logo

Soạn Địa 9 Bài 2 ngắn nhất: Dân số và gia tăng dân số

Soạn Địa 9 Bài 2 ngắn nhất: Dân số và gia tăng dân số

Trong bài học này Top lời giải sẽ cùng các bạn Tổng hợp kiến thức và trả lời toàn bộ các câu hỏi Bài 2: Dân số và gia tăng dân số trong sách giáo khoa Địa lí 9. Ngoài ra chúng ta sẽ cùng nhau trả lời thêm các câu hỏi củng cố bài học và thực hành với các bài tập trắc nghiệm thường xuất hiện trong đề kiểm tra.

Giờ chúng ta cùng nhau bắt đầu học bài nhé:

Mục tiêu bài học

Trình bày được một số đặc điểm dân số nước ta; nguyên nhân và hậu quả.

- Một số đặc điểm của dân số:

+ Số dân (dân số đông, nhớ được số dân của nước ta ở thời điểm gần nhất).

+ Gia tăng dân số: gia tăng dân số nhanh (dẫn chứng).

+ Cơ cấu dân số: Theo độ truổi (Cơ cấu dân số trẻ), giới tính, cơ cấu dân số theo tuổi và giới đang có sự thay đổi.

- Nguyên nhân và hậu quả.

+ Nguyên nhân (kinh tế – xã hội).

+ Hậu quả (sức ép đối với tài nguyên môi trường, kinh tế – xã hội).


Tổng hợp lý thuyết Địa 9 Bài 2 ngắn gọn

1. Số dân

- Số dân: 79,7 triệu người (năm 2002); 92,7 triệu người (năm 2016).

- Việt Nam là nước đông dân, đứng thứ 3 ở Đông Nam Á và thứ 14 trên thế giới.

2. Gia tăng dân số

Soạn Địa 9 Bài 2 ngắn nhất: Dân số và gia tăng dân số (ảnh 2)

Biểu đồ biến đổi dân số nước ta

* Sự biến đổi dân số:

   + Giai đoạn 1954 – 1979, dân số tăng nhanh, xuất hiện hiện tượng bùng nổ dân số.

   + Hiện nay, dân số bước vào giai đoạn ổn định. Hàng năm, tăng thêm hơn 1 triệu người.

   + Gia tăng dân số giảm nhưng dân số vẫn đông.

- Nguyên nhân:

   + Hiện tượng “bùng nổ dân số”.

   + Gia tăng tự nhiên cao

- Hậu quả: Gây sức ép đối với tài nguyên môi trường, chất lượng cuộc sống và giải quyết việc làm,…

* Tỷ lệ gia tăng tự nhiên:

   + Tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao, có xu hướng giảm.

   + Gia tăng tự nhiên có sự khác biệt giữa các vùng trong nước:

      Thành thị, đồng bằng: gia tăng tự nhiên cao.

      Nông thôn, miền núi: gia tăng tự nhiên thấp.

Soạn Địa 9 Bài 2 ngắn nhất: Dân số và gia tăng dân số (ảnh 3)

Bảng: Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số ở các vùng, năm 1999 (%)

- Nguyên nhân:

   + Gia tăng tự nhiên giảm do thực hiện tốt công tác kế hoạch hóa gia đình.

   + Có sự khác biệt giữa các vùng do sự khác nhau về trình độ phát triển kinh tế, phong tục tập quán.

3. Cơ cấu dân số.

*Theo tuổi:

Cơ cấu dân số trẻ, đang có sự thay đổi:

   + Tỉ lệ trẻ em (0 -14 tuổi): chiếm tỉ trọng cao và giảm xuống.

   + Tỉ lệ người trong độ tuổi lao động (15 – 59 tuổi) và trên độ tuổi lao động (trên 60 tuổi): tăng lên.

* Theo giới

Soạn Địa 9 Bài 2 ngắn nhất: Dân số và gia tăng dân số (ảnh 4)

Bảng: Cơ cấu dân số theo giới tính và nhóm tuổi ở Việt Nam (%)

- Tỉ số giới tính mất cân đối, do tác động của chiến tranh kéo dài. Cuộc sống hoà bình đang kéo tỉ số giới tính tiến tới cân bằng hơn.

- Tỉ số giới tính ở một địa phương còn chịu ảnh hưởng mạnh bởi hiện tượng chuyển cư:

   + Thấp ở các luồng xuất cư: vùng đồng bằng sông Hồng.

   + Cao ở các luồng nhập cư: Tây Nguyên, các tỉnh Quảng Ninh, Bình Phước.


Hướng dẫn Soạn Địa 9 Bài 2 ngắn nhất

Câu hỏi Địa Lí 9 Bài 2 trang 7: Quan sat hình 2.1, nêu nhận xét về tình hình tăng dân số của nước ta. Vì sao tỉ lệ gia tăng tự nhiên của nước ta giảm nhưng số dân vẫn tăng nhanh?

Trả lời:

- Trong giai đoạn 1954-2003, dân số nước ta tăng nhanh, tăng liên tục, tăng từ 23,8 triệu người (năm 1954) lên là 80,9 triệu người (2003), tăng gấp 3,4 lần so với năm 1954.

- Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của nước ta giảm nhưng số dân vẫn tăng nhannh, mỗi năm tăng khoảng 1 triệu người do kết cấu dân số nước ta trẻ, số người trong độ tuổi sinh đẻ lớn. Đây là hậu quả của cùng nổ dân số giai đoạn trước.

Câu hỏi Địa Lí 9 Bài 2 trang 8: Dân số đông và tăng nhanh đã gây ra những hậu quả gì? Nêu những lợi ích của việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở nước ta.

Trả lời:

- Dân số đông và tăng nhanh đã gây ra những hậu quả:

+ Kìm hãm sự phát triển kinh tế- xã hội.

+ Vấn đề giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống

+ Các tai tệ nạn xã hội

+ Sức ép lên tài nguyên môi trường.

- Những lợi ích của việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở nước ta:

+ Tăng thu nhập bình quân đầu người, tăng chất lượng cuộc sống.

+ Giải tỉ lệ người thất nghiệp, thiếu việc làm

+ Đáp ứng được nhu cầu về giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội,...

+ Giảm thiếu ô nhiễm môi trường, hạn chế cạn kiệt tài nguyên.

Câu hỏi Địa Lí 9 Bài 2 trang 8: Dựa vào bảng 2.1, hãy xác định các vùng có tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số cao nhất, thấp nhất; các vùng có tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số cao hơn trung bình cả nước.

Trả lời:

- Vùng có tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số thấp nhất cả nước: Đồng bằng sông Hồng.

- Vùng có tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số cao nhất cả nước: Tây Nguyên.

- Vùng có tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số cao hơn trung bình cả nước: Nông thôn, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên.

Câu hỏi Địa Lí 9 Bài 2 trang 9: Dựa vào bảng 2.2, hãy nhận xét:

- Tỉ lệ hai nhóm dân số nam, nữ thời kì 1979-1999.

- Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của nước ta thời kì 1979-1999.

Trả lời:

- Tỉ lệ hai nhóm dân số nam, nữ thời kì 1979-1999:

+ dân số nữ chiếm tỉ lệ cao hơn nam: Năm 1999 dân số nữ là 50,8%, nam là 49,2%.

+ Tỉ lệ dân số theo giới đang có sự thay đổi, tăng tỉ lệ dân số nam, giảm tỉ lệ dân số nữ.

- Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của nước ta thời kì 1979-1999:

+ Nhóm tuổi 0-14 tuổi: Nam từ 21,8 giảm xuống còn 17,4, nữ từ 20,7 giảm xuống còn 16,1.

+ Nhóm tuổi 15-59 tuổi: Nam tăng từ 23,8 lên 28,4, nữ từ 26,6 lên 30,0.

+ Nhóm tuổi trên 60 tuổi: Nam tăng từ 2,9 lên 3,4; nữ tăng từ 4,2 lên đến 4,7.

Soạn Bài 1 trang 10 ngắn nhất: Dựa vào bảng 2.1, hãy cho biết số dân và tình hình gia tăng dân số của nước ta.

Trả lời:

- Về dân số:

+ Nước ta có số dân đông và tăng nhanh. Năm 2003 dân số nước ta là 80,9 triệu dân.

+ Tăng liên tục, năm 2009 so với năm 1954, số dân tăng hơn 3,5 lần.

+ Tốc độ tăng dân số của giai đoạn 1976 – 2009 nhanh hơn giai đoạn 1954 – 1976.

- Về gia tăng dân số:

+ Từ 1954 đến 2003, dân số tăng nhanh liên tục. Nhưng khác nhau qua các giai đoạn: Dân số gia tăng rất nhanh trong giai đoạn 1954 - 1960; từ 1970 đến 2003, tỉ lệ gia tăng tự nhiên có xu hướng giảm.

+ Hiện nay, dân số Việt Nam có tỉ suất sinh tương đối thấp (năm 1999, tỉ lệ gia tăng tự nhiên là 1,43%). Tuy thế, mỗi năm, dân số nước ta vẫn tiếp tục tăng thêm khoảng 1 triệu người.

+ Tỉ lệ gia tăng dân số khác nhau giữa các vùng: Vùng có tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số cao nhất là Tây Nguyên, vùng có tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số thấp nhất là Đồng bằng sông Hồng. Các vùng lãnh thổ có tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số cao hơn trung bình cả nước là Tây Bắc, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên.

Soạn Bài 2 trang 10 ngắn nhất: Phân tích ý nghĩa của việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên và sự thay đổi cơ cấu dân số nước ta.

Trả lời:

Giảm tỉ lệ gia tăng dân số và thay đổi cơ cấu dân số sẽ tạo điều kiện:

+ Giảm bớt những khó khăn về việc làm, nhà ở, giáo dục, y tế và các vấn đề xã hội khác.

+ Nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư, ổn định xã hội.

+ Đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

+ Sử dụng hợp lí, bảo vệ tài nguyên và môi trường, phát triển theo hướng bền vững.

Soạn Bài 3 trang 10 ngắn nhất: Dựa vào bảng số liệu dưới đây:

- Tính tỉ lệ (%) gia tăng tự nhiên của nước ta qua các năm và nêu nhận xét.

- Vẽ biểu đồ thể hiện tình hình gia tăng tự nhiên của dân số nước ta thời kì 1979-1999.

Trả lời:

Đang trong quá trình biên soạn.


Câu hỏi củng cố kiến thức Địa 9 Bài 2 hay nhất

Câu 1. Chứng minh rằng dân số nước ta còn tăng nhanh.

Trả lời

Dân số nước ta còn tăng nhanh.

– Tốc độ gia tăng dân số tự nhiên ở mức cao, tuy đã giảm trong những năm gần đây nhưng vẫn còn chậm (1,32% trong giai đoạn 2002 – 2005).

– Do quy mô dân số đông nên mỗi năm dân số nước ta vẫn tăng thêm trung bình hơn 1 triệu người 1 năm

Câu 2. Nêu hậu quả của của việc gia tăng dân số nhanh ở nước ta.

Trả lời

Dân số nước ta tăng trong khi nền kinh lế còn chậm phát triển dẫn tới hậu quả:

– Đối với phát triển kinh tế:

+ Tốc độ tăng dân số chưa phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế. Trên thực tế để tăng l% dân số thì mức tăng trưởng kinh tế hàng năm phải đạt từ 3- 4% và lương thực phải tăng lên 4%. Trong điều kiện kinh tế nước la còn gặp nhiều khó khăn thì mức tăng dân số như hiện nay là vẫn còn cao.

+ Khó có thể giải quyết hết việc làm được vì nguồn lao động nước ta tăng nhanh trrong khi nền kinh tế còn chậm phát triển.

+ Dân số tăng nhanh làm ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa tích luỹ và tiêu dùng, tạo mâu thuẫn giữa cung và cầu.

+ Làm cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và lãnh thổ diễn ra chậm.

– Sức ép đối với tài nguyên môi trường:

+ Nguồn tài nguyên thiên bị suy giảm do khai thác quá mức.

+ Môi trường ô nhiễm.

+ Không gian cư trú ngày càng m nên chật hẹp,…

– Sức ép đối với chất lượng cuộc sống:

+ Chất lượng cuộc sống của người dân chậm được nâng cao.

+ GDP/người thấp.

– Các vấn đề phát triển giáo dục, y tế, văn hoá, cơ sở hạ tầng,…

– Tỉ lệ thiếu việc làm và thất nghiệp lớn.


Trắc nghiệm Địa 9 Bài 2 tuyển chọn

Câu 1: Trong khu vực Đông Nam Á , tính đến năm 2002, dân số nước ta đứng vào hàng thứ mấy

A. 1               

B. 2                 

C. 3                 

D. 4

Câu 2: Dân số đông và tăng nhanh gây ra những hậu quả xấu đối với:

A. Sự phát triển kinh tế, chất lượng cuộc sống.

B. Môi Trường, chất lượng cuộc sống.

C. Chất lượng cuộc sống và các vấn đề khác.

D. Sự phát triển kinh tế, chất lượng cuộc sống; tài nguyên môi trường.

Câu 3: Dân số nước ta năm 2002 là

A. 70 Triệu người     

B. 74,5 triệu người    

C. 79,7 triệu người     

D. 81 triệu người

Câu 4: Dân số nước đứng vào hàng thứ mấy so với dân số thế giới   (năm 2002)

A. 12                    

B. 13                    

C. 14              

D. 15

Câu 5: Dân số nước ta thuộc vào hàng các  nước

A. Ít dân số trên thế giới              

B. Trung bình dân số trên thế giới

C. Đông dân trên thế giới           

D. Tăng chậm so với thế giới

Câu 6: Mỗi năm dân số nước ta tăng thêm khoảng

 A. 1triệu người          

B. 1,5 triệu người        

C. 2 triệu người         

D. 2,5 triệu người

Câu 7: Hiện nay dân số nước ta đang chuyển sang giai đoạn có tỉ suất sinh .

A. Tương  đối thấp           

B. Trung bình                 

C. Cao                

D. Rất cao

Câu 8: Để giảm bớt tỷ lệ gia tăng tự nhiên dân số cần phải thực hiện .

A. Kế hoạch hóa gia đình                      

B. Nâng cao nhận thức của người  dân về vấn đề dân số 

C :Đẩy mạnh công tác tuyên truyền      

D. Cả A, B,C đúng

Câu 9: Hiện tượng bùng nổ dân số ở nước ta bắt đầu từ khi nào

 A. Cuối những năm 40             

B. Cuối những năm 50 của thế kỉ XX

C. Cuối những năm 60              

D. Cuối những năm 70 của thế kỉ XX

Câu 10: Cho bảng số liệu .

Tỉ suất sinh và tỉ suất tử  của dân số nước ta  thời kỳ 1979- 1999 ( %0 )

                                   Năm

Tỉ suất

1979

1999

Tỷ suất sinh

32,5

19,9

Tỷ suất tử

7,2

5,6

Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số năm 1979 và 1999 (%) lần lượt là:

A. 2,5 và 1,4                 

B. 2,6 và 1,4                     

C. 2,5 và 1,5             

D. 2,6 và 1,5         

Đáp án

Câu hỏi

1

2

3

4

5

Đáp án

C

D

C

C

C

Câu hỏi

6

7

8

9

10

Đáp án

A

A

D

B

A

Vậy là chúng ta đã cùng nhau soạn xong Bài 2: Dân số và gia tăng dân số trong SGK Địa lí 9. Mong rằng bài viết trên đã giúp các bạn nắm vững kiến thức lí thuyết, soạn được các câu hỏi trong nội dung bài học dễ dàng hơn qua đó vận dụng để trả lời câu hỏi trong đề kiểm tra để đạt kết quả cao.

Mời các bạn xem thêm các bài Giải Địa 9 trong Sách bài tậpVở bài tập tại đây nhé:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021