Trong bài học này Top lời giải sẽ cùng các bạn Tổng hợp kiến thức và trả lời toàn bộ các câu hỏi Bài 1: Cộng đồng các dân tộc Việt Nam trong sách giáo khoa Địa lí 9. Ngoài ra chúng ta sẽ cùng nhau trả lời thêm các câu hỏi củng cố bài học và thực hành với các bài tập trắc nghiệm thường xuất hiện trong đề kiểm tra.
Giờ chúng ta cùng nhau bắt đầu học bài nhé:
Mục tiêu bài học:
- Biết được nước ta có 54 dân tộc. Dân tộc Kinh có số dân đông nhất. Các dân tộc của nước ta luôn đoàn kết bên nhau trong quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
- Trình bày được tình hình phân bố các dân tộc ở nước ta.
1. Các dân tộc ở Việt Nam
a. Thành phần
Nước ta có 54 dân tộc, người Việt (Kinh) chiếm đa số (khoảng 86% dân số cả nước).
Biểu đồ cơ cấu dân tộc của nước ta năm 1999 (%)
b. Đặc điểm
- Mỗi dân tộc có đặc trưng về văn hóa, thể hiện trong ngôn ngữ, trang phục, phong tục, tập quán,…
- Các dân tộc có trình độ phát triển kinh tế khác nhau, tất cả cùng chung sống đoàn kết, cùng xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
+ Người Việt:
Có nhiều kinh nghiệm trong thâm canh lúa nước.
Nhiều nghề thủ công đạt mức tinh xảo.
Lực lượng đông đảo trong các ngành kinh tế và khoa học- kĩ thuật.
+ Các dân tộc ít người:
Trình độ phát triển kinh tế khác nhau. Mỗi dân tộc có kinh nghiệm riêng trong sản xuất và đời sống.
Có kinh nghiệm trong trồng cây ăn quả, chăn nuôi, làm nghề thủ công.
+ Người Việt định cư nước ngoài:
Là một bộ phận của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Gián tiếp hoặc trực tiếp góp phần xây dựng đất nước.
2. Phân bố các dân tộc
2.1. Dân tộc kinh
Phân bố rộng khắp trên cả nước, tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng, trung du và ven biển.
2.2. Các dân tộc ít người
- Phân bố chủ yếu ở miền núi và trung du.
- Có sự khác nhau về dân tộc và phân bố dân tộc giữa:
+ Trung du và miền núi Bắc bộ:
Vùng thấp: Tả ngạn sông Hồng: Tày, Nùng.
Hữu ngạn sông Hồng đến sông Cả: Thái, Mường.
Từ 700 đến 1000m: Người Dao.
Trên núi cao: Người Mông.
+ Trường Sơn-Tây Nguyên:
Kon Tum và Gia Lai: Ê đê, Đắk Lắk, Gia rai.
Lâm Đồng: Cơ ho,…
+ Duyên hải cực Nam Trung bộ và Nam Bộ:
Người Chăm, Khơ me sống đan xen với người Việt.
Người Hoa sống chủ yếu ở các đô thị chủ yếu là thành phố Hồ Chí Minh.
Hiện nay, phân bố dân tộc đã có nhiều thay đổi. Nhờ cuộc vận động định canh, định cư gắn với xóa đói giảm nghèo mà tình trạng du canh, du cư của một số dân tộc vùng cao đã được hạn chế, đời sống các dân tộc được nâng lên, môi trường được cải thiện.
Lễ trưởng thành của người Ê đê
Câu hỏi Địa Lí 9 Bài 1 trang 4: Hãy kể tên một số sản phẩm tiêu thủ công tiêu biểu của các dân tộc ít người mà em biết.
Trả lời:
Một số sản phẩm tiêu thủ công tiêu biểu của các dân tộc ít người: Vải thổ cẩm,…
Câu hỏi Địa Lí 9 Bài 1 trang 5: Dựa vào vốn hiểu biết, hãy cho biết dân tộc Việt (Kinh) phân bố chủ yếu ở đâu.
- Dựa vào vốn hiểu biết, hãy cho biết dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở đâu.
Trả lời:
Dựa vào vốn hiểu biết, hãy cho biết dân tộc Việt (Kinh) phân bố chủ yếu ở đâu.
- Dân tộc Việt (Kinh) phân bố chủ yếu ở rộng khắp cả nước, song tập trung hơn ở đồng bằng, trung du và duyên hải.
Dựa vào vốn hiểu biết, hãy cho biết dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở đâu.
- Dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở miền núi và trung du.
Soạn Bài 1 trang 6 ngắn nhất: Trình bày tình hình phân bố của các dân tộc ở nước ta.
Trả lời:
Nước ta có 54 dân tộc anh hem.
Những nét văn hóa riêng của các dân tôc thể hiện ở nhũng mặt: ngôn ngữ, trang phục, quần cư, phong tục, tập quán,...
Ví dụ dân tộc Kinh:
+ Trang phục: Trang phục cổ truyền dân tộc của người Kinh ở Bắc Bộ: Nam mặc bộ bà ba màu nâu, nữ là áo tứ thân, yếm, quần cũng màu nâu. Ở đồng bằng Nam Bộ, cả nam và nữ đều mặc bộ bà ba đen.
+ Quần cư: Dân tộc Kinh sống ở cả thành thị và nông thôn, ở nông thôn sống theo làng mạc, thôn xóm.
+ Phong tục tập quán của dân tộc Kinh nổi bật là thờ cúng tổ tiên; theo đạo Mẫu, đạo Phật, đạo Thiên Chúa. Chịu ảnh hưởng của đạo Khổng, đạo Lão. Có tục ăn trầu cau, hút thuốc lào, thuốc lá, nước chè, ăn cơm tẻ. Làng được trồng tre bao bọc xung quanh. Ðình làng là nơi hội họp, thờ cúng chung. Trong gia đình, người chồng (cha) là chủ, con cái theo họ cha. Con trưởng lo thờ phụng ông bà, cha mẹ đã khuất. Mỗi dòng họ có nhà thờ họ, trưởng họ quán xuyến việc chung. Hôn nhân một vợ, một chồng, cưới xin trải qua nhiều nghi thức, nhà trai hỏi và cưới vợ cho con, cô dâu về nhà chồng.
Soạn Bài 2 trang 6 ngắn nhất: Trình bày tình hình phân bố của các dân tộc ở nước ta.
Trả lời:
- Dân tộc Việt (Kinh) phân bố chủ yếu ở rộng khắp cả nước, song tập trung hơn ở đồng bằng, trung du và duyên hải.
- Dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở miền núi và trung du:
+ Các dân tộc ở Trung du miền núi Bắc Bộ: Trên 30 dân tộc cư trú xen kẽ, có sự khác biệt giữa các vùng thấp, vùng giữa và vùng cao.
+ Các dân tộc ít người ở Trường Sơn – Tây Nguyên: Trên 20 dân tộc ít người, cư trú thành vùng khá rõ rệt.
+ Các dân tộc ít người ở cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ: Cư trú thành từng dải hoặc xen kẽ với người Việt (các dân tộc Chăm, Khơ-me), chủ yếu ở đô thị, nhất là TP. Hồ Chí Minh (người Hoa).
Soạn Bài 3 trang 6 ngắn nhất: Dựa vào bảng thông kê dưới đây, hãy cho biết: Em thuộc dân tộc nào? Dân tộc em đứng thứ mấy về số dân trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam? Địa bàn cư trú chủ yếu của dân tộc em? Hãy kể tên mộ số nét văn hóa tiêu biểu của dân tộc em.
Trả lời:
- Em thuộc dân tộc Kinh
- Dân tộc em có số dân đông nhất trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
- Địa bàn cư trú chủ yếu của dân tộc em là ở đồng bằng và trung du
- Nét văn hóa tiêu biểu của dân tộc em:
+ thờ cúng tổ tiên; theo đạo Mẫu, đạo Phật, đạo Thiên Chúa. Chịu ảnh hưởng của đạo Khổng, đạo Lão.
+ Có tục ăn trầu cau, hút thuốc lào, thuốc lá, nước chè, ăn cơm tẻ.
+ Làng được trồng tre bao bọc xung quanh. Ðình làng là nơi hội họp, thờ cúng chung.
+ Trong gia đình, người chồng (cha) là chủ, con cái theo họ cha
Câu 1. Chứng minh rằng Việt Nam là nước có nhiều dân tộc.
Trả lời
– Nước là có 54 dân tộc cùng chung sống, gắn với với nhau trong suốt quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước.
– Trong các dân tộc ở Việt Nam, dân tộc Việt (Kinh) có số dân đông nhất vớ gần 74 triệu người (năm 2009), chiếm 86% dân số cả nước.
– Một số dân tộc ít người có số dân khá đông như Tày (1,63 triệu người) Thái (hơn 1,55 triệu người), Mường (1,27 triệu người), Khơ-me (1,26 triệi người – năm 2009).
Câu 1: Việt Nam có
A. 52 dân tộc
B.53 dân tộc
C. 54 dân tộc
D.55 dân tộc
Câu 2: Dân tộc kinh chiếm khoảng bao nhiêu % dân số
A. 85%
B. 86%
C.87%
D.88%
Câu 3: Các dân tộc ít ngưới chủ yếu sống tập trung ở :
A. Đồng bằng
B. Miền núi
C. Trung Du
D. Duyên Hải
Câu 4: Trung du niền núi Bắc Bộ là địa bàn cư chú của các dân tộc
A. Tày, Nùng ,Dao, Thái, Mông
B. Tây, Nùng ,Ê –Đê ,Ba -Na
C. Tày, Mừng,Gia-rai ,Mơ nông
D. Dao ,Nùng ,Chăm ,Hoa
Câu 5: Duyên Hải Nam Trung bộ và Nam Bộ là địa bàn cư trú của các dân tộc:
A. Chăm , Khơ-me
B. Vân Kiều ,Thái
C. Ê –đê ,mường
D. Ba-na ,cơ –ho
Câu 6: Người Việt (Kinh) phân bố chủ yếu ở đâu:
A . Đồng bằng ,trung du, duyên hải
B. Miền Núi
C. Hải đảo
D .Nước Ngoài
Câu 7: Năm 1999,các dân tôc ít người chiếm khoảng bao nhiêu% dân số cả nước :
A. 13,6%
B. 13,7%
C. 13,8%
D. 13,9%
Đáp án
Câu hỏi |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
Đáp án |
C |
A |
B |
A |
A |
A |
C |
Vậy là chúng ta đã cùng nhau soạn xong Bài 1: Cộng đồng các dân tộc Việt Nam trong SGK Địa lí 9. Mong rằng bài viết trên đã giúp các bạn nắm vững kiến thức lí thuyết, soạn được các câu hỏi trong nội dung bài học dễ dàng hơn qua đó vận dụng để trả lời câu hỏi trong đề kiểm tra để đạt kết quả cao.
Mời các bạn xem thêm các bài Giải Địa 9 trong Sách bài tập và Vở bài tập tại đây nhé: