logo

Soạn Địa 9 Bài 3 ngắn nhất: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư

Soạn Địa 9 Bài 3 ngắn nhất: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư

Trong bài học này Top lời giải sẽ cùng các bạn Tổng hợp kiến thức và trả lời toàn bộ các câu hỏi Bài 3: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư trong sách giáo khoa Địa lí 9. Ngoài ra chúng ta sẽ cùng nhau trả lời thêm các câu hỏi củng cố bài học và thực hành với các bài tập trắc nghiệm thường xuất hiện trong đề kiểm tra.

Giờ chúng ta cùng nhau bắt đầu học bài nhé:

Mục tiêu bài học

- Trình bày được tình hình phân bố dân cư nước ta.

- Phân biệt được sự khác nhau của các loại hình quần cư và giải thích sự khác nhau đó.

- Nhận biết quá trình đô thị hóa ở nước ta và giải thích được sự phân bố các đô thị nước ta.


Tổng hợp lý thuyết Địa 9 Bài 3 ngắn gọn

1. Mật độ dân số và phân bố dân cư

- Mật độ dân số: cao, ngày một tăng.

Dẫn chứng: Năm 1989: 195 người/km², năm 2003: 246 người/km² (thế giới: 47 người/km²), năm 2016: 280 người/km² (thế giới: 57 người/km²).

- Dân cư nước ta phân bố không đều:

   + Không đồng đều theo vùng:

  • Dân cư tập trung đông: Ven biển, đồng bằng. (trên 1000 người/km2). Mật độ dân số cao nhất ở Đồng bằng sông Hồng (1192 người/km2).

  • Dân cư thưa thớt: Vùng núi, trung du. (khoảng 100 người/km2). Thấp nhất là khu vực Tây Bắc.

→ Miền núi thiếu lao động để khai thác tiềm năng kinh tế. Đồng bằng chịu sức ép dân số đến kinh tế - xã hội và môi trường.

   + Không đồng đều theo thành thị và nông thôn:

  • Tập trung đông ở nông thôn (74%).

  • Tập trung ít ở thành thị (26%).

2. Các loại hình quần cư

Đặc điểm Quần cư nông thôn Quần cư thành thị
Phân bố dân cư Tập trung thành các điểm dân cư. Tập trung ở thị trấn, đô thị lớn.
Tên gọi điểm quần cư Làng, ấp (người Kinh). Bản (người Tày, Thái, Mường,...); Buôn, plây (các dân tộc ở Trường Sơn, Tây Nguyên); Phum, sóc (Khơ-me). Phường, quận, khu đô thị, chung cư,…
Hình thái nhà cửa Nhà cửa thấp, phân bố thưa thớt. Nhà ống, cao tầng nằm san sát nhau hoặc biệt thự; các chung cư, khu đô thị mới.
Hoạt động kinh tế chủ yếu Nông nghiệp Công nghiệp, dịch vụ
Mật độ dân cư Thấp Cao

3. Đô thị hoá

- Đặc điểm:

   + Số dân đô thị thấp, tỉ lệ dân thành thị thấp (30%).

   + Trình độ đô thị hóa còn thấp.

   + Quy mô đô thị được mở rộng, phổ biến lối sống thành thị.

   + Phần lớn các đô thị ở nước ta thuộc loại vừa và nhỏ. Phân bố ở đồng bằng, ven biển.

- Xu hướng: Số dân và tỉ lệ dân thành thị có xu hướng tăng → Quá trình đô thị hóa đang diễn ra với tốc độ ngày càng cao.

- Nguyên nhân của đô thị hóa:

   + Hệ quả của quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa.

   + Chính sách phát triển dân số.


Hướng dẫn Soạn Địa 9 Bài 3 ngắn nhất

Câu hỏi Địa Lí 9 Bài 3 trang 10: Quan sát hình 3.1, hãy cho biết dân cư tập trung đông đúc ở những vùng nào. Thưa thớt ở những vùng nào. Vì sao?

Soạn Địa 9 Bài 3 ngắn nhất: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư (ảnh 2)

Trả lời:

Dân cư nước ta tập trung đông đúc ở đồng bằng và ven biển nhất là đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long.

Dân cư thưa thớt ở vùng miền núi.

Do: Ở vùng đồng bằng có điều kiện sống thuận lợi nên dân cư tập trung đông đúc. Ngược lại những nới có điều kiện sống khó khăn như địa hình hiểm trở, giao thông khó khăn, kinh tế kém phát triển,...

Câu hỏi Địa Lí 9 Bài 3 trang 12: Hãy nêu những thay đổi của quần cư nông thôn mà em biết.

Trả lời:

Những thay đổi của quần cư nông thôn:

- Kiến trúc nhà có nhiều thay đổi: Nhiều nhà cao tầng, nhà mọc sát nhau...

- Giao thông: Đường xá bê tông hóa, nhiều phương tiện,...

- Lao động ngoài hoạt động trong khu vực nông nghiệp còn hoạt động trong cả lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ...

Câu hỏi Địa Lí 9 Bài 3 trang 12: Quan sát hình 3.1, hãy nêu nhận xét về sự phân bố các đô thị của nước ta. Giải thích.

Trả lời:

* Nhận xét:

- Phân bố đô thị không đều giữa các vùng.

- Trung du miền núi Bắc Bộ có số lượng đô thị nhiều nhất nước ta (15 đô thị), tuy nhiên ở đây chủ yếu là các đô thị vừa và nhỏ.

- Vùng có đô thị nhiều thứ 3 và thứ 2 cả nước là Đồng bằng sông Hồng (10 đô thị) và Đồng bằng sông Cửu Long (12 đô thị).

- Đông Nam Bộ là vùng có quy mô đô thị lớn nhất nước ta.

- Các vùng còn lại có ít đô thị và mật độ đô thị thưa thớt (Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên)

* Giải thích:

- Dân cư nước ta phân bố không đồng đều, những vùng có nhiều đô thị và có quy mô đô thị lớn là những vùng đông dân và có mật độ dân số cao.

- Sự phát triển kinh tế-xã hội khác nhau giữa các vùng miền.

- Quy mô diện tích giữa các vùng miền có sự khác nhau rõ rệt.

Câu hỏi Địa Lí 9 Bài 3 trang 13: Dựa vào bảng 3.1, hãy:

- Nhận xét về số dân thành thị và tỉ lệ thành thị của nước ta.

- Cho biết sự thay đổi tỉ lệ dân thành thị đã phản ánh quá trình đô thị hóa ở nước ta như thế nào.

Soạn Địa 9 Bài 3 ngắn nhất: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư (ảnh 3)

Trả lời:

- Số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị nước ta giai đoạn 1985-2003 tăng liên tục tuy nhiên tốc độ tăng còn chậm.

- Tỉ lệ dân thành thị đã phản ánh quá trình đô thị hóa ở nước ta giai đoạn 1985-2003 tăng nhưng tăng còn chậm. Như vậy trình độ đô thị hóa của nước ta còn thấp.

Soạn Bài 1 trang 14 ngắn nhất: Dựa vào hình 3.1, hãy trình bày đặc điểm phân bố dân cư của nước ta.

Trả lời:

- Dân cư nước ta tập trung đông đúc ở đồng bằng và ven biển nhất là đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long.

- Dân cư thưa thớt ở vùng miền núi.

Soạn Bài 2 trang 14 ngắn nhất: Nêu đặc điểm của các loại hình quần cư ở nước ta.

Trả lời:

Đặc điểm các loại hình quần cư:

- Quần cư nông thôn:

+ Sống tập trung thành các điểm dân cư với quy mô khác nhau được gọi là làng, ấp, bản, buôn,...

+ Hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp

- Quần cư đô thị:

+ Mật độ dân số cao

+ Nhà san sát nhau, các nhà cao tằng, chung cư, biệt thự...

+ Hoạt động kinh tế chủ yếu là công nghiệp- xây dựng và dịch vụ.

Soạn Bài 3 trang 14 ngắn nhất: Quan sát bảng 3.2, nêu nhận xét sự phân bố dân cư và sự thay đổi mật độ dân số ở các vùng của nước ta.

Soạn Địa 9 Bài 3 ngắn nhất: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư (ảnh 4)

Trả lời:

- Dân số nước ta phân bố không đồng đều giữa các vùng:

+ Đồng bằng sống Hồng là vùng có mật độ cao nhất cả nước năm 2003 là 1192 người/km2.

+ Các vùng có mật độ dân số khá cao là Đông Nam Bộ (476 người/km2), Đồng bằng sông Cửu Long (425 người/km2).

+ Các vùng có mật độ dân số thấp là Tây Bắc (67 người/km2), Tây Nguyên (84 người/km2)

- Mật độ dân số của nước ta từ năm 1989-2003 tăng, tăng ở tất cả các vùng đặc biệt tăng mạnh ở Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ.


Câu hỏi củng cố kiến thức Địa 9 Bài 3 hay nhất

Câu 1. Nêu sự không hợp lí trong phân bố dân cư giữa đồng bằng với trung du, miền núi nước ta. Các giải pháp để khắc phục tình trạng này?

Trả lời

– Sự không hợp lí trong phân bố dân cư:

+ Ở đồng bằng: tài nguyên thiên nhiên hạn chế, dân số đông, mật độ dân số cao gây khó khăn cho việc giải quyết các vấn đề kinh tế – xã hội và gây áp lực với môi trường.

+ Ở trung du, miên núi: tiềm lực tự nhiên còn lớn nhưng – dân, mật độ dân số thấp gây khó khăn cho việc sử dụng, bảo vệ tự nhiên, phát triển kinh tế – xã hội.

–  Giải pháp:

+ Thực hiện các chiến lược về dân số: chuyển cư, kế họach hoá dân số (miền núi…, đồng bằng)

+ Phát triển kinh tế – xã hội để khắc phục tình trạng phân bố dân cư chưa hợp lí phù hợp với từng vùng (miền núi…, đồng bằng).

Câu 2. Trình bày nội dung của chiến lược phát triển dân số hợp lí và sử dụng có hiệu quả quả lao động của nước ta. Vì sao phải thực hiện chiến lược đó?

Trả lời

a) Chiến lược phát triển dân số hợp lí và sử dụng có hiệu quả nguồn tao động với nước ta

– Tiếp tục thực hiện các biện pháp kiềm chế tốc độ tăng dân số, dáy mạnh tuyên truyền các chủ  trương chính sách, pháp luật về dân số và kế họa ch hóa gia đình.

- Xây dựng chính sách chuyển cư phù hợp để thúc dẩy sự phân bố dân cư, tao động giữa các vùng.

- Xây dựng quy họach và chính sách thích hợp nhàm đáp ứng xu thế chuyến dịch cơ cấu dân số nông thôn và thành thị,

–        Đưa xuất khẩu tao động thành một chương trình lớn, có giải pháp mạnh và chính sách cụ thể để mở rộng thị trường xuất khẩu tao động, Dổi mới mạnh mẽ phương thức đào tạo người tao động xuất khẩu có tay nghề cao, có tác phong công nghiệp.

- Đẩy mạnh đầu sự phát triển công nghiệp ở trung du, miền núi, phát triển công nghiệp nông thôn đe khai thác tài nguyên và sử dụng tế đa dạng nguồn tao động của đất nước.

b) Vì sao phải thực hiện chiến lược đó?

–  Xuất phát từ thực trạng về dân số và nguồn lao động.

– Dân số nước ta tăng nhanh, đặc biệt là vào nửa cuối thế kỉ XX, đã dẫn đến hiện tượng bùng nổ dân số. Tỉ lệ gia tăng dân số của nước ta vẫn còn cao (1,32%) năm trong giai đoạn 2002 – 2005. Mỗi năm dân số vẫn lăng thêm trung bình hơn 1 triệu người.

+ Sự phân bố dân cư chưa hợp lí giữa các vùng:

  • Giữa đồng bằng với trung du, miền núi: ở đồng bằng tập trung khoảng 75% dân số, mật độ dân số cao. Ớ vùng trung du, miền núi mật độ dân số thấp hơn nhiều so với đồng bằng, trong khi vùng này tập trung nhiổu tài nguyên quan trọng của đít nước.

  • Giữa thành thị với nông thôn: dân số thành thị chiếm 26,9$, dân số nông thôn chiếm 73,1% (năm 2005).

  • Sự phân bố dân cư không hợp lí đã dẫn đến: sử dụng lao động lãng phí, nơi thừa, nơi thiếu; khai thác tài nguyên ở những nơi ít tao động rấl khó khăn,…

+ Chất lương cuộc sống của người dân còn thấp, nhất là khu vực miền núi và trung du; chất lượng nguồn tao động còn hạn chế lao động có vỉệc làm chưa qua đào lạo chiếm 75% – năm 2005) và phân bố không đều giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn.

- Đảm bảo các mục tiêu về kinh tế – xã hội của đất nước: phát huy nguồn nhân lực, phát triển kinh tế, nâng cao châl lượng cuộc sông.


Trắc nghiệm Địa 9 Bài 3 tuyển chọn

Câu 1: Điều nào sau đây không đúng về đặc điểm phân bố dân cư nước ta

A. Dân cư tập trung đông đúc ở khu vực thành thị

B. Dân cư tập trung đông ở khu vực đồng bằng, ven biển

C. Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân cư cao nhất nước ta

D. Tây Nguyên có mật độ dân số thấp

Câu 2: Quốc gia đông dân nhất thế giới là:

A. Hoa Kỳ                                                      

B. Trung Quốc

C. Liên Bang Nga                                           

D.  Canađa.

Câu 3: Trên thế giới , nước ta nằm trong số các nước có mật độ dân số :

A. Thấp                     

B. Trung  Bình                     

C. Cao                   

D. Rất cao

Câu 4: Năm 2003 số dân sống  trong các đô thị  chiếm khoảng :

A. 24%                          

B. 25%                    

C.  26 %                         

D. 27 %

Câu 5: Hãy cho biết dân cư tập trung đông  đúc ở các vùng nào ?

A. đồng bằng                

B. Ven biển        

C. Các đô thị        

D.  Cả A,B ,C, đều đúng

Câu 6: Dựa vào Atlat trang 15 , hãy cho biết  những đô thị nào  có quy mô dân số trên 1 triệu người

A. Hà Nội. Hải Phòng, Thành phố HCM .       

B.  Hà Nội , Đà Nẵng , Thành Phố Hồ Chí Minh

C. Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ                                

D. Thành  Phố HCM, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu

Câu 7: Dân cư nước ta phân bố không đồng đều, tập trung đông đúc ở các vùng nào?

A. Hải đảo

B. Miền núi

C. Trung du

D. Đồng bằng

Câu 8: Quá trình đô thị hóa ở nước ta đang diễn ra ở mức độ:

A. Rất thấp

B. Thấp

C. Trung bình

D. Cao

Câu 9: Dân cư nước ta sống thưa thớt ở .

A. Ven biển                    

B. Miền Núi                     

C. Đồng bằng               

D. Đô thị

Câu 10: Các đô thị ở nước ta phần lớn có quy mô:

A. Vừa và nhỏ

B. Vừa

C. Lớn

D. Rất Lớn

Đáp án

Câu hỏi

1

2

3

4

5

Đáp án

A

B

C

C

D

Câu hỏi

6

7

8

9

10

Đáp án

A

D

B

B

A

Vậy là chúng ta đã cùng nhau soạn xong Bài 3: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư trong SGK Địa lí 9. Mong rằng bài viết trên đã giúp các bạn nắm vững kiến thức lí thuyết, soạn được các câu hỏi trong nội dung bài học dễ dàng hơn qua đó vận dụng để trả lời câu hỏi trong đề kiểm tra để đạt kết quả cao.

Mời các bạn xem thêm các bài Giải Địa 9 trong Sách bài tậpVở bài tập tại đây nhé:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021