logo

Soạn bài: Trích diễm thi tập (ngắn nhất)

Mời các bạn đón đọc bản Soạn bài Trích diễm thi tập ngắn nhất, đây là phiên bản soạn văn 10 ngắn nhất được các thầy cô TOPLOIGIAI biên soạn với mục đích cô đọng kiến thức, giúp cho các bạn học sinh tiếp cận tác phẩm một cách dễ dàng.


Soạn bài: Trích diễm thi tập 


Bố cục:

Soạn bài Trích diễm thi tập ngắn nhất | Soạn văn 10 ngắn nhất – TopLoigiai

Trích diễm thi tập được chia làm 2 phần:

+ Phần 1 (từ đầu đến "không rách nát tan tành"): Nêu ra những lý do khiến thơ văn đời trước không được lưu truyền đầy đủ lại cho đời sau

+ Phần 2 (đoạn còn lại): Lý do và quá trình tiến hành biên soạn Trích diễm thi tập


Tóm tắt

Soạn bài Trích diễm thi tập ngắn nhất | Soạn văn 10 ngắn nhất – TopLoigiai


Hướng dẫn học bài

Câu 1 

* Có 5 lý do, bao gôm 4 lý do chủ quan và 1 lý do khách quan:

- 4 lý do chủ quan:

+ Vẻ đẹp của văn chương không phải ai cũng cảm nhận được

+ Bậc quan lớn không có thời gian biên tập, quan cấp thấp thì bận thi cử

+ Có người thích thơ văn nhưng công việc nặng nề, tài lực kém cỏi nên không biên soạn được

+ Do chính sách cai quản của vua chúa, phải có lệnh vua mới được lưu hành thơ văn

- Lý do khách quan: do sự hủy hoại của thời gian và chiến tranh khiến thơ văn bị thất truyền "trải qua triều đại lâu dài ... tan nát trôi chìm", "... trải qua mấy lần binh lửa ... rách nát tan tành".

* Cách lập luận của tác giả: Tác giả đã có những lập luận sắc bén, logic, ý tứ rành mạch rõ ràng với những lý lẽ thuyết phục

Câu 2 

Hoàng Đức Lương nhặt nhạnh ở giấy tàn, vách nát tìm những câu thơ, tìm quanh hỏi khắp và còn thu lượm thêm thơ của các vị quan đương triều.

Câu 3 

- Hoàng Đức Lương vượt khó khăn để biên soạn Trích diễm thi tập vì:

+ Ông mong muốn nước ta có một cuốn sách căn bản, không phải tìm xa xôi để học văn thơ thời Đường

+ Ông có niềm đam mê, trân trọng đối với các di sản văn học của nước ta

- Công việc biên soạn thơ văn của ông là một công việc cao cả, thể hiện tấm lòng trân trọng và ý thức bảo tồn đối với các di sản văn học của ông

Câu 4 

Trước Trích diễm thi tập, Nguyễn Trãi trong Đại cáo bình Ngô đã thể hiện ý kiến về văn hiến dân tộc rằng nước ta là nước có nền văn hiến lâu đời:

"Như nước Đại Việt ta từ trước,

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu"


Luyện tập

Các nhà văn, nhà thơ thời xưa luôn bộc lộ niềm tự hào sâu sắc về nền văn hiến dân tộc:

+ Nguyễn Trãi khẳng định nền văn hiến vốn có từ lâu đời của nước Đại Việt ta:

"Như nước Đại Việt ta từ trước,

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu"


Các bản soạn bài Trích diễm thi tập khác

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác