bài thơ “Thu hứng". Vì sao có sự thay đổi ấy?

Trả lời:

- Sự thay đổi bốn câu đầu cảnh được nhìn bao quát rộng và xa:

    + Sương trắng rừng phong,

    + Núi Vu, núi Kẽm hiu hắt

    + Lòng sông, sóng tận chân lưng trời

    + Mây sà xuống đất

- Bốn câu thơ sau, không gian bị thu hẹp lại: con thuyền, khóm cúc buộc tấm lòng nhà thơ với quê hương

    + Có sự vận động của không gian do thời gian buổi chiều buông, tầm nhìn hạn hẹp.

    + Sự thay đổi phù hợp với tứ thơ, từ cảnh đến tình.

⇒ Sự thay đổi phù hợp với tâm trạng và mạch cảm xúc, cấu tứ của bài thơ.

Xác định mối quan hệ giữa bốn câu thơ đầu và bốn câu thơ cuối bài thơ “Thu hứng".

Trả lời:

- Mối quan hệ của bốn câu thơ đầu là bốn câu thơ cuối: cả hai góp phần tạo nên không gian bức tranh thu trầm buồn, sâu lắng.

   + Bốn câu thơ đầu: miêu tả cảnh thu ở không gian rộng lớn, mênh mông

   + Bốn câu thơ sau: cảnh thu chi tiết, rõ nét, có tình

- Mối quan hệ tạo nên sự vận hành trong tứ thơ, đi từ cảnh tới tình, cảnh khởi sinh tình, tình thấm sâu vào cảnh.

Mối quan hệ của cả bài thơ với nhan đề “Thu hứng".

Trả lời:

Nhan đề bài thơ là “Thu hứng”, trong toàn bộ bài thơ, hình ảnh, câu chữ phản ánh tình cảm của thi nhân trước cảnh sắc mùa thu.

    + Bốn câu thơ đầu dù miêu tả cảnh thu nhưng phảng phất nỗi buồn

    + Bốn câu cuối là nỗi lòng của tác giả nhớ nước, thương đời.

So sánh bản dịch thơ bài thơ “Thu hứng" của Nguyễn Công Trứ với phần phiên âm và dịch nghĩa.

Trả lời:

So với bản dịch thơ của Nguyễn Công Trứ (phiên âm và dịch nghĩa):

   - Ưu điểm: Bản dịch thơ khá sát với tinh thần của bài thơ, thể hiện được sự sắc sảo khi sử dụng ngôn ngữ

   - Nhược điểm: Một số chênh lệch so với bản phiên âm:

       + Câu đầu tiên, tác giả chưa dịch sát nghĩa từ “điêu thương”- đây là tính từ nhưng lại đóng vai trò làm động từ trong câu thơ. Cần phải diễn đạt được sắc thái tàn phá khắc nghiệt của sương đối với rừng phong.

       + Chữ “thẳm” diễn đạt chưa trọn vẹn nghĩa, nó khiến âm hưởng bài thơ bị kéo xuống

       + Câu 5, khi dịch tác giả làm mất từ “lưỡng khai” quan trọng, từ này có ý nghĩa nhấn mạnh vào sự lặp lại

       + Câu 6, tác giả không truyền tải được hết sự trống trải, cô đơn của kẻ li hương trong chữ “cô” phần phiên âm.

Chữ “lệ” trong câu 5 bài thơ “Thu hứng" chỉ nước mắt của nhà thơ hay nước mắt của “khóm cúc”.

Trả lời:

Chữ “lệ” trong câu “Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ” được hiểu theo cả hai cách nước mắt của nhà thơ và nước mắt của “hoa cúc”:

    + Mỗi khi ngắm nhìn hoa cúc, lòng tác giả lại bồi hồi nhớ về quê cũ, nước mắt rơi không ngăn lại được

    + Hoa cúc “lưỡng khai” nở gợi lên sự ra đi không trở lại nhưng cũng gợi liên tưởng về dòng lệ chứa chan ân tình không chỉ rơi một lần

    + Nhìn cúc nở mà tưởng như cúc đã nhỏ lệ

Nội dung chính của bài thơ “Thu hứng" là gì?

Trả lời:

Bài thơ vẽ nên bức tranh mùa thu hiu hắt, mang đặc trưng của núi rừng, sông nước Quỳ Châu. Đồng thời, bài thơ còn là bức tranh tâm trạng buồn lo của nhà thơ trong cảnh loạn ly: nỗi lo cho đất nước, nỗi buồn nhớ quê hương và nỗi ngậm ngùi, xót xa cho thân phận mình.

Những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ “Thu hứng".

Trả lời:

- Kết cấu chặt chẽ

- Hình ảnh đặc trưng

- Ngôn từ nhiều tầng ý nghĩa

- Giọng điệu và âm hưởng thơ thể hiện đúng tâm trạng u buồn

Có gì đặc biệt trong cách kết thúc bài thơ “Thu hứng"?

Trả lời:

Kết thúc bài thơ tuy không miêu tả trực tiếp xã hội nhưng vẫn mang ý nghĩa hiện thực sâu sắc và chan chứa tình đời.

Nhận xét về mối quan hệ giữa cảnh thu và tình thu ở 4 câu thơ sau của bài thơ “Thu hứng".

Trả lời:

Cảnh thu ở 4 câu sau thấm đượm tình thu, khắc sâu ấn tượng về sự cô đơn, lẻ loi, u uất của kẻ tha hương nặng lòng với quê hương và lo âu cho tình hình đất nước chưa yên ổn.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021