logo

Soạn bài: Đập đá ở Côn Lôn

Tuyển tập soạn bài Đập đá ở Côn Lôn lớp 8 bằng BA CÁCH tuyệt hay. Cách soạn bài độc đáo với 3 nội dung NGẮN NHẤT, SIÊU NGẮN, CHI TIẾT hứa hẹn sẽ giúp bạn soạn văn 8 xuất sắc nhất


Khái quát tác phẩm: Đập đá ở Côn Lôn


THỂ LOẠI:

Thất ngôn bát cú Đường luật cổ điển

Soạn bài: Đập đá ở Côn Lôn lớp 8 | Soạn văn 3 cách tuyệt hay


BỐ CỤC:

- Hai câu Đề: tư thế phóng khoáng, ngạo nghễ của người từ

- Hai câu Thực: sức mạnh phi thường của người tù

- Hai câu Luận: dạ chí son sắt, vững bên trong gian khó của người tù

- Hai câu Kết: lý tưởng anh hùng của người tù


PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT:

Biểu cảm kết hợp với tự sự


Soạn bài Đập đá ở Côn Lôn 3 cách


Câu 1 (trang 150 Ngữ Văn 8 Tập 1)

Em hình dung công việc đập đá của người tù ở Côn Đảo là một việc như thế nào?

Soạn ngắn nhất

Công việc đập đá của người tù ở Côn Đảo là một công việc vô cung cực khổ ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe và tinh thần người tù,người tù phải làm việc trong không gian khắc nghiệt, điều kiện làm việc thiếu thốn và bị bóc lột tàn ác. Giữa những khó khăn khắc nghiệt ấy tư thế của người tù ấy vẫn hiên ngang, ngạo nghễ, một đấng anh hào.

Soạn siêu ngắn

- Công việc: đập đá

- Không gian: đất trời Côn Lôn ( ngoài Côn Đảo)

- Tính chất công việc: khó khăn, nặng nhọc, tốn nhiều sức lực

- Hoàn cảnh làm việc: thiếu thốn, chịu sự đày đọa của bọn lính nhà tù thực dân

Soạn chi tiết

- Đập đá ở Côn Lôn là công việc không bình thường, nó là công việc khổ sai, buộc các tù nhân đều phải làm không giống những công việc đập đá bình thường.

- Phải dùng tay cầm búa để đập đá đây là công việc khổ sai vô cùng nặng nhọc. Đây là một hòn đảo trơ trọi giữa nắng gió biển khơi, là một nơi lưu đày với các điều kiện vô cùng khắc nghiệt.

⇒ Công việc vô cùng khó khăn, cực nhọc, mà còn làm việc trong hoàn cảnh khổ sai thì liệu nói công việc này quá khổ cực liệu có sai.


Câu 2 (trang 150 Ngữ Văn 8 Tập 1)

Bốn câu thơ đầu có hai lớp nghĩa. Hai lớp nghĩa đó là gì? Phân tích giá trị nghệ thuật của những câu thơ đó. Nhận xét khẩu khí của tác giả.

Soạn bài: Đập đá ở Côn Lôn lớp 8 | Soạn văn 3 cách tuyệt hay

Soạn ngắn nhất

Bốn câu thơ đầu có hai lớp ý nghĩa: một là nghĩa thực (hiện thực về công việc của người tù trong thời kì bị thực dân Pháp đày ải,hành hạ người cách mạng yêu nước),hai là nghĩa tượng trưng (tái hiện tư thế hiên ngan tình thần ngang tàng của người chí sĩ yêu nước).

- Giá trị nghệ thuật: cho người đọc thấy được quan điểm của tác giả về chí làm trai phải hiên ngang,trụ cột,có chí lớn để thay đổi cục diện tình thế,không quản ngại khó khăn,cực khổ để vượt qua.

- Khẩu khí của tác giả: tác giả sử dụng giọng thơ đanh thép,kết hợp nhiều động từ, tính từ mạnh nhằm khẳng định sự kiêu hãnh của người có chí lớn, muốn cứu nước, tư chất hiên ngang, không chịu khuất phịc trước mọi khó khăn .

Soạn siêu ngắn

Bốn câu đầu:

Hai lớp nghĩa:

+ Lớp nghĩa thứ nhất:Thể hiện một cách chân thực công việc khổ sai của người tù nơi Côn Đảo

+ Lớp nghĩa thứ hai:

Khắc hoạ hình ảnh người tù với tầm vóc lớn lao, có khí thế mãnh liệt, bằng hành động quyết liệt và phi thường với sức mạnh thần kỳ đánh tan đá núi

** Giá trị nghệ thuật:

Nói quá

***Khẩu khí

Khẩu khí  vô cùng hiên ngang và lẫm liệt của người chiến sĩ yêu nước đầy anh hùng, dũng cảm, coi thường mọi thách thức

Soạn chi tiết

- Làm trai ở đây là làm con người giữa đảo khơi nguy hiểm, là tư thế làm nên những điều kì diệu nơi đảo khơi này. Hay chính là quan niệm sống của bậc anh hùng, của đấng nam nhi hào kiệt, dám chống chọi với gian nan, hiểm nguy để chiến thắng.

- Cùng với giọng điệu sôi nổi kết hợp với các động từ mạnh, đối chặt chẽ diễn tả công việc đập đá với khí phách kiên cường trước gian nan.

⇒ Xây dựng một hình ảnh đấng nam nhi đứng giữa một không gian rộng lớn, thế đứng hiên ngang, có trách nhiệm với chính bản thân mình.

- Ba câu sau với biện pháp tả thực thể hiện công việc gian khổ. Cái gian khổ chốn lưu đày này như muốn giết chết từng con người một.Nhưng trong hiểm ngu gian khó,  những anh hùng hảo kiệt của chúng ta vẫn hiện lên một cách lãng mạn. không một lời kêu than oán trách, có chăng chỉ có tiếng oán hờn, tiếng căm phẫn bọn giặc cướp nước hại dân ta. Thật đẹp biết bao tấm lòng người chiến sĩ cách mạng.  


Câu 3 (trang 150 Ngữ Văn 8 Tập 1)

Bốn câu thơ cuối bộc lộ trực tiếp những cảm xúc, suy nghĩ của tác giả. Em hãy tìm hiểu ý nghĩa những câu thơ này và cách thức biểu hiện cảm xúc của tác giả.

Soạn ngắn nhất

Ý nghĩa của bốn câu thơ cuối: những người làm lên sự nghiệp lớn, cứu dân cứu nước như tác giả thì những chuyện khó khăn đến mấy cũng xem nhẹ mà vững ý chí.

- Cách thức biểu cảm của tác giả: tác giả đã sử dụng những hình ảnh đối lập (tháng ngày,mưa nắng><thân sành sỏi,dạ sắt son),đó là cho thấy sức mạnh phi thường dù bão táp mưa sa cũng không sờn lòng, nhụt chí.

Soạn siêu ngắn

4 câu cuối

Ý nghĩa:

+ Thời gian nơi đây đã tôi luyện người tù mạnh mẽ hơn " thân sành sỏi"

+ Nắng mưa, những khắc nghiệt, bất thường của thời tiết, những đày đọa của thực dân không làm mất đi ý chí, bản lĩnh, không làm vơi đi được những quyết tâm của người cách mạng, vẫn sắt son một lòng.

+ Đã mang thân nghiệp " vá trời" cứu nước, có chút giận nan thì sá gì, đó âu cũng chỉ là " việc cỏn con" mà thôi

=> Vẻ đẹp tinh thần của một chiến sĩ đầy lẫm liệt, oai phong.

***Cách bộc lộ cảm xúc:

Tạo sự đối lập trong câu từ, ý nghĩa

Gian nan >< sức bền

Khó khăn >< ý chí sắt son

Soạn chi tiết

- Hai câu luận đối rất chỉnh:

Tháng ngày//… thân sành sỏi

Mưa nắng//… dạ sắt son

Tự thấy mình có tấm thân dày dạn, phong trần qua nhiều thử thách, tự thấy mình có tinh thần cứng cỏi, không phía trước mọi khó khăn, thử thách.

Sức chịu đựng mãnh liệt, những con người có gan làm việc lớn.

⇒ Nhà tù trường học tôi luyện ý chí và tinh thần đấu tranh cách mạng

- Vá trời//… việc cỏn con -> ý nói công việc cứu nước là công việc vĩ đại còn việc vào tù chỉ là việc cỏn con -> Cảm xúc lãng mạn, giọng hào hùng đó là sức mạnh và nghị lực.

-> Vừa thể hiện niềm kiêu hãnh, tự hào, vừa khẳng định lý tưởng cao đẹp về sự nghiệp yêu nước.

=> Khí phách ngang tàng, oanh phong lẫm liệt, thể hiện ý chí kiên cường, to lớn của những bậc anh hùng hào kiệt.


LUYỆN TẬP


Câu 2 (trang 150 Ngữ Văn 8 Tập 1)

Soạn bài: Đập đá ở Côn Lôn lớp 8 | Soạn văn 3 cách tuyệt hay

Soạn ngắn nhất

Qua cả hai bài thơ Vào nhà ngục ở Quảng Đông cảm tác và Đập đá ở Côn Lôn, em hãy trình bày những cảm nhận của mình về vẻ đẹp hảo hùng, lãng mạn của hình tượng nhà nho yêu nước và cách mạng đầu thế kỉ XX.

- Hình tượng nhà nho yêu nước và cách mạng đầu thế kỉ XX trong hai bài thơ:

   + Có khẩu khí anh hùng, tinh thần ngang tàng của bậc chí sĩ khi sa cơ. Lời thơ thể hiện chí nam nhi mưu đồ nghiệp lớn.

   + Khí phách hào hùng, kiên trung, coi thường hiểm nguy của những người mang chí hướng lớn và sứ mệnh vẻ vang.

Soạn chi tiết

Những cảm nhận sâu sắc nhất về hình tượng những người anh hùng trong kháng chiến, họ không chỉ kiên cường, bất khuất, anh dũng với ý chí quyết tâm đấu tranh chống giặc. Có lẽ xuất phát từ lòng yêu nước, thương dân nên dù choc so muôn vàn khó khăn thử thách thì ngọn lửa quyết tâm đấu tranh cũng sẽ không bao giờ bị dập tắt. Vào cái nahf tù, vào nơi khổ sai tưởng chừng như chỉ có con đường phơi xác nơi giáo biển mặn mòi này, nhưng không ho vẫn nhiệt huyết, vẫn chấp nhận để tìm cơ hội, dù cho chỉ có 1 hi vọng sống sot họ cũng cố gắng hết mình để thực hiện lí tưởng cao đẹp hơn, lý tưởng vì dân tộc. Luôn mang ý chí, tinh thần bất khuất nhưng không kém phần lãng man. Vẻ đẹp từ niềm tin bất diệt với sự nghiệp cứu nước dù khó khăn vất vả, dù phải trải qua muôn vàn hiểm nguy nhưng ý chí vẫn không bao giờ thay đổi.


Nội dung chính bài Đập đá ở Côn Lôn

Một bài thơi hào hùng đầy khí phách của Phan Châu Trinh giúp ta hình dung được vẻ đẹp hiên ngang của người anh hùng cứu nước dù trong bất kì hoàn cảnh nào cũng không nản chí bỏ cuộc.

Trên đây TOPLOIGIAI đã giới thiệu đến các bạn nội dung phần soạn bài Đập đá ở Côn Lôn bằng 3 cách, giúp bạn có thêm nhiều lựa chọn và cách diễn đạt khi soạn một tác phẩm. Mời các bạn xem thêm các bài liên quan nhé:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác