logo

Giải bài tập SGK Địa 7 Bài 10 trang 133, 134, 135 Chân trời sáng tạo ngắn nhất

Hướng dẫn Soạn Địa 7 Bài 10: Đặc điểm dân cư, xã hội châu Phi ngắn gọn nhất bám sát nội dung SGK Địa lí 7 trang 133, 134, 135 bộ Chân trời sáng tạo theo chương trình sách mới. Mời bạn đọc cùng tham khảo!

Bài 10: Đặc điểm dân cư, xã hội châu Phi trang 133, 134, 135 SGK Địa lí 7 Chân trời sáng tạo

>>> Xem thêm: Tóm tắt Lý thuyết Địa 7 Bài 10 Chân trời sáng tạo


1. Những vấn đề về dân cư

Trả lời câu hỏi trang 133 SGK Địa lí 7

Dựa vào hình 10.1 thông tin trong bài, em hãy :

- Nhận xét tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của châu Phi từ giai đoạn 2000 - 2005 đến giai đoạn 2015 - 2020.

- Cho biết dân số còn tăng nhanh ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế-xã hội châu Phi?

 

Lời giải:

- Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của châu Phi có sự biến động vào giai đoạn 2000 - 2005 đến giai đoạn 2015 - 2020:

+ Từ giai đoạn 2000 - 2005 đến giai đoạn 2010 - 2015, tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên châu Phi có xu hướng tăng, tăng từ 2,5% (2000 - 2005) lên 2,7% (2010 - 2015).

+ Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên châu Phi lại có xu hướng giảm vào giai đoạn từ 2010 - 2015 đến 2015 - 2020, tuy nhiên tỉ suất này vẫn còn cao so với các khu vực trên thế giới (2,5%, giai đoạn 2010 - 2020).

- Dân số còn tăng nhanh ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội châu Phi:

Thuận lợi: 

Tạo ra nguồn lao động dồi dào và là thị trường tiêu thụ lớn do dân cư đông.

Khó khăn:

Nguyên nhân kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội, dẫn đến đói nghèo, tài nguyên bị khai thác kiệt quệ, suy thoái và ô nhiễm môi trường,... là do gia tăng dân số quá nhanh


2. Những vấn đề về xã hội

Trả lời câu hỏi trang 134 SGK Địa lí 7

Dựa vào thông tin trong bài, em hãy trình bày nguyên nhân và hậu quả của một số vấn đề xã hội ở châu Phi.

Lời giải:

Vấn đề nạn đói ở châu Phi:

- Có hàng chục triệu người bị nạn đói đe dọa vào mỗi năm; trong đó,nơi chịu chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là vùng nam hoang mạc Xa-ha-ra.

- Hằng năm, rất nhiều quốc gia châu Phi phải phụ thuộc vào viện trợ lương thực của thế giới.

Vấn đề xung đột quân sự ở châu Phi:

- Vấn đề xung đột quân sự là một vấn đề rất nghiêm trọng ở châu Phi.

- Nguyên nhân là do mâu thuẫn giữa các bộ tộ, cạnh tranh về tài nguyên thiên nhiên… 

- Thương vong về người, gia tăng nạn đói, bệnh tật, di dân, chính trị bất ổn, ảnh hưởng đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên,... tạo cơ hội để nước ngoài can thiệp là hậu quả của vấn đề xung đột quân sự.


3. Di sản lịch sử

Trả lời câu hỏi trang 134 SGK Địa lí 7

Dựa vào thông tin trong bài, em hãy: 

- Chứng minh châu Phi có nhiều di sản lịch sử.

- Cho biết trong việc khai thác và phát huy các di sản, châu Phi cần lưu ý những vấn đề gì?

Lời giải:

- Châu Phi có nhiều di sản lịch sử:

+  Giấy, phép tính,... là một trong những cái nôi của loài người với di sản có lịch sử từ lâu đời của Châu Phi

+ Kim tự tháp từ Gi-gia tới Đát-su (Ai Cập), thành phố cổ Tim-bút-tu (Ma-li), hoàng cung A-bô-mây (Bê-nanh)...là các di sản lịch sử nổi tiếng được thế giới công nhận

- Châu Phi cần lưu ý những vấn đề khi khai thác và phát huy các di sản như sau:

+ Chăm sóc, bảo vệ các di sản như công tác trùng tu, bảo tồn;

+ Nguy cơ xung đột quân sự;

+ Hoạt động khủng bố;

+ Ảnh hưởng của thiên tai,...


Luyện tập

Giải bài tập trang 135 SGK Địa lí 7

Em hãy hoàn thành bảng tổng hợp thông tin về các vấn đề xã hội nổi cộm ở châu Phi theo mẫu sau:

Vấn đề xã hội

Ảnh hưởng đến đời sống người dân

?

?

Lời giải:

Vấn đề xã hội

Ảnh hưởng đến đời sống người dân

Vấn đề nạn đói ở châu Phi

+ Mỗi năm, có hàng chục triệu người bị nạn đói đe dọa; trong đó, vùng nam hoang mạc Xa-ha-ra là nơi chịu chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.

+ Hằng năm, rất nhiều quốc gia châu Phi phải phụ thuộc vào viện trợ lương thực của thế giới.

Vấn đề xung đột quân sự ở châu Phi Thương vong về người, gia tăng nạn đói, bệnh tật, di dân, chính trị bất ổn, ảnh hưởng đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên,... tạo cơ hội để nước ngoài can thiệp.

Vận dụng

Giải bài tập trang 135 SGK Địa lí 7

Hãy sưu tầm thông tin, hình ảnh từ sách báo và mạng internet về một di sản lịch sử của châu Phi và chia sẻ với các bạn cùng lớp.

Lời giải:

 Kim tự tháp Giza là một trong 7 kỳ quan thế giới cổ đại và được UNESCO xếp hạng Di sản thế giới vào năm 1979. Quần thể Kim tự tháp Giza được xây dựng từ cách đây khoảng 4.500 năm được các pharaoh Ai Cập cổ đại dựng lên với hy vọng sẽ là nơi đưa họ vào cuộc sống vĩnh hằng.

   Kim tự tháp Giza là những ngôi mộ được xây dựng cho ba trong số các Pharaoh của Ai Cập. Người Ai Cập cổ đại tin rằng khi các Pharaoh chết, họ sẽ chuyển sang thế giới bên kia sống như những vị thần. Những Pharaoh này đã chuẩn bị cho việc qua thế giới bên kia bằng cách ra lệnh xây dựng những ngôi mộ là kim tự tháp khổng lồ cho chính họ, nơi họ có thể lưu trữ tất cả các vật phẩm mà họ cần trong thế giới tiếp theo.

   Quần thể kiến trúc này bao gồm tượng nhân sư và lăng mộ của 3 Pharaoh (Cheops, Khafre và Menkaure).Việc xây dựng kim tự tháp đầu tiên và lớn nhất - Kim tự tháp Cheops, bắt đầu vào khoảng năm 2550 trước Công nguyên cho Pharaoh Khufu. Ba mươi năm sau, con trai Khufu đã ra lệnh xây dựng lăng mộ của chính mình, Kim tự tháp Khafre. Đồng thời, Nhân sư - được cho là mô phỏng theo con trai Khufu - được chế tạo để canh chừng lăng mộ của ông. Kim tự tháp Giza cuối cùng, được gọi là Kim tự tháp Menkaure, được xây dựng vào khoảng năm 2490 trước Công nguyên bởi con trai Khafre và nhỏ hơn đáng kể so với hai kim tự tháp đầu tiên.

   Kỹ thuật xây dựng  Kim tự tháp Giza ấn tượng đến mức các nhà khoa học và nhà sử học không chắc chắn chính xác chúng được xây dựng như thế nào. Tuy nhiên, trong nhiều thập kỷ qua, các nhà khảo cổ học đã thực hiện nhiều khám phá giúp họ hiểu thêm về việc xây dựng Kim tự tháp. Các nhà nghiên cứu đồng ý rằng phải mất khoảng 10.000 - 20.000 công nhân trong hơn hai mươi năm để xây dựng ba kim tự tháp. Sách lịch sử cũ cho rằng Kim tự tháp Giza được xây dựng bởi nô lệ, nhưng những khám phá sau đó đã kết luận rằng phần lớn công nhân là nông dân Ai Cập bản địa, làm việc trong thời gian ngập lụt tại các vùng ven sông Nile. Những công nhân này sẽ sống trong một thị trấn tạm thời được xây dựng gần Kim tự tháp Menkaure.

   Kim tự tháp vĩ đại gần như được sắp xếp hoàn hảo các góc theo các phương hướng chính (Bắc- Nam- Đông - Tây), một đặc điểm tiếp tục khiến cho các nhà sử học đau đầu tìm hiểu. Các nhà nghiên cứu đã đưa ra giả thuyết về các phương pháp khác nhau cho việc canh chỉnh vị trí chính của kim tự tháp, giả thuyết gần đây nhất chỉ ra việc sử dụng thời điểm thu phân. Cho đến nay, khôn Kim tự tháp Giza đã từng được bao phủ bằng một lớp vỏ đá vôi mịn nhưng đã bị trưng dụng để xây dựng  các tòa nhà khác trên khắp Ai Cập, chỉ có Kim tự tháp Khafre vẫn giữ lại một số vỏ đá vôi ban đầu.

   Qua năm tháng, những điều huyền bí được phát hiện từ ba kim tự tháp lớn ở Giza càng nhiều, trong đó có nhiều ẩn đố mà tới tận ngày nay nhân loại vẫn chưa có lời giải.

>>> Xem toàn bộ: Soạn Địa 7 Chân trời sáng tạo

-----------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Giải bài tập SGK Địa 7 Bài 10 trang 133, 134, 135 Chân trời sáng tạo ngắn nhất trong bộ SGK Chân trời sáng tạo theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt! 

icon-date
Xuất bản : 25/06/2022 - Cập nhật : 11/10/2022