logo

Soạn bài: Tựa Trích diễm thi tập (chi tiết)

Hướng dẫn Soạn bài Tựa Trích diễm thi tập chi tiết nhất. Với bản soạn văn 10 này các bạn sẽ được trả lời toàn bộ các câu hỏi trong phần Đọc- hiểu và Luyện tập chi tiết nhất, qua đó nắm vững nội dung bài học.


Soạn bài: Tựa Trích diễm thi tập (chi tiết)


Khái quát chung

- Sách "Trích diễm thi tập" được Hoàng Đức Lương sưu tầm và tuyển chọn năm 1497. Sách gồm các bài thơ của các nhà thơ từ thời Trần đến thời Lê thế kỉ XV. Phần cuối tập là thơ do Hoàng Đức Lương sáng tác.

- Hoàng Đức Lương viết lời tựa cuốn sách để trình bày lí do, quá trình hình thành của tập sách.

- Nội dung: Lời tựa cho thấy ý thức trách nhiệm trong việc bảo tồn di sản văn học của Hoàng Đức Lương .


Hướng dẫn học bài

Câu 1 (trang 30 SGK Ngữ Văn 10 tập 2)

Theo Hoàng Đức Lương, có những nguyên nhân khiến sáng tác thơ văn của người xưa không được lưu truyền đầy đủ cho đời sau:

+ Nguyên  nhân chủ quan:

- Do ít người am hiểu: Thơ văn được ví là sắc đẹp, là vị ngon mà chỉ có thi nhân mới cảm nhận hết được, người bình thường không thể biết.

-  Do các danh sĩ bận rộn: Người trí thức không có thời gian để ý đến.

- Thiếu người tâm huyết: có người thích thơ văn nhưng ngại công việc nặng nề, tài lực kém cỏi nên bỏ dở giữa chừng.

- Các sáng tác thơ văn không dám lưu hành khi chưa có lệnh vua.

+ Nguyên nhân khách quan:

- Do thời gian làm mai một

- Do hỏa hoạn, thiên tai...

=> Tác giả đưa ra những lập luận rất logic và chặt chẽ, mạch lạc, rõ ràng và khúc triết. Giọng văn biểu cảm, thuyết phục tạo cho lời tựa thêm phần hấp dẫn, lôi cuốn người đọc.

Câu 2 (trang 30 SGK Ngữ Văn 10 tập 2)

Để sưu tầm thơ văn của tiền nhân, Hoàng Đức Lương đã làm những việc:

- Tìm kiếm và thu thập thơ văn khắp mọi nơi.

- Nhặt nhạnh thêm thơ văn của các vị hiện đang làm trong triều.

- Chọn lấy bài hay.

- Chia xếp theo từng loại.

=> Đây là công việc cần sự cẩn thận, kiên trì. Công việc tốn rất nhiều thời gian và công sức, người không có tâm huyết thì không thể làm được

Câu 3 (trang 30 SGK Ngữ Văn 10 tập 2)

- Để vượt qua mọi khó khăn biên soạn tập thơ này trước hết Hoàng Đức Lương phải là con người có tâm hồn yêu thơ văn mãnh liệt và có niềm tự hào về nền văn học của dân tộc. Ông xót xa, thương xót cho những tác phẩm văn học bị mai một theo thời gian. Ông ý thức được trách nhiệm bảo tồn và gìn giữ giá trị văn hóa của dân tộc.

- Công việc sưu tầm và biên soạn thơ văn của ông là một công việc gặp rất nhiều khó khăn, cần thời gian, sự kiên trì, độ tâm huyết cao mới có thể thực hiện được. Việc sưu tầm này không chỉ có ý nghĩa với người yêu thơ văn như ông mà việc đó còn có ý nghĩa đối với cả dân tộc và nhân loại. Đó là công việc đáng trân trọng và trân quý.

Câu 4 (trang 30 SGK Ngữ Văn 10 tập 2)

Trước Trích diễm thi tập có Nam quốc sơn hà (Lý Thường Kiệt) và Đại cáo bình Ngô (Nguyễn Trãi) đã từng nói đến nền văn hiến dân tộc.


Luyện tập

Một số dẫn chứng chứng tỏ các nhà văn, nhà thơ thời xưa rất tự hào về nền văn hiến dân tộc:

- Nam Quốc sơn hà của Lí Thường Kiệt (nói đến nền văn hiến một cách gián tiếp)

- Đại cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi

- Đại Việt sử kí của Lê Văn Hưu

- Đại Việt sử kí toàn thư của Ngô Sĩ Liên.

- Hiền tài là nguyên khí quốc gia của Thân Nhân Trung


Tổng kết

Soạn bài: Tựa Trích diễm thi tập (chi tiết) | Soạn văn 10 hay nhất

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác