logo

Soạn Địa 9 Bài 18 ngắn nhất: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (tiếp theo)

Soạn Địa 9 Bài 18 ngắn nhất: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (tiếp theo)

Trong bài học này Top lời giải sẽ cùng các bạn Tổng hợp kiến thức và trả lời toàn bộ các câu hỏi Bài 18: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (tiếp theo) trong sách giáo khoa Địa lí 9. Ngoài ra chúng ta sẽ cùng nhau trả lời thêm các câu hỏi củng cố bài học và thực hành với các bài tập trắc nghiệm thường xuất hiện trong đề kiểm tra.

Giờ chúng ta cùng nhau bắt đầu học bài nhé:

 Mục tiêu bài học

- Trình bày được thế mạnh kinh tế ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, thể hiện ở một số ngành công nghiệp ,nông nghiệp , lâm nghiệp , sự phân bố của các ngành đó .

- Nêu được tên các trung tâm kinh tế và các ngành kinh tế của từng trung tâm .


Tổng hợp lý thuyết Địa 9 Bài 18 ngắn gọn

1. Tình hình phát triển kinh tế

Soạn Địa 9 Bài 18 ngắn nhất: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (tiếp theo) (ảnh 2)

Lược đồ kinh tế vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

1.1 Công nghiệp

- Công nghiệp năng lượng:

   + Điều kiện phát triển: nguồn thuỷ năng dồi dào và nguồn than phong phú.

   + Các nhà máy điện chủ yếu: thủy điện Hòa Bình, Sơn La trên sông Đà, thủy điện Tuyên Quang trên sông Chảy, nhiệt điện Phả Lại và Uông Bí…

- Khai thác khoáng sản:

   + Điều kiện phát triển: phát triển nhờ nguồn tài nguyên khoáng sản giàu có, gồm cả kim loại đen, kim loại màu, phi kim loại và vật liệu xây dựng.

   + Hiện nay đang tiến hành khai thác nhiều mỏ khóang sản có giá trị.

Soạn Địa 9 Bài 18 ngắn nhất: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (tiếp theo) (ảnh 3)

Đập thủy điện Hòa Bình trên sông Đà

- Chế biến thực phẩm:

   + Điều kiện phát triển: trên cơ sở sử dụng nguyên liệu dồi dào tại chỗ từ nông – lâm – ngư nghiệp.

   + Ngày càng phát triển: chế biến chè, đặc sản, hồi quế khô, sữa bò,…

- Chế biến lâm sản, sản xuất xi măng, thủ công mĩ nghệ trên cơ sở sử dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ.

⇒ Nhìn chung công nghiệp của vùng phân bố chủ yếu ở Đông Bắc.

1.2. Nông nghiệp

a. Trồng trọt

- Điều kiện phát triển:

   + Đất feralit.

   + Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh.

- Khó khăn:

   + Sương muối.

   + Thị trường chưa ổn định.

   + Thiếu quy hoạch trong phát triển một số cây trồng.

   + Công nghiệp chế biến chưa phát triển,...

- Tình hình phát triển: Cơ cấu sản phẩm nông nghiệp đa dạng (nhiệt đới, cận nhiệt đới, ôn đới)

   + Cây lương thực: lúa, ngô là cây lương thực chính. Lúa chủ yếu được trồng ở các cánh đồng giữa núi như: Mường Thanh (Điện Biên), Bình Lư (Lai Châu), Văn Chấn (Yên Bái),… Ngô được trồng nhiều trên nương rẫy.

   + Cây công nghiệp: chè (Thái Nguyên, Sơn La, Phú Thọ, Yên Bái, Hà Giang, Lạng Sơn), hồi (Lạng Sơn), cây dược liệu. Cây chè chiếm tỷ trọng lớn về diện tích và sản lượng so với cả nước.

   + Cây ăn quả: mận, mơ, lê, đào, vải… ở Sơn La, Bắc Giang,…

   + Nghề rừng: chủ yếu phát triển theo hướng nông-lâm kết hợp.

- Do điều kiện tự nhiên của vùng nhiều đồi núi nên thế mạnh chính trong nông nghiệp của vùng là trồng cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn.

b. Chăn nuôi

- Điều kiện phát triển:

   + Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.

   + Nhân dân có kinh nghiệm.

   + Vùng biển Quảng Ninh rộng.

   + Nguồn thức ăn ngày càng phong phú.

- Khó khăn:

   + Sương muối, giá rét.

   + Công nghiệp chế biến chưa phát triển

- Tình hình phát triển:

   + Đàn trâu (57,3%), lợn (22%) so với cả nước (năm 2002).

   + Nuôi trồng, khai thác thủy hải sản phát triển mạnh ở Quảng Ninh.

1.3. Dịch vụ

a. Giao thông vận tải

- Điều kiện phát triển:

   + Vị trí ĐL mang tính chiến lược.

   + Có vùng biển Quảng Ninh và các cửa khẩu là cửa ngõ.

- Khó khăn: Địa hình chủ yếu là đồi núi.

- Tình hình phát triển: Hoạt động mạnh với nhiều tuyến đường bộ, sắt, thủy nối liền với ĐBSH, TQ và thượng Lào.

b. Thương mại

- Điều kiện phát triển: Tiếp giáp Đồng bằng sông Hồng, Lào, Trung Quốc,...

- Khó khăn: Các sản phẩm chủ yếu là sản phẩm thô.

- Tình hình phát triển: Vùng đã phát triển mối quan hệ thương mại lâu đời với ĐBSH cũng như TQ và thượng Lào.

c. Du lịch

- Điều kiện phát triển: Nhiều tài nguyên du lịch tự nhiên, tài nguyên du lịch lịch sử cách mạng.

- Khó khăn: Tài nguyên du lịch 1 số nơi bị suy thoái, ô nhiễm.

- Sản phẩm du lịch: hướng về cội nguồn, du lịch sinh thái.

- Các điểm du lịch nổi tiếng: Hạ Long, Lạng Sơn, Điện Biên,…

2. Các trung tâm kinh tế

- Các trung tâm kinh tế quan trọng là: Thái Nguyên, Việt Trì, Hạ Long, Lạng Sơn.

- Các trung tâm kinh tế mới: TP Yên Bái, Điện Biên Phủ, Lào Cai, Sơn La.


Hướng dẫn Soạn Địa 9 Bài 18 ngắn nhất

Câu hỏi Địa Lí 9 Bài 18 trang 67: Xác định trên hình 18.1, các nhà máy nhiệt điện, thủy điện, các trung tâm công nghiệp luyện kim, cơ khí, hóa chất.

Trả lời:

- Nhà máy thủy điện: Hòa Bình, Thác Bà, Sơn La.

- Nhà máy nhiệt điện: Uông Bí.

- Trung tâm công nghiệp luyện kim: Thái Nguyên.

- Trung tâm công nghiệp cơ khí: Thái Nguyên, hạ Long.

- Trung tâm công nghiệp hóa chất: Bắc Giang, Việt Trì.

Câu hỏi Địa Lí 9 Bài 18 trang 67: Hãy nêu ý nghĩa của nhà máy thủy điện Hòa Bình.

Trả lời:

Ý nghĩa của nhà máy thủy điện Hòa Bình

- Cung cấp nguồn điện chủ yếu cho miền Bắc và một phần khu vực phía Nam qua đường tải điện 500 kw, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế và đời sống nhân dân.

- Giá trị thủy lợi: Hồ chứa nước có vai trò điều tiết nguồn nước vào mùa lũ – cạn giúp hạn chế thiên tai và cung cấp nước tưới cho sản xuất, sinh hoạt (đặc biệt hoạt động trồng cây công nghiệp lâu năm, và luyện kim).

- Ngoài ra còn phát triển du lịch, thủy sản

Câu hỏi Địa Lí 9 Bài 18 trang 68: Căn cứ vào hình 18.1, xác định địa bàn phân bố các cây công nghiệp lâu năm: Chè, hồi

Trả lời:

- Chè: Thái Nguyên, Hà Giang, Tuyên Quang, Yên Bái, Quảng Ninh.

- Hồi: Lạng Sơn.

Câu hỏi Địa Lí 9 Bài 18 trang 68: Nhờ những điều kiện thuận lợi nào mà cây chè chiếm tỉ trọng lớn nhất về diện tích và sản lượng so với cả nước.

Trả lời:

Cây chè chiếm tỉ trọng lớn về diện tích và sản lượng so với cả nước nhờ những điều kiện thuận lợi sau:

+ Khí hậu cận nhiệt đới của vùng thích hợp với điều kiện sinh thái của cây chè.

+ Địa hình đồi trung du rộng lớn, đất feralit màu mỡ thuận lợi cho hình thành các vùng chuyên canh cây chè rộng lớn.

+ Nguồn nước tưới dồi dào.

+ Người dân có nhiều kinh nghiệm trong trồng và chăm sóc cây chè.

Câu hỏi Địa Lí 9 Bài 18 trang 68: Xác định trên hình 18.1, các tuyến đường sắt đường ô tô xuất phát từ thủ đô Hà Nội đi đến các thành phố, thị xã của các tỉnh biên giới Việt – Trung và Việt – Lào.

Trả lời:

Đường sắt: Hà Nội – Lạng Sơn, Hà Nội – Lào Cai.

Đường ô tô: Quốc lộ 1A, QL 3, QL 2, Ql 70, Ql 6.

Câu hỏi Địa Lí 9 Bài 18 trang 68: Tìm trên hình 18.1, các của khẩu quan trọng thuộc biên giới Việt Trung: Móng Cái, Hữu Nghị, Lào Cai.

Trả lời:

Cửa khẩu Móng Cái thuộc tỉnh Quảng Ninh, cửa khẩu Hữu Nghị thuộc Lạng Sơn, của khẩu Lào Cai thuộc Lào Cai.

Câu hỏi Địa Lí 9 Bài 18 trang 69: Xác định trên hình 18.1, vị trí các trung tâm kinh tế. Nêu các ngành công nghiệp đặc trưng của mỗi trung tâm.

Trả lời:

- Hạ Long: Cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng, sx hàng tiêu dùng, chế biến lương thực thực phẩm.

- Thái Nguyên: Luyện kim, cơ khí.

- Bắc Giang: Hóa chất

- Việt Trì: sx hàng tiêu dùng, chế biến lương thực, hóa chất, chế biến lâm sản

- Lạng Sơn: sx hàng tiêu dùng.

Soạn Bài 1 trang 69 ngắn nhất: Vì sao khai thác khoáng sản là thế mạnh của tiểu vùng Đông Bắc, còn phát triển thủy điện là thế mạnh của tiểu vùng Tây Bắc?

Trả lời:

- Tiểu vùng Đông Bắc: Tập trung khoáng sản giàu có nhất nước ta, phong phú đa dạng, gồm cả khoáng sản phi kim và kim loại (than đá, sắt, chì, kẽm, thiếc, bô xít, aparit, pirit...).

+ Than đá có trữ lượng và chất lượng tốt nhất Đông Nam Á (vùng than Quảng Ninh với hơn 3 tỉ tấn. Ngoài ra còn phân bố ở Thái Nguyên, Na Dương.

+ Đồng, apatit (Lào Cai), sắt (Thái Nguyên, Hà Giang), kẽm – chì (Tuyên Quang), thiếc (Cao Bằng),...

⇔ Thuận lợi phát triển đa dạng các ngành khai thác và chế biến khoáng sản.

- Tiểu vùng Tây Bắc: Có nhiều sông lớn, chảy qua địa hình núi dốc hiểm trở nên tiềm năng thủy điện lớn. Trữ lượng thủy điện của vùng tập trung trên hệ thống sông Đà: Nhà máy thủy điện Sơn La (công suất lớn nhất cả nước- 3400 kWh), thủy điện Hòa Bình (1600 kWh).

Soạn Bài 2 trang 69 ngắn nhất: Nêu ý ngĩa của việc phát triển nghề rừng theo hướng nông – lâm kết hợp ở Trung du miền núi Bắc Bộ.

Trả lời:

Ý nghĩa của việc phát triển nghề rừng theo hướng nông - lâm kết hợp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ:

- Vừa thúc đẩy phát triển kinh tế của vùng vừa đi đôi với trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc.

- Tạo việc làm và nâng cao đời sống người dân.

- Hạn chế thiên tai lũ lụt, sạt lở, xói mòn đất... Bảo vệ nguồn nước ngầm, điều hòa khí hậu, cân bằng môi trường sinh thái.


Câu hỏi củng cố kiến thức Địa 9 Bài 18 hay nhất

Câu 1. Trình bày những thuận lợi và khó khăn trong việc khai thác, chế biến khoáng sản và thủy điện ở Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Trả lời

a) Khai thác, chê biến khoáng sản

– Thuận lợi:

+ Là vùng giàu tài nguyên khoáng sản bậc nhất nước ta.

+ Khoáng sản năng lượng (nhiên liệu): Vùng than Quảng Ninh là vùng than lớn bậc nhât và chât lượng tết nhât Đông Nam Á. Hiện nay, sản lượng khai thác đã vượt mức 30 triệu tấn/năm, chủ yếu dùng làm nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện và để xuất khẩu.

+ Khoáng sản kim loại:

• Sắt (Yên Bái). –

• Đồng – niken (Sơn La).

• Đất hiếm (Lai Châu).

• Kẽm – chì (Chợ Điền – Bắc Kạn).

• Đồng – vùng (Lào Cai).

• Thiếc và bôxit (Cao Bằng). Mỗi năm vùng sản xuất khoăng 1000 tấn thiếc.

+ Khoáng sản phi kim loại: apatit (Lào Cai). Mỗi năm khai thác khoảng 600 nghìn tân quặng để sản xuất phân lân.

– Khó khăn: Đa số mở quặng nằm ở nơi kếí cấu hạ tầng giao thông vận tải chưa phát triển. Các vỉa quặng thường nằm sâu trong lòng đất nên việc khai thác đòi hởi chi phí sản xuất cao và các phương tiện hiện đại.

b) Thủy điện

• Thuận lợi:

+ Các sông suối có trữ năng thủy điện khá lớn. Hộ thổng sông Hồng (1 triệu kW) chiếm hơn 1/3 trữ năng thủy điện của cả nước. Riêng sông Đà chiếm gần 6 triệu kW.

+ Đã xây dựng các nhà máy thủy điện: Thác Bà trên sông Chảy (110 MW), Hoà Bình trên sông Đà (1920 MW), Tuyên Quang trên sông Gâm

+ Hiện nay, đang triển khai xây dựng nhà máy thủy điện Sơn La trôn sông Đà (2400 MW). Nhiều nhà máy thủy điện nhở đang được xây dựng trôn phụ lưu của các sông.

– Khó khăn: Việc xây dựng các công trình thủy điện lớn sẽ gây ngập lụt nhiều vùng rộng lớn, làm thay đổi môi trường xung quanh, vì vậy phát chú ý bảo vộ môi sinh.

Câu 2. Tại sao vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có thể phát triển mạnh việc sản xuất các loại cây cận nhiệt và ôn đới?

Trả lời

– Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh là cơ sở để vùng phát triển các loại cây cận nhiệt và ôn đới.

– Khí hậu phân hoá theo địa hình tạo sự đa dạng các sản phẩm cây trồng.

– Phần lớn diện tích là đất fera li l trên đá phiến, đá vôi và các đá mẹ khác, ngoài ra còn có đấl phù sa có (ở trung du), đất phù sa ở dục cấc thung lũng sông và các cánh đồng ở miền núi như Than Uyên, Nghĩa Lộ, Điện Bien, Trùng Khánh,… thuận lợi trồng các loại cây cận nhiệt và ôn đới.

– Có nguồn tao động đảm hảo cho viộc sản xuất nông nghiệp; các dân tộc ít người ở đây có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp.

– Cơ sở vậl chất – kĩ thuậl phục vụ nông nghiệp có nhiều lien hệ; hệ thông giao thông từng bước được nâng cấp,…

– Thị trường liêu thụ rộng lớn (trong vùng, ngoài vùng và xuất khâu ra nước ngoài).


Trắc nghiệm Địa 9 Bài 18 tuyển chọn

Câu 1: Trong số các nhà máy điện đã và đang xây dựng của vùng Trung du vù miền núi Bắc Bộ, nhà máy nào sau đây là máy nhiệt điện?

A. Hoà Bình.

B. Thác Bà.

C. Uông Bí.

D. Sơn La.

Câu 2: Đàn trâu của vùng Trung du và miền Bắc Bộ chiếm tỉ trọng so với cả nước là

A. 65%.    

B. 57,3%   

C. 35,7%. 

D. 25%.

Câu 3: Ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, tỉnh có nhà máy nhiệt điện lớn là:

A. Hải Dương.

B. Quảng Ninh.

C. Thái Nguyên.

D. Lạng Sơn.

Câu 4: Cũng  với vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, tỉnh có cơ sở luyện kim đen và luyện kim màu lớn là:

A. Thái Nguyên.

B. Cao Bằng.

C. Tuyên Quang.

D. Lào Cai

Câu 5: Ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, tỉnh có nhiều apatit, pirit dùng đê sản xuất xút, phân bón là:

A. Lào Cai.

B. Phú Thọ.

C. Cả A và B đều đúng.

D. Cả A và B đều sai.

Câu 6: Do điều kiện sinh thái, vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ sản xuât được các sản phẩm đặc trưng:

A. nhiệt đới. .      

B. cận nhiệt đới.

C. ôn đới.  

D. Cả 3 loại sản phẩm trên.

Câu 7: Đàn trâu của vùng Trung du và miền Bắc Bộ so cả nước

A. 65%.    

B. 57,3%   

C. 35,7%. 

D. 25%.

Câu 8: Cửa khẩu Đồng Đăng (Hữu Nghị), một cửa khẩu quan trọng, trên biên giới Việt - Trung thuộc tỉnh nào của nước

A. Lào Cai.

B. Cao Bằng.

C. Lạng Sơn.

D. Hà Giang.

Câu 9: Thế mạnh kinh tế chù yếu của vũng Trang du và miền núi Bắc Bộ là

A. Khai thác khoáng sản, thủy điện.

B. Nghề rừng, cây công nghiệp lâu năm.

C. Rau quả cận nhiệt và ôn đới

D. Tất cả các mặt trên.

Câu 10: Theo em, trong các loại cây trồng chủ yếu của vùng Trung du và núi Dắc Bộ thì loại cây trồng nào có diện tích gieo trồng và lượng lớn so cả

A. ngô.      

B. chè.       

C. đậu tương.     

D. cây ăn quả.

Đáp án

Câu hỏi

1

2

3

4

5

Đáp án

C

B

B

A

C

Câu hỏi

6

7

8

9

10

Đáp án

D

B

C

D

B

Vậy là chúng ta đã cùng nhau soạn xong Bài 18: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (tiếp theo) trong SGK Địa lí 9. Mong rằng bài viết trên đã giúp các bạn nắm vững kiến thức lí thuyết, soạn được các câu hỏi trong nội dung bài học dễ dàng hơn qua đó vận dụng để trả lời câu hỏi trong đề kiểm tra để đạt kết quả cao.

Mời các bạn xem thêm các bài Giải Địa 9 trong Sách bài tậpVở bài tập tại đây nhé:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021