logo

Soạn bài: Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác

Tuyển tập soạn bài Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác lớp 8 bằng BA CÁCH tuyệt hay. Cách soạn bài độc đáo với 3 nội dung NGẮN NHẤT, SIÊU NGẮN, CHI TIẾT hứa hẹn sẽ giúp bạn soạn văn 8 xuất sắc nhất


Khái quát tác phẩm: Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác


BỐ CỤC:

Chia theo thể thơ thất ngôn bát cú đường luật (đề-thực-luận-kết)

- Hai câu đề: tinh thần kiên cường của người chiến sĩ cách mạng yêu nước.

- Hai câu thực : cuộc đời sóng gió và những trải nghiệm của tác giả.

- Hai câu luận : chí khí của bậc anh tài

- Hai câu kết: trong hoàn cảnh khó khăn nhưng vẫn không nao núng.

Soạn bài: Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác lớp 8 | Soạn NGẮN NHẤT, SIÊU NGẮN, CHI TIẾT


Soạn bài Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác 3 cách


Câu 1 (trang 147 Ngữ Văn 8 Tập 1)

Phân tích cặp câu 1 - 2, tìm hiểu khí phách và phong thái của nhà chí sĩ khi rơi vào vòng tù ngục.

Soạn ngắn nhất

-Tác giả tự nhận mình là hào kiệt có phong thái ung dung,hào hoa phong lưu.Qua điệp từ "vẫn" tắc giả khẳng định bản thân có chí khí,có tài năng,và là một bậc anh hào.

-"mỏi chân" nên "ở tù" : đó là một câu nói đùa vui,qua đó cũng thấy được sự thản nhiên,hiên ngang không một chút sợ sệt của tác giả khi rơi vào cảnh tù ngục.

=>Hai câu đề cho người đọc thấy được sự bất khuất trước khó khăn,nguy hiểm vẫn hiên ngang của người cách mạng yêu nước.

Soạn siêu ngắn

Hào kiệt

Phong lưu:

=> Phong thái ung dung, đường hoàng và đầy tự tin, bản lĩnh, bất khuất của một người anh hùng yêu nước

"Chạy mỏi chân thì hãy ở tù"

"Chạy mỏi chân": hoạt động cách mạng một cách sôi nổi , nhiệt huyết

" Thì hãy ở tù" : sự bình tĩnh, coi thường chốn tù đày, xem nhà tù là nơi nghỉ ngơi sau hành trình dài mệt mỏi, chẳng chút sợ hãi.

=> Tinh thần vô cùng lạc quan, niềm tin trong gian khổ, xem khó khăn như lẽ thường trong cuộc đời cách mạng.

Giọng điệu: bông đùa, tự nhiên.

Soạn chi tiết

Câu 1 sử dụng biện pháp điệp từ vẫn biểu thị một phong thái ung dung, thanh thản, cách sống của những bậc anh hùng hào kiệt trong thiên hạ

Câu thơ “chạy mỏi chân thì hãy ở tù” biểu thị một quan niệm sống và đấu tranh của người yêu nước.

Người yêu nước có quan niệm con đường cứu nước của mình là đường dài với nhiều chông gai, đòi hỏi nhiều quyết tâm không được ngừng nghỉ, Do những khó khăn khách quan, nhà tù chẳng qua chỉ là chốn dừng lại nghỉ ngơi khi mỏi chân.

-> Biến nhà tù thành nơi nghỉ ngơi

=> Phan Bội Châu không chịu khuất phục trước hoàn cảnh, cảm thấy bản thân hoàn toàn cảm thấy tự do, thư thái.


Câu 2 (trang 147 Ngữ Văn 8 Tập 1)

Đọc lại cặp câu 3-4, em thấy giọng điệu có gì thay đổi so với hai câu thơ trên? Vì sao? Lời tâm sự ở đây có ý nghĩa như thế nào?

Soạn bài: Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác lớp 8 | Soạn NGẮN NHẤT, SIÊU NGẮN, CHI TIẾT

Soạn ngắn nhất

Hai câu thực có sự thay đổi về giọng điệu so với hai câu đề: từ giọng thơ đùa giỡn, khí phách, ngang tàng tác giả chuyển sang giọng điệu suy tư,trầm lặng lúc gặp nguy.Tác giả nhận thức được hoàn cảnh khó khăn của bản thân là một nười không nhà mà lại mang tội, song song với điều đó là sự kiên định, vững chí hơn của tác giả trên con đường còn nhiều chông gai.

-Lời tâm sự chân tình có ý nghĩa:cho người đọc thấy được cuộc đời làm cách mạng gian nan,khó khăn,phải bôn ba xứ người nhưng không có người thân bên cạnh,cuộc đời lênh đênh sóng gió của người chiến sĩ yêu nước.

Soạn siêu ngắn

“khách không nhà” -> người tự do, không bị ràng buộc

“trong bốn biển”-> không gian rộng lớn

=> Ở trong nhà tù nhưng lại tự nhận mình là khách cho thấy phong thái ung dung, lạc quan.

Năm 1905 Phan Bội Châu bị bắt trong thời gian lưu lạc không một chốn nương thân, phải nếm trải bao nhiêu cay đắng, khổ cực cùng với sự săn đuổi của kẻ thù. 2 câu 3, 4 đối xứng cả ý lẫn thanh làm nổi bật khí phách hiên ngang của người cách mạng trong cảnh ngục tù. Từ đó, bộc lộ ý chí kiên cường, chấp nhận gian nan trên con đường đấu tranh giành độc lập cho dân tộc.

Soạn chi tiết

Câu 3, 4:

Giọng điệu:

Hai câu dưới có giọng trầm ổn và thống thiết . Một nỗi đau đang cố nén lòng sau từng con chữ, dòng thơ.

Ý nghĩa lời tâm sự:

+ Cuộc đời chiến đấu của người chí lớn đầy những khó khăn và bất trắc như những vị "khách không nhà", cuộc sống không chỉ khó khăn về vật chất mà còn thiếu thốn cả tình cảm gia đình, tình thân ruột thịt

+ Người chiến sĩ còn là một kẻ tội đồ trong mắt bọn thực dân, bị truy đuổi bởi bè lũ tàn ác

=> Hai câu thơ càng khắc hoạ được tầm vóc lớn lao của người tù cách mạng


Câu 3 (trang 147 Ngữ Văn 8 Tập 1)

Em hiểu thế nào về ý nghĩa cặp câu 5-6? Lối nói khoa trương ở đây có tác dụng gì trong việc biểu hiện người anh hùng, hào kiệt.

Soạn bài: Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác lớp 8 | Soạn NGẮN NHẤT, SIÊU NGẮN, CHI TIẾT

Soạn ngắn nhất

Ý nghĩa của hai câu luận:sự quyết tâm ,kiên trì của tác giả trước sự nghiệp cứu nước cứu đời lớn lao,tiếng cười của người anh hùng ấy vẫn ngạo nghễ,đập tan hết mọi oán thù.

-Lối nói khoa trương có tác dụng làm cho hình ảnh người anh hùng ấy trở nên phi thường là một đấng siêu nhiên. Giọng thơ thêm hào sảng.

Soạn siêu ngắn

“Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế”-> ôm ấp hoài bão cứu nước, cứu dân

“Mở miệng cười tan cuộc oán thù”-> Tiếng cười của người yêu nước có sức mạnh chiến thắng mọi âm mưu của kẻ thù.

Vẫn là giọng điệu với cách nói khoa trương, nghệ thuật đối chỉnh thể hiện hoài bão to lớn, mang tầm vóc vũ trụ. Đây là cách nói quen thuộc của các nhà thơ, nhà nho thời trung đại.

Soạn chi tiết

Câu 5,6:

Bữa tay ôm chặt bồ kinh tế: khẩu khí của một người hiên ngang trong cuộc cách mạng của mình, dù có bị kịch ,thử thách, khó khăn vẫn luôn dang rộng vòng tay để trị nước, cứu đời. Một hoài bão thật lớn lao của người yêu nước.

Mở miệng cười tan cuộc oán thù: tiếng cười đầy ngạo nghễ trước những khủng bố, những thủ đoạn tàn nhẫn của kẻ thù, tiếng cười ấy đập tan những tội ác của bọn thực dân

* *Tác dụng của lối nói khoa trương:

+ Thể hiện được tầm vóc, khẩu khí và năng lực lớn lao của người tù cách mạng

+ Thể hiện được khát vọng kỳ vĩ và chân chính của người anh hùng

+ Tạo nên cảm xúc, sức hấp dẫn, ấn tượng cho người đọc.


Câu 4 (trang 147 Ngữ Văn 8 Tập 1)

Hai câu thơ cuối là kết tinh tư tưởng của toàn bài thơ. Em cảm nhận được điều gì từ hai câu thơ ấy?

Soạn ngắn nhất

Cảm nhận về hai câu kết: đó là một sự kết tinh giữa ý chí và cảm xúc lãng mạn của tác giả,điệp từ "còn" chỉ sự tiếp diễn mang ý nghĩa tác giả sẽ tiếp tục chiến đấu vì nước nhà.Tác giả cũng tự đưa ra lời thách thức "nguy hiểm sợ gì đâu", để tự cổ vũ bản thân luôn tin tưởng vào sự nghiệp cứu nước,vượt qua mọi gian nguy.

Soạn siêu ngắn

Hai câu cuối

+ Niềm tin và sự quyết tâm mãnh liệt vào công việc chính nghĩa của mình: còn sống là còn chiến đấu, còn đấu tranh

+ Xem thường khó khăn, nguy hiểm

=> Tuệ thế hiên ngang của người hào kiệt lấy đất nước làm lẽ sống, xem thường cái chết trong mọi hoàn cảnh.

Soạn chi tiết

“Thân ấy vẫn còn, còn sự nghiệp”: -> Phép lặp-> Quan niệm sống của nhà yêu nước: chỉ cần còn sống thì còn đấu tranh, quyết tâm giải phóng dân tộc.

“Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu” -> Chấp nhận mọi nguy nan, vượt lên gian khổ trong đấu tranh. Tin tưởng mãnh liệt vào sự nghiệp yêu nước của mình . Thể thơ truyền thống, đã tạo nên hình tượng người chí sĩ cách mạng với khí phách kiên cường, tư thế hiên ngang bất khuất. Thông qua ngôn ngữ để thể hiện khẩu khí hào hùng, ý chí lớn lao có sức lôi cuốn. Tạo nên  vẻ đẹp và tư thế hiên ngang  của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh ngục tù.


LUYỆN TẬP

Ôn lại kiến thức đã học về thể thơ thất ngôn bát cú, em hãy nhận dạng thể thơ của bài Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác về các phương diện số câu, số chữ, cách gieo vần.

Soạn ngắn nhất

"Vào nhà ngục Quảng Đông" cảm tác được viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật. Cấu trúc của thể thơ gồm 8 câu 7 chữ được chia đều thành 4 phần đê-thực- luân-kết,được gieo vần ở các tiếng cuối câu 1,2,4,6,8.

Soạn chi tiết

- Thuộc thể thơ thất ngôn bát cú đường luật

- Bài thơ gồm 8 câu, mỗi câu 7 chữ

- Có 5 vần thơ: gieo ở tiếng cuối các câu 1,2,4,6 và 8


Nội dung chính bài Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác

Tác phẩm ca ngợi khí phách hiên ngang của người chiến sĩ cách mạng yêu nước. Mặc dù ở trong cành ngục tù tối tăm nhưng vẫn tỏa ra ánh sáng từ trong chính tâm hồn mình. Coi khó khan chỉ như một trò chơi được mình đưa ra lúc rảnh rỗi.

Trên đây TOPLOIGIAI đã giới thiệu đến các bạn nội dung phần soạn bài Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác bằng 3 cách, giúp bạn có thêm nhiều lựa chọn và cách diễn đạt khi soạn một tác phẩm. Mời các bạn xem thêm các bài liên quan nhé:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác