logo

GDQP 10 Bài 4 Cánh diều ngắn gọn nhất

Hướng dẫn Soạn GDQP 10 Bài 4: Phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông ngắn gọn bám sát nội dung bộ Sách mới Giáo dục quốc phòng 10 - Cánh Diều


Bài 4: Phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông - Cánh Diều

>>> Xem thêm: Tóm tắt lý thuyết GDQP 10 Bài 4 ngắn nhất Cánh Diều


KHỞI ĐỘNG

Câu hỏi: Em hãy nêu nhận xét về một số hành vi trong hình 4.1 liên quan đến pháp luật về trật tự an toàn giao thông. 

Soạn GDQP 10 Bài 4: Phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông - Cánh Diều

Lời giải: Nhận xét về một số hành vi trong hình 4.1 liên quan đến pháp luật về trật tự an toàn giao thông:

Hình a: Chở 3 khi đi xe máy, dùng ô che trời mưa và không đội mũ bảo hiểm khi điều khiển phương tiện giao thông.

Hình b: Học sinh dàn hàng ngang khi tham gia giao thông. 

Hình c: Người dân ngồi tụ tập trên đường ray xe lửa.

Hình d: Đi thuyền nhưng không mặc áo phao an toàn. 


I. MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT VỀ TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG


1. Pháp luật về trật tự an toàn giao thông

Khám phá 1: Em có thể di chuyển từ thủ đô Hà Nội đến thành phố Hồ Chí Minh bằng những phương tiện giao thông nào? Để đảm bảo an toàn giao thông, em cần làm gì?

Câu trả lời:

- Em có thể di chuyển từ thủ đô Hà Nội đến thành phố Hồ Chí Minh bằng những phương tiện giao thông: xe ô tô, có thể là xe khách cũng có thể là xe của gia đình, tàu hỏa, máy bay hoặc xe máy đi phượt. 

- Để đảm bảo an toàn giao thông, em cần:

Khi di chuyển bằng xe ô tô (xe khách, xe của gia đình): 

+ Ngồi phía sau ghế lái và luôn thắt dây an toàn khi tham gia giao thông.

+ Không đùa nghịch, lớn tiếng tránh làm lái xe mất tập trung, gây nguy hiểm. 

+ Khi xe có dấu hiệu cháy nổ cần tìm cách thoát hiểm nhanh chóng.

Khi di chuyển bằng tàu hỏa:

+ Sử dụng đường và cầu thang được quy định sẵn. Tuyệt đối không được băng qua đường ray để đến sân ga.

+ Cần đứng ở vạch quy định khi đợi tàu 

+ Cần cẩn thận và vịn chắc khi di chuyển giữa các toa tàu. 

Khi di chuyển bằng máy bay:

+ Không sử dụng các thiết bị truyền phát. Để điện thoại ở chế độ máy bay.

+ Ngồi đúng số ghế của mình.

+ Trước lúc máy bay cất cánh và hạ cánh, cần thắt dây an toàn.


2. Một số quy định về trật tự an toàn giao thông đường bộ

a. Một số hành vi bị nghiêm cấm (theo Điều 8)

Khám phá 2: Bạn A điều khiển xe đạp đến ngã tư thì đèn đỏ bật sáng, cô cảnh sát giao thông ra hiệu lệnh cho phép đi nhưng An vẫn lưỡng lự. Em hãy tư vấn cho An. 

Câu trả lời:

Bạn A điều khiển xe đạp đến ngã tư thì đèn đỏ bật sáng, cô cảnh sát giao thông ra hiệu lệnh cho phép đi nhưng An vẫn lưỡng lự. Em sẽ tư vấn cho An:

Tại Điều 4 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2016/BGTVT về báo hiệu đường bộ, có quy định:

4.1. Khi đồng thời bố trí các hình thức báo hiệu có ý nghĩa khác nhau cùng ở một khu vực, người tham gia giao thông phải chấp hành loại hiệu lệnh theo thứ tự như sau:

- 4.1.1. Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông;

- 4.1.2. Hiệu lệnh của đèn tín hiệu;

- 4.1.3. Hiệu lệnh của biển báo hiệu;

- 4.1.4. Hiệu lệnh của vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên mặt đường.

4.2. Khi ở một vị trí đã có biển báo hiệu đặt cố định lại có biển báo hiệu khác đặt có tính chất tạm thời mà hai biển có ý nghĩa khác nhau thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của biển báo hiệu có tính chất tạm thời. Biển có tính chất tạm thời là biển sử dụng mang tính tình huống nhằm tổ chức điều khiển giao thông có tính chất ngắn hạn như trong các sự kiện, sự cố giao thông hay sử dụng trong quá trình thi công hoặc sửa chữa đường.

=> Như vậy, theo quy định trên thì khi tham gia giao thông có cả tín hiệu giao thông và hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, thì người điều khiển phương tiện giao thông là bạn A phải thực hiện theo hiệu lệnh của điều khiển giao thông. Với trường hợp trên khi có đèn đỏ nhưng cảnh sát yêu cầu phải di chuyển thì bạn A phải thực hiện việc di chuyển theo hiệu lệnh của cảnh sát giao thông chứ không được chần chừ.

g. Người đi bộ (theo Điều 32)

Luyện tập 1: Bạn Minh đang học lớp 10, có em gái đang học lớp mẫu giáo lớn. Mỗi sáng đi học, Minh thường dắt em đi một đoạn khá xa tới chỗ có vạch kẻ sơn qua đường. Sang nay, do dậy muộn, anh em Minh đi tắt đến trường bằng cách trèo qua dải phân cách rồi qua đường. Em sẽ nói gì với Minh và em gái Minh?

Câu trả lời: Em sẽ khuyên Minh và em gái Minh:

Theo Điều 32: Người đi bộ không được vượt qua dải phân cách, không đu bám vào phương tiện giao thông đang chạy; khi mang vác vật cồng kềnh phải bảo đảm an toàn và không gây trở ngại cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ. Trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường đô thị, đường thường xuyên có xe cơ giới qua lại phải có người lớn dắt. Vì vậy hành vi trên của 2 bạn là hoàn toàn sai

Hơn nữa, hành động này là vô cùng nguy hiểm. Không chỉ nguy hiểm đến tính mạng cho bạn Minh, em gái bạn Minh mà còn gây nguy hiểm đến người điều khiển phương tiện giao thông trên đường bộ. 

Vì vậy, cho dù dậy muộn, bạn Minh cũng cần tuân thủ quy định vê an toàn giao thông cho người đi bộ, lần sau cần dậy đúng giờ, tránh vội vàng, hấp tấp và lặp lại lỗi vi phạm trên. 


3. Một số quy định về trật tự an toàn giao thông đường sắt

Khám phá 3: Theo em, những hành vi nào bị nghiêm cấm trong hoạt động sắt?

Câu trả lời: Những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động sắt:

- Lấn chiếm hàng lang an toàn giao thông đướng sắt; tự mở lối đi qua đường sắt; làm sai lệch công trình, hệ thống báo hiệu trên đường sắt; làm che lấp hoặc làm sai lạc tín hiệu giao thông đường sắt.

- Khi có tín hiệu cấm thì không được vượt rào, vượt chắn đường ngang, vượt qua đường ngang; vượt rào ngăn cách đường sắt với khu vực xung quanh. 

- Đối với đường sắt thì khồn được xả chất thải không đảm bảo vệ sinh môi trường; để vật chướng ngại, đổ chất độc hại, chất phế thải lên đường sắt; để chất dễ cháy, chất dễ nổ trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt và hành lang an toàn giao thông đường sắt. 

- Chăn thả súc vật, họp chợ trên đường sắt trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt, hành lang an toàn giao thông đường sắt; ném đất, đá hoặc vật khác lên tàu hoặc từ trên tàu xuống.

- Đi, đứng, nằm, ngồi hoặc hành vi khác trên đường sắt; đi, đứng, nằm, ngồi hoặc trên nóc toa xe, đầu máy, bậc lên xuống toa xe

- Khi lên tàu không được có các hành động đu, bám, đứng, ngồi hai bên toa xe; mở cửa lên xuống tàu khi tàu đang chạy, trừ nhân viên đường sắt.

Luyện tập 2: Tan học, Hùng và Hưng rủ nhau đi chơi ở đường tàu hỏa, tiện đi tắt về nhà qua lối đi tự mở cắt ngang qua đường tàu. Hai bạn thi đi bộ trên đường ray, sau đó chụp ảnh rồi ngồi chơi cỏ gà. Nghe tiếng còi tàu hỏa, Hùng lấy đá xếp lên đường ray, để xem đá bị nghiền nát khi tàu chạy qua, Hưng nhổ mấy cây hoa để tung lên tàu chào hành khách. Em hãy phân tích những hành vi vi phạm Luật Đường sắt trong tình huống trên. 

Câu trả lời:

Những hành vi vi phạm Luật Đường sắt trong tình huống trên là:

- Lấn chiếm hàng lang an toàn giao thông đướng sắt; tự mở lối đi qua đường sắt.

- Ném cây hoa lên tàu, lấy đá xếp lên đường ray.

- Đi bộ, chụp ảnh rồi ngồi chơi cỏ gà trên đường ray


4. Một số quy định về trật an toàn giao thông đường thủy nội địa

Khám phá 4: Theo em, khi đi trên phương tiện vận tải hành khách ngang sông, có thể xảy ra những tai nạn gì? Để phòng, chống những tai nạn đó, người lái phương tiện và hành khách cần phải làm gì?

Bài giải:

- Khi đi trên phương tiện vận tải hành khách ngang sông có thể xảy ra những tai nạn, như: lật thuyền, thuyền gặp vùng nước xoáy…

 - Để phòng chống những tai nạn đó người lái phương tiện cần phải:

+ Chấp hành nghiêm quy định về giao thông đường thủy

+ Trang bị áo phao cứu sinh, dụng cụ nổi cứu sinh cá nhân trên phương tiện bảo đảm đầy đủ về số lượng và phù hợp với tiêu chuẩn, yêu cầu kĩ thuật theo quy định.

+ Trước khi cho phương tiện rời bến phát cho mỗi hành khách một áo phao hoặc một dụng cụ nổi cứu sinh cá nhân, hướng dẫn và yêu cầu hành khách mặc áo phao cứu sinh hoặc cấm (đeo) dụng cụ nội cứu sinh cá nhân trong suốt hành tinh

+ Từ chối chuyên chở đối với những hành khách không tuân thủ việc mặc áo phao cứu sinh hoặc không sử dụng dụng cụ nổi cứu sinh cá nhân theo hướng dẫn.

- Để phòng chống tai nạn khi tham gia giao thông đường thủy, hành khách cần phải:

+ Tuyệt đối tuân thủ sự hướng dẫn của chủ phương tiện

+ Chịu trách nhiệm về những hậu quả xảy ra do việc không tuân thủ các quy định, hướng dẫn về mặc áo phao cứu sinh hoặc cầm (đeo) dụng cụ nổi cứu sinh cá nhân

Luyện tập 3: 

Lên lớp 10 bạn Sóng phải đi đò sang sông để đến trường và về nhà. Mấy ngày đầu, Sóng đều mặc áo phao do bác lái đò đưa cho và ngồi im ở giữa thuyền. Mấy ngày sau, Sóng cầm áo phao ở tay và chỉ mặc khi bác lái đò nhắc thuyền sắp đi qua vùng nước xoáy. Gần đây, Sóng không mặc áo phao nữa, thỉnh thoảng còn đứng ở mũi thuyền. Bác lấy đò thấy Sóng đã quen đi đò nên cũng không nhắc nữa. 

Em sẽ làm gì để giúp bác lái đò và bạn Sóng thực hiện quy định khi đi đò? 

Bài giải:

Để giúp bác lái đò và bạn Sóng thực hiện quy định khi đi đò, em sẽ nêu lên những quy định, trách nhiệm của chủ phương tiện và hành khách:

- Người lái phương tiện:

Phát cho hành khách áo phao cứu sinh hoặc dụng cụ nổi cứu sinh cá nhân trước khi phương tiện rời bến; hướng dẫn và yêu cầu hành khách mặc áo phao hoặc cầm (đeo) dụng cụ nổi cứu sinh trong suốt hành trình. 

Đối với những hành khách không tuân thủ việc mặc áo phao cứu sinh hoặc không sử dụng dụng cụ nổi cứu sinh cá nhân theo hướng dẫn nên từ chối chuyên chở. 

- Hành khách:

Tuyệt đối tuân thủ sự hướng dẫn của chủ phương tiện, thuyền viên, người lái phương tiện trong việc thực hiện quy định mặc áo phao cứu sinh, cầm (đeo) dụng cụ nổi cứu sinh trong suốt hành trình.

Khi không tuân thủ các quy định, hướng dẫn về mặc áo phao cứu sinh hoặc cầm (đeo) dụng cụ nổi cứu sinh cần tự chịu trách nhiệm về những hậu quả xảy ra. 

=> Hành động của bác lái đò là chưa đúng với trách nhiệm của người lái phương tiện do chưa thể hiện sự nghiêm túc, sát sao thực hiện nghiêm quy định; hành động của Sóng thể hiện sự chủ quan khi đi lại trên đò. Hành động của cả bác lái đò và Sóng ẩn chứa, tiềm tàng rất nhiều nguy hiểm. Nếu không nghiêm túc thực hiện các quy định sẽ dẫn tới những tai nạn đáng tiếc xảy ra. 


II. PHÒNG, CHỐNG VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG

Khám phá 5: Theo em, thế nào là vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông? Học sinh cần làm gì để góp phần phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự ATGT?

Bài giải:

- Theo em vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông là hành vi trái pháp luật, có lỗi của chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật về trật tự, an toàn giao thông bảo vệ. 

- Để góp phần phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự ATGT, học sinh cần:

Về quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông khi tham gia giao thông cần tích cực, chủ động học tập tự giác, gương mẫu tuân thủ.

Tham gia tuyên truyền, phổ biến và vận động người thân, cộng đồng sinh sống, thực hiện theo pháp luật về trật tự ATGT một cách tích cực. 

Giúp đỡ người khác tham gia giao thông an toàn, đúng quy định; phát hiện, ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, ATGT. 

Luyện tập 4:

Chủ đề 1: Em hãy nhận xét về cách qua đường sau của một nhóm học sinh: 

- Chọn chỗ ngắn nhất, đợi khi vắng xe ô tô thì chạy thật nhanh qua đường. 

- Nắm tay nhau thành một hàng ngang qua đường. 

Chủ đề 2: Em hãy cho biết những hành động nào ở các hình 4.2a, b, c, d, e, g vi phạm pháp luật và có thể gây ra những hậu quả gì? Nguyên nhân những vi phạm đó là gì? 

Soạn GDQP 10 Bài 4: Phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông - Cánh Diều

Bài giải:

Chủ đề 1: Nhận xét về cách qua đường sau của một nhóm học sinh: 

+ Chọn chỗ ngắn nhất, đợi khi vắng xe ô tô thì chạy thật nhanh qua đường: Cách sang đường vi phạm quy định cho người đi bộ do người đi bộ chỉ được qua đường ở những nơi có tín hiệu đèn, có vạch kẻ đường, hầm dành cho người đi bộ. Trường hợp không dành riêng cho người đi bộ qua đường thì người đi bộ phải quan sát các xe đi tới, chỉ qua đường khi đảm bảo an toàn, nên sang đường một cách cẩn thận và an toàn.

+ Nắm tay nhau thành một hàng ngang qua đường: Đi thành hàng ngang qua đường nhưng chỉ được đi bộ trong trường hợp đi qua đường ở những nơi có tín hiệu đèn, có vạch kẻ đường, hầm dành cho người đi bộ hoặc qua đường khi đảm bảo an toàn. 

Chủ đề 2: 

- Những hành động nào ở các hình 4.2a, b, c, d, e, g vi phạm pháp luật:

Hình a: Không mặc áo phao khi chèo (đi) thuyền, nằm ở mui thuyền. 

Hình b: Chở 4 người trên xe và không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.

Hình c: Ngồi bán hàng trên đường ray xe lửa.

Hình d: Xe máy đi sai làn đường quy đinh do đi vào làn đường của ô tô.

Hình e: Người phụ nữ mặc áo đen không đi vào vạch đường cho người đi bộ.

Hình g: Xe máy di chuyển vào làn đường cho ô tô nơi có biển cấm xe máy. 

- Những hậu quả có thể xảy ra đối với các hành động trên:

Hình a: Có thể gây lật thuyền, chết đuối. 

Hình b: Có thể gây tai nạn, ảnh hưởng đến sức khỏe, thân thể, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. 

Hình c: Có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Hình d: Có thể gây có thể xảy ra tai nạn giao thông.

Hình e: Có thể xảy ra va chạm giao thông.

Hình g: Có thể xảy ra tai nạn giao thông.

- Nguyên nhân của những vi phạm đó:

Sự thiếu hiểu biết về an toàn giao thông, luật giao thông.

Người tham gia giao thông có thái độ chủ quan. 

Các cơ quan chức năng chưa quản lí chặt chẽ. 


VẬN DỤNG

Em hãy xây dựng và trình bày trước lớp một trong hai nội dung sau:

- Thư gửi gia đình em về chủ đề "An toàn giao thông - Hạnh phúc của mọi nhà".

- Nội quy tham gia giao thông (áp dụng học sinh trường em đang học) và kế hoạch tuyên truyền, vận động để mọi người thực hiện nội quy này. 

Bài giải:

Xây dựng và trình bày dựa trên một số gợi ý sau:

Chủ đề 1: Thư gửi gia đình về chủ đề “ An toàn giao thông – Hạnh phúc của mọi nhà”: 

- Gửi lời hỏi thăm tới sức khỏe của mọi người trong gia đình.

- Các phương tiện gây ra những tai nạn giao thông?

- Nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông?

- Cần nhận thức sâu sắc về vấn đề An toàn giao thông   

- Hiểu rõ về  nghĩa vụ và trách nhiệm của mình trên “Mặt trận giao thông”, để đem lại hạnh phúc cho mình, cho mọi người, mọi nhà và cho toàn xã hội

Chủ đề 2: Nội quy tham gia giao thông (áp dụng cho học sinh trường em đang học) và kế hoạch tuyên truyền, vận động để mọi người thực hiện nội quy này:

- Kết hợp lời nói và hành động của mình truyền đạt cho bạn bè   hiểu về những thông tin và các quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông

 - Yêu cầu các bạn học sinh cần ghi nhớ và chấp hành một số quy định khi tham gia giao thông.

+ An toàn giao thông - trách nhiệm của mỗi người.

+ Tuân thủ quy định tốc độ khi lái xe.

+ Đã uống rượu, bia - không lái xe.

+ Điều khiển xe đi đúng phần đường, làn đường.

+ Đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe gắn máy.

>>> Xem trọn bộ: Soạn GDQP 10 Cánh Diều

-----------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Soạn GDQP 10 Bài 4: Phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông trong bộ SGK Cánh Diều theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt! 

icon-date
Xuất bản : 11/07/2022 - Cập nhật : 14/08/2023