logo

Soạn Địa 9 Bài 20 ngắn nhất: Vùng Đồng bằng sông Hồng

Soạn Địa 9 Bài 20 ngắn nhất: Vùng Đồng bằng sông Hồng

Trong bài học này Top lời giải sẽ cùng các bạn Tổng hợp kiến thức và trả lời toàn bộ các câu hỏi Bài 20: Vùng Đồng bằng sông Hồng trong sách giáo khoa Địa lí 9. Ngoài ra chúng ta sẽ cùng nhau trả lời thêm các câu hỏi củng cố bài học và thực hành với các bài tập trắc nghiệm thường xuất hiện trong đề kiểm tra.

Giờ chúng ta cùng nhau bắt đầu học bài nhé:

Mục tiêu bài học

- Nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và ý nghĩa của chúng đối với phát triển kinh tế .

- Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên của vùng và những thuận lợi khó khăn đối với sự phát triển kinh tế xã hội .

- Biết một số loại tài nguyên của vùng quan trọng nhất là đất , việc sử dụng đất tiết kiệm , hợp lí và bảo vệ đất khỏi bị ô nhiễm là một trong những vấn đề trọng tâm của vùng Đồng bằng sông Hồng .

- Trình bày đặc điểm dân cư, xã hội của vùng và những thuận lợi khó khăn đối với phát triển kinh tế - xã hội. Biết ảnh hưởng của mức độ tập trung dân cư đông đúc tới môi trường .


Tổng hợp lý thuyết Địa 9 Bài 20 ngắn gọn

1. Vị trí địa lý và giới hạn lãnh thổ

- Khái quát chung:

   + Vùng đồng bằng sông Hồng bao gồm đồng bằng châu thổ màu mỡ, dải đất rìa trung du với một số tài nguyên khoáng sản, Tài nguyên du lịch và vịnh Bắc Bộ giàu tiềm năng.

   + Diện tích: 14.806 km² chiếm 5% diện tích và 21% dân số cả nước (năm 2002).

   + Các tỉnh, thành phố: Bắc Ninh, Hà Nam, Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình và Vĩnh Phúc.

Soạn Địa 9 Bài 20 ngắn nhất: Vùng Đồng bằng sông Hồng (ảnh 2)

- Vị trí tiếp giáp:

   + Phía Bắc, Đông Bắc giáp Trung du và miền núi Bắc Bộ.

   + Phía Tây giáp Tây Bắc.

   + Phía Nam giáp Bắc Trung Bộ.

   + Phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ.

→ Ý nghĩa: Giáp Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ (2 vùng có nguồn cung cấp tài nguyên, nguyên liệu).

2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

- Địa hình: thấp, khá bằng phẳng.

- Khí hậu: Nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh.

- Đất:

   + Đất Feralit: ở vùng tiếp giáp với vùng TD và MNBB.

   + Đất lầy thụt: ở Nam Định, Ninh Bình, Hà Nam, Bắc Ninh.

   + Đất Phù sa: ở hầu hết các tỉnh và chiếm DT lớn nhất.

   + Đất phèn, mặn: dọc theo vịnh BB.

   + Đất xám trên phù sa cổ: Vĩnh Phúc và Hà Tây (cũ).

- Tài nguyên khoáng sản: không nhiều, các khoáng sản có giá trị là:

   + Mỏ đá: Hải Phòng, Ninh Bình.

   + Sét cao lanh: Hải Dương.

   + Than nâu: Hưng Yên.

   + Khí tự nhiên: Thái Bình.

- Vùng biển phía Đông và Đông Nam có tiềm năng rất lớn.

→ Đánh giá:

- Thuận lợi:

   + Đất phù sa màu mỡ, điều kiện khí hậu, thủy văn thuận lợi cho thâm canh lúa nước.

   + Thời tiết mùa đông thuận lợi cho việc trồng một số cây ưa lạnh. Phát triển vụ đông thành vụ sản xuất chính.

   + Vùng ven biển và biển thuận lợi cho nuôi trồng, đánh bắt thủy sản, du lịch.

- Khó khăn: thiên tai (bão, lũ lụt, thời tiết thất thường), ít tài nguyên khoáng sản.

3. Đặc điểm dân cư, xã hội

* Dân cư:

Soạn Địa 9 Bài 20 ngắn nhất: Vùng Đồng bằng sông Hồng (ảnh 3)

- Đặc điểm:

   + Số dân: ĐBSH là vùng dân cư đông nhất cả nước. Khoảng 20 triệu người, chiếm 21,4% dân số cả nước. (Năm 2016). Mặc dù tỉ lệ gia tăng DS tự nhiên giảm mạnh nhưng mật độ dân số vẫn cao.

   + Tỉ lệ gia tăng dân số: Cao, có xu hướng giảm.

   + Phân bố: Mật độ dân số cao: 1 320 người/km² (Năm 2016).

   + Lao động: Số lượng lớn, nhiều lao động có kĩ thuật.

- Thuận lợi:

   + Nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn.

   + Người lao động có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, có chuyên môn kĩ thuật.

- Khó khăn:

   + Số dân quá đông, tỉ lệ gia tăng dân số còn cao.

   + Sức ép dân số tới các vấn đề xã hội, môi trường.

* Xã hội:

- So với nhiều vùng khác thì ĐBSH các tiêu chí dân cư, xã hội phát triển khá cao.

- Đời sống người dân vẫn còn nhiều khó khăn do kết cấu kinh tế chuyển dịch chậm, dân số quá đông.

* Cơ sở vật chất – cơ sở hạ tầng:

Một đoạn kênh đê biển ở Đồng bằng sông Hồng

- ĐBSH là vùng có kết cấu hạ tầng nông thôn hoàn thiện nhất trong cả nước.

- Một số đô thị đã hình thành từ lâu đời như Thăng Long (Hà Nội), Phố Hiến (Hưng Yên).

- Thành phố cảng Hải Phòng là cửa ngõ quan trong hướng ra vịnh Bắc Bộ.

Soạn Địa 9 Bài 20 ngắn nhất: Vùng Đồng bằng sông Hồng (ảnh 4)


Hướng dẫn Soạn Địa 9 Bài 20 ngắn nhất

Câu hỏi Địa Lí 9 Bài 20 trang 71: Quan sát hình 20.1, hãy xác định:

- Ranh giới giữa đồng bằng sông Hồng với các vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.

- Vị trí đảo Cát Bà, đảo Bạch Long Vĩ.

Trả lời:

- Đồng bằng sông Hồng giáp Trung du và miền núi Bắc Bộ ở phí Bắc, giáp Bắc Trung Bộ ở phía Nam.

- Đảo Cát Bà và đảo Bạch Long Vĩ ở tong Vịnh Bắc Bộ thuộc địa phận thành phố Hải Phòng.

Câu hỏi Địa Lí 9 Bài 20 trang 71: Dựa vào hình 20.1 và kiến thức đã học, nêu ý nghĩa của sông Hồng đối với sự phát triển nông nghiệp và đời sống dân cư.

Trả lời:

Sông Hồng có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển nông nghiệp và đời sống dân cư:

- Cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và đời sống dân cư

- Bồi đắp phù sa cho đồng bằng sông Hồng, tạo nên vùng châu thổ màu mỡ thuận lợi cho phát triển nông nghiệp nhất là lúa nước- đây là cái nôi của nền văn minh lúa nước.

- Điều tiết dòng chảy, hạn chế lũ lụt vào mùa mưa và cung cấp nước vào mùa khô cho sản xuất, sinh hoạt.

- Ngoài ra còn phát triển du lịch, nuôi trồng thủy sản, giao thông đường sông.

Câu hỏi Địa Lí 9 Bài 20 trang 72: Quan sát hình 20.1, hãy kê tên và nêu sự phân bố các loại đất ở Đồng bằng sông Hồng.

Trả lời:

Đất ở đồng bằng sông Hồng gồm có:

+ Đất phù sa có diện tích lớn nhất, là tài nguyên quý giá nhất của đồng bằng, phân bố tập trung ở vùng trung tâm, là địa bàn thâm canh nông nghiệp, sản xuất chủ yếu lương thực, thực phẩm của vùng.

+ Đất đỏ vàng (feralit đỏ vàng) và đất xám trên phù sa cổ có diện tích không lớn phân bố ở các vùng rìa phía bắc, phía tây và tây nam của đồng bằng, tuy độ phì lém nhưng có giá trị để trồng cây công nghiệp, cây ăn quả.

+ Đất mặn, đất phèn có diện tích nhỏ, phân bố ở vùng ven biển, được sử dụng để trồng cói, nuôi trồng thủy sản, làm muối, trồng rừng phòng hộ ven biển (rừng ngập mặn).

+ Đất lấy thụt có diện tích khá lớn, phân bố ở các vùng trũng, tập trung ở phía nam đồng bằng (các tỉnh Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định), được cải tạo dần để trồng lúa, nuôi thủy sản.

Câu hỏi Địa Lí 9 Bài 20 trang 73: Dựa vào hình 20.1, cho biết Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao gấp bao nhiêu lần mức trung bình của cả nước, của các vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên.

Trả lời:

Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao gấp 4,78 lần trung bình cả nước. gấp 10,3 lần Trung du miền núi Bắc Bộ và 14,6 lần Tây Nguyên.

Câu hỏi Địa Lí 9 Bài 20 trang 73: Mật độ dân số cao ở Đồng bằng sông hồng có những thuận lợi và khó khăn gì cho sự phát triển kinh tế - xã hội?

Trả lời:

Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số lớn nhất cả nước mật độ dân số trung bình là 1179 người/km2 (năm 2002). Mật độ dân số cao ở Đồng bằng sông Hồng có những thuận lợi và khó khăn:

- Thuận lợi:

+ Dân số đông, mang lại nguồn lao động dồi dào cho phát triển kinh tế, nhất là những ngành cần nhiều lao động.

+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn.

+ Là cơ sở, thúc đẩy các hoạt động dịch vụ phát triển, đặc biệt là dịch vụ tiêu dùng.

+ Thu hút đầu tư trong và ngoài nước.

- Khó khăn:

+ Dân số tăng quá nhanh trong khi nền kinh tế chưa phát triển mạnh, tạo sự kìm hãm phát triển kinh tế.

+ Vấn đề giải quyết việc làm cho lao động trở nên gay gắt, tình trạng thất nghiệp thiếu việc làm tăng cao.

+ Gây sức ép lên các vấn đề y tế, giáo dục, văn hóa – xã hội, nhà ở...

+ Sức ép lên tài nguyên môi trường

Câu hỏi Địa Lí 9 Bài 20 trang 74: Quan sát bảng 20.1, cho biết tình hình dân cư, xã hội của vùng Đồng bằng sông Hồng so với cả nước.

Trả lời:

Dân cư:

+ Vùng đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao nhất cả nước (1179 người/km2).

+ Tỉ lệ gia tăng tự nhiên thấp hơn mức trung bình cả nước (1,1% %) nhờ thực hiện tốt chính sách kế hoạch hóa gia đình.

- Xã hội:

+ Tỉ lệ thất nghiệp ở đô thị cao, trên mức trung bình cả nước (9,3%).

+ Tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn thấp hơn cả nước (26%).

+ Thu nhập bình quân đầu người vẫn còn thấp (280,3 nghìn đồng < 295 nghìn đồng), cho thấy sự chênh lệch lớn về mức sống của các bộ phận dân cư.

+ Tỉ lệ người lớn biết chữ cao hơn cả nước (94,5%).

+ Tuổi thọ trung bình cao hơn cả nước (73,7 năm)

+ Tỉ lệ dân thành thị vẫn còn thấp hơn mức trung bình cả nước (19,9%).

Soạn Bài 1 trang 75 ngắn nhất: Điều kiện tự nhiên của Đồng bằng sông Hồng có những thuận lợi và khó khăn gì cho phát triển kinh tế - xã hội?

Trả lời:

- Thuận lợi:

+ Vị trí địa lý: Gần các vùng nguyên liệu lớn của cả nước, có vùng biển thuận lợi để phát triển kinh tế, có Hà Nội là thủ đô- trung tâm văn hóa chính trị, đầu mối quan trọng...

+ ĐKTN_TNTT: Đất đai màu mỡ; khí hậu nóng ẩm, có mùa đông lạnh; địa hình bằng phẳng; nguồn nước dồi dào thích hợp phát triển ngông nghiệp và các hoạt động kinh tế; có một số loại khoáng sản như sét cao lanh, than nâu, khí tự nhiên....; nguồn tài nguyên biển khá phong phú...; nhiều phong cảnh đẹp,....

+ KT_XH: Dân cư đông, nguồn lao động dồi dào, lao động có chuyên môn kĩ thuât, thị trường tiêu thụ tại chỗ rộng lớn; kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật kahs hoàn thiện;...

- Khó khăn:

- Địa hình thấp, có nhiều ô trũng, mùa mưa dễ gây ngập lụt kéo dài.

- Đất trong đê không được bồi đắp thường xuyên và đang dần thoái hóa.

- Chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc với những đợt giá rét, khí hậu nhiệt đới ẩm dễ phát sinh dịch bệnh (sốt xuất huyết) và khó khăn trong bảo dưỡng máy mọc thiết bị sản xuất.

- Nguồn tài nguyên tại chỗ hạn chế, phần lớn phải nhập khẩu nguyên nhiên liệu từ các vùng khác về

Soạn Bài 2 trang 75 ngắn nhất: Tầm quan trọng của hệ thống đê điều ở Đồng bằng sông Hồng?

Trả lời

- Tránh được nguy cơ phá hoại của lũ lụt hàng năm do sông Hồng gây ra, đặc biệt vào mùa mưa bão.

- Làm cho diện tích đất phù sa của Đồng bằng sông Hồng không ngừng được mở rộng.

- Địa bàn phân bố dân cư được phủ khắp châu thổ, làng mạc trù phú, dân cư đông đúc.

- Nông nghiệp thâm canh, tăng vụ; công nghiệp, dịch vụ phát triển sôi động. Nhiều di tích lịch sử, giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể được lưu giữ và phát triển.

Soạn Bài 3 trang 75 ngắn nhất: Dựa vào hảng số liệu trang 75 SGK, vẽ biểu đồ cột thể hiện bình quân đất nông nghiệp theo đầu người ở Đồng bằng sông Hồng và cả nước (ha/người). Nhận xét.

Soạn Địa 9 Bài 20 ngắn nhất: Vùng Đồng bằng sông Hồng (ảnh 5)

Trả lời

- Xử lí số liệu:

Bình quân đất nông nghiệp đầu người ở đồng bằng sông Hồng và cả nước năm 2002.

Ha/người
Cả nước 0,12
Đồng bằng sông Hồng 0,05

- Vẽ biểu đồ:

Biểu đồ thể hiện bình quân đất nông nghiệp theo đầu người ở đồng bằng sông Hồng và cả nước năm 2002 (ha/người).

Soạn Địa 9 Bài 20 ngắn nhất: Vùng Đồng bằng sông Hồng (ảnh 6)

- Nhận xét: bình quân đất nông nghiệp theo đầu người ở Đồng bằng sông Hồng rất nhỏ so với cả nước (chỉ bằng 1/2 mức của cả nước).


Câu hỏi củng cố kiến thức Địa 9 Bài 20 hay nhất

Câu 1. Giải thích vì sao đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao?

Trả lời

Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao do:

– Điều kiện tự nhiên thuận lợi.

– Lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời.

– Nền nông nghiệp thâm canh lúa nước cao, đòi hởi nhiều tao động.

– Mạng lưới các trung tâm công nghiệp và đô thị dày đặc.

– Các nguyên nhân khác: tâm lí thích đông con,…

Câu 2. Trình bày đặc điểm dân cư, xã hội và những thuận lợi, khó khăn đối với sự phát triển kinh tế- xã hội ở Đồng bằng sông Hồng.

Trả lời

– Đặc điểm: dân số đông, mật độ dân số cao nhất cả nước (1.179 người/km2, năm 2002); nhiều lao động có kĩ thuật.

– Thuận lợi:

+ Nguồn tao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn.

+ Người tao động có kinh nghiệm trong sản xuất, có chuyên môn kĩ thuật.

+ Kết cấu hạ tầng nông thôn hoàn thiện nhất cả nước

– Có một sô đô thị được hình thành từ lâu đời (Hà Nội và Hải Phòng).

– Khó khăn:

– Sức ép của dân sốđông đôi với phát triển kinh tế – xã hội.

+ Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm.


Trắc nghiệm Địa 9 Bài 20 tuyển chọn

Câu 1: Hiện nay, vùng đồng bằng sông Hồng gồm mấy tỉnh, thành phố?

A. 10.             

B. 9.            

C. 11            

D. 13

Câu 2: Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng đồng bằng sông Hồng?

A. Nam Định.      

B. Quảng Ninh      

C. Hưng Yên.      

D. Ninh Bình.

Câu 3: Ý nào sau đây không đúng với vị trí địa lí của vùng đồng bằng sông Hồng?

A. Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm.

B. Giáp với các vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.

C. Giáp Vịnh Bắc Bộ (Biển Đông).

D. Giáp với Thượng Lào.

Câu 4: Nhận định nào sau đây không đúng với Đồng bằng Sông Hồng?

A. Mật độ dân số cao nhất

B. Năng suất lúa cao nhất

C. Đồng bằng có diện tích lớn nhất

D.  Dân số đông nhất

Câu 5: Tài nguyên khoáng sản có giá trị ở Đồng bằng Sông Hồng là:

A. than nâu, bôxít, sắt, dầu mỏ.

B. đá vôi, sét cao lanh, than nâu, khí tự nhiên.

C. apatit, mangan, than nâu, đồng.

D. thiếc, vàng, chì, kẽm.

Câu 6: Đồng bằng sông Hồng là đồng bằng châu thổ được bồi đắp bởi phù sa của hai hệ thống:

A. sông Hồng và sông Thái Bình

B. sông Hồng và sông Thương

C. sông Hồng và sông Cầu

D. sông Hồng và sông Lục Nam

Câu 7: Vùng có mật độ dân số cao nhất nước ta là:

A. Đồng bằng sông Cửu Long

B. Đồng bằng sông Hồng

C. Duyên hải Nam Trung Bộ

D. Bắc Trung Bộ

Câu 8: Nguồn khí tự nhiên của vùng đang bắt đầu khai thác có hiệu quả ở khu vực nào sau đây

A. Ven biển Hải Phòng

B. ven biển Thái Bình

C. ven biển Ninh Bình

D. Ven biển Nam Định

Câu 9: Loại tài nguyên quý giá nhất của vùng là:

A. Khí hậu

B. Địa hình

C. Đất phù sa

D.  Khoáng sản.

Câu 10: Cần đặt vấn đề bảo vệ nghiêm ngặt đê sông Hồng vì:

A. Nước sông rất lớn

B. Nước sông chảy mạnh

C. Nước sông nhiều phù sa

D.  Đáy sông cao hơn mặt ruộng.

Đáp án

Câu hỏi

1

2

3

4

5

Đáp án

A

B

D

C

B

Câu hỏi

6

7

8

9

10

Đáp án

A

B

B

C

D

      Vậy là chúng ta đã cùng nhau soạn xong Bài 20: Vùng Đồng bằng sông Hồng trong SGK Địa lí 9. Mong rằng bài viết trên đã giúp các bạn nắm vững kiến thức lí thuyết, soạn được các câu hỏi trong nội dung bài học dễ dàng hơn qua đó vận dụng để trả lời câu hỏi trong đề kiểm tra để đạt kết quả cao.

      Mời các bạn xem thêm các bài Giải Địa 9 trong Sách bài tậpVở bài tập tại đây nhé:

      icon-date
      Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021