logo

Soạn Địa 9 Bài 15 ngắn nhất: Thương mại và du lịch

Soạn Địa 9 Bài 15 ngắn nhất: Thương mại và du lịch

Trong bài học này Top lời giải sẽ cùng các bạn Tổng hợp kiến thức và trả lời toàn bộ các câu hỏi Bài 15: Thương mại và du lịch trong sách giáo khoa Địa lí 9. Ngoài ra chúng ta sẽ cùng nhau trả lời thêm các câu hỏi củng cố bài học và thực hành với các bài tập trắc nghiệm thường xuất hiện trong đề kiểm tra.

Giờ chúng ta cùng nhau bắt đầu học bài nhé:

Mục tiêu bài học

- Nắm được các đặc điểm phát triển và phân bố ngành thương mại và du lịch nước ta.

- Chứng minh và giải thích được tại sao Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là các trung tâm thương mại, du lịch lớn nhất nước ta.

- Nắm được nước ta có tiềm năng du lịch khá phong phú và ngành du lịch đang trở thành ngành kinh tế quan trọng.


Tổng hợp lý thuyết Địa 9 Bài 15 ngắn gọn

1. Thương mại

Thương mại bao gồm nội thương và ngoại thương

a. Nội thương

- Vai trò: Phục vụ nhau cầu tiêu dùng, đi lại, văn hóa,… trong nước

- Tình hình phát triển: Cả nước đã hình thành một thị trường thống nhất: hàng hoá dồi dào, đa dạng và tự do lưu thông.

Soạn Địa 9 Bài 15 ngắn nhất: Thương mại và du lịch (ảnh 2)

Biểu đồ tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng phân theo vùng, năm 2002

- Phân bố:

   + Nhân tố ảnh hưởng: Quy mô dân số, sức mua và sự phát triển các ngành kinh tế.

   + Phân bố: Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm thương mại, dịch vụ lớn và đa dạng nhất nước ta.

b. Ngoại thương

- Vai trò: giải quyết đầu ra cho sản phẩm, đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất với chất lượng cao, cải thiện đời sống nhân dân.

- Tình hình phát triển:

   + Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực: hàng công nghiệp nặng và khoáng sản; hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp; hàng nông, lâm, thủy sản.

   + Các mặt hàng nhập khẩu: máy móc thiết bị; nguyên liệu, nhiên liệu; lương thực thực phẩm và hàng tiêu dùng.

   + Thị trường xuất - nhập khẩu ngày càng mở rộng: châu Á – Thái Bình Dương (Nhật Bản, ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ô-xtrây-li-a, Đài Loan), châu Âu và Bắc Mĩ.

Soạn Địa 9 Bài 15 ngắn nhất: Thương mại và du lịch (ảnh 3)

Biểu đồ cơ cấu giá trị xuất khẩu, năm 2002 (%)

2. Du lịch

- Vai trò: Du lịch ngày càng khẳng định vị thế của mình trong cơ cấu KT cả nước, đem lại nguồn thu nhập, mở rộng giao lưu giữa nước ta với các nước và cải thiện đời sống nhân dân.

- Điều kiện phát triển:

   + Tài nguyên du lịch tự nhiên: phong cảnh, bãi tắm đẹp, khí hậu tốt, các vườn quốc gia…

   + Tài nguyên du lịch nhân văn: công trình kiến trúc, di tích lịch sử, lễ hội truyền thống…

- Tình hình phát triển: Số lượng khách quốc tế, nội địa, doanh thu du lịch tăng.

- Phương hướng phát triển: Chiến lược đa dạng hóa sản phẩm du lịch đã làm tăng sức cạnh tranh ngành du lịch nước ta trong khu vực.


Hướng dẫn Soạn Địa 9 Bài 15 ngắn nhất

Câu hỏi Địa Lí 9 Bài 15 trang 57: Quan sát hình 15.1, hãy cho biết hoạt động nội thương tập trung nhiều nhất ở những vùng nào của nước ta?

Trả lời:

Hoạt động nội thương tập trung nhiều nhất ở những vùng: Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằn sông Hồng.

Câu hỏi Địa Lí 9 Bài 15 trang 58: Hãy nhận xét biểu đồ và kể tên các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta.

Trả lời:

Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta: Các hàng nông sản (lúa gạo, thủy sản, cao su, hồ tiêu,...), khoáng sản thô, may mặc,…

Soạn Bài 1 trang 60 ngắn nhất: Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh có những điều kiện thuận lợi nào để trở thành các trung tâm thương mại, du lịch lớn nhất cả nước.

Trả lời:

Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh có những điều kiện thuận lợi để trở thành các trung tâm thương mại, du lịch lớn nhất cả nước:

- Hà Nội là thủ đô của cả nước, thành phố Hồ Chí Minh là thành phố lớn nhất cả nước.

- Đây là 2 thành phố có nền kinh tế - xã hội phát triển nhất cả nước.

- Là 2 thành phố có số dân đông nhất cả nước. Nhu cầu về tiêu dùng cũng như các hoạt động vui chơi giải trí cao nhất cả nước.

- Là 2 thành phố có nhiều phong cảnh, địa điểm du lịch, khu di tích bỏa tàng nổi tiếng của cả nước: Hồ Gươm, lăng Bác, văn miếu Quốc Tử Giám, Dinh độc lập, bến cảng Nhà Rồng,...

Soạn Bài 2 trang 60 ngắn nhất: Hãy xác định trên lược đồ Việt Nam một số trung tâm du lịch nổi tiếng.

Trả lời:

Hà Nội, Thành phố Hồ Chính Minh, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ,…

Soạn Bài 3 trang 60 ngắn nhất: Vì sao nước ta lại buôn bán nhiều nhất với thị trường khu vực châu Á- Thái Bình Dương?

Trả lời:

Nước ta lại buôn bán nhiều nhất với thị trường khu vực châu Á - Thái Bình Dương:

- Đây là thị trường truyền thống của nước ta.

- Thị trường này có thị hiếu tương đồng với nước ta.

- Đây là thị trường không quá khó tính, phù hợp với trình độ phát triển kinh tế

- Xã hội cảu nước ta.

- Vị trí trao đổi hàng hóa thuận lợi.


Câu hỏi củng cố kiến thức Địa 9 Bài 15 hay nhất

Câu 1. Dựa vào Attat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích những chuyển biến tích cực của ngành ngoại thương nước ta trong thời kì Đổi mới.

Trả lời

* Toàn ngành:

– Thị trường buôn bán ngày càng mở rộng theo hướng da dạng hoá, đa phương hoá. Việt Nam đã trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và hiện có quan hệ buôn bán với phần lớn các nước và vùng lãnh thổ ưên thế giới.

– Cán cân xuất nhập khẩu tiến đến cân đối vào năm 1992; sau đó tiếp tục nhập siêu, nhưng bản chất khác xa thời kì trước Đổi mới.

* Xuất khẩu:

– Kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng.

– Các mặt hàng xuất khẩu bao gồm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản, hàng công nghiệp nhẹ và liểu thủ công nghiệp, hàng nông, lâm, thủy sản.

– Thị trường xuất khẩu lớn nhất hiện nay là Hoa Kì, Nhật Bản và Trung Quốc.

* Nhập khẩu:
– Kim ngạch nhập khẩu tăng khá nhanh.

– Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là nguyên liệu, tư liệu sản xuất và một phần nhỏ là hàng tiêu dùng.

– Thị trường nhập khẩu chủ yếu là khu vực châu Á – Thái Bình Dương và châu Âu.

Câu 2. Chứng minh nước ta có nhiều thuận lợi để phát triển ngành du lịch.

Trả lời

a) Vị trí địa lí: nước ta nằm ở rìa phía đông của hán đảo Đông Dương, gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á, giáp Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia, Biển Đông, thuận lợi cho việc giao lưu, mỡ rộng hợp tác với các nước trong khu vực và thế giới về du lịch.

b) Có nguồn tài nguyên du lịch phong phú

– Tài nguyên du lịch tự nhiên:

+ Địa hình: có cả đồi núi, đồng bằng, bờ biổn và hải đảo, tạo nên nhiều cánh quan đẹp. Có hơn 200 hang động đẹp, 2 di sản thiên nhiên thế giới (Vịnh Hạ Long, động Phong Nha), 125 bãi biển lớn nhở.

+ Khí hậu: đa dạng, phân hoá.

+ Nước: sông, hồ; nước khoáng, nước nóng.

+ Sinh vật: hơn 30 vườn quốc gia; động vật hoang dã, thủy, hải sản.

– Tài nguyên du lịch nhân văn:
+ Di tích: 4 vạn di tích (hơn 2,6 nghìn đã được xếp hạng), 3 di sản văn hoá thổ giới (quần thể kiến trúc Cô đô Huế, Phố có Hội An, Di tích Mỹ Sơn) và 2 di sản văn hoá phi vật thể thế giới (Nhã nhạc cung đình Huế và không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên).

+ Lễ hội: diễn ra quanh năm, tập trung vào mùa xuân.

+ Tài nguyên khác: làng nghề, văn nghệ dân gian, ẩm thực…

c) Các lợi thê khác về kinh tê – xã hội

– Nước ta có dân số đông, thị trường du lịch rộng lớn, con người Việt Num mến khách; có đội ngũ tao động đông họat động du lịch đã qua đào tạo (am hiểu lịch sử, phong tục tập quán, văn hoá trong và ngoài nước; năng động, thông thạo ngoại ngữ,…).

– Nước ta hệ thổng giao thông khá phát triển, cơ si) vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch khá tốt (nhà hàng, khách sạn, mạng lưới chợ, cơ sở y tế,…).

– Mức sông của người dân ngày càng nâng lên; trình độ dân trí của người dân nâng lên, người ta thích đi tìm tòi, khám phá, hiểu biết cái mới ở những vùng đấi xa lạ,…

– Tình hình kinh tế, xã hội, chính trị ổn định,…


Trắc nghiệm Địa 9 Bài 15 tuyển chọn

Câu 1: Dựa vào biểu đồ sau hãy cho biết hai vùng nào có tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng  cao nhất và thấp nhất cả nước là

A. Đông Nam Bộ và Bắc Trung Bộ

B. Đông Nam Bộ và Tây Nguyên

C. Đồng bằng sông Hồng và Tây Nguyên

D. Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ

Câu 2: Sự phân bố các trung tâm thương mại không phụ thuộc vào:

A. Quy mô dân số

B. Sức mua của người dân

C. Sự phát triển của các hoạt động kinh tế

D. Số lượng lao động có trình độ chuyên môn cao

Câu 3: Vùng có các trung tâm thương mại lớn nhất cả nước là:

A. Đồng bằng Sông Hồng

B. Đồng bằng Sông Cửu Long

C. Đông Nam Bộ

D.  Bắc Trung Bộ

Câu 4: Di sản thiên nhiên nào sau đây đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới:

A. Vườn quốc gia Cúc Phương

B. Phong Nha Kẻ Bàng

C. Đà Lạt

D.  Vườn quốc gia U Minh Hạ.

Câu 5: Việt Nam cũng là thành viên của OPEC là tổ chức:

A. Tự do thương mại Châu Á

B. Hiệp Hội các nước Đông Nam Á

C. Hội đồng tương trợ kinh tế

D.  Các nước xuất khẩu dầu mỏ.

Câu 6: Hiện nay nước ta buôn bán nhiều nhất với thị trường các nước thuộc châu lục nào?

A. Châu Mĩ

B. Châu Âu

C. Châu Phi

D. Châu Á

Câu 7: Ý nào sau đây không đúng về các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam

A. Gạo, cà phê, hồ tiêu, hạt điều, hải sản

B. Sản phẩm công nghiệp nặng và khoáng sản

C. Máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu

D. Quần áo, giày dép, đồ thủ công mĩ nghệ

Câu 8: Trong số các di sản thế giới được UNESCO công nhận, nhóm di sản nào sau đây thuộc Bắc Trung Bộ:

A. Cố đô Huế, PHong Nha - Kẻ Bàng

B. Phố cổ Hội An, di tích Mỹ Sơn.

C. Phong Nha – Kẻ Bàng, di tích Mĩ Sơn.

D. Cồng chiêng Tây Nguyên, phố cổ Hội An.

Câu 9: Trong các tài nguyên du lịch dưới đây, tài nguyên nào không phải là tài nguyên du lịch nhân văn:

A. Các công trình kiến trúc

B. Các bãi biển đẹp

C. Văn hóa dân gian

D. Các di tích lịch sử

Câu 10: Trong các tài nguyên du lịch dưới đây, tài nguyên nào không phải là tài nguyên du lịch tự nhiên

A. Hang động

B. Vườn quốc gia

C. Bãi biển

D. Lễ hội

Đáp án

Câu hỏi

1

2

3

4

5

Đáp án

B

D

C

B

D

Câu hỏi

6

7

8

9

10

Đáp án

D

C

A

B

D

 

Vậy là chúng ta đã cùng nhau soạn xong Bài 15: Thương mại và du lịch trong SGK Địa lí 9. Mong rằng bài viết trên đã giúp các bạn nắm vững kiến thức lí thuyết, soạn được các câu hỏi trong nội dung bài học dễ dàng hơn qua đó vận dụng để trả lời câu hỏi trong đề kiểm tra để đạt kết quả cao.

Mời các bạn xem thêm các bài Giải Địa 9 trong Sách bài tậpVở bài tập tại đây nhé:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021