logo

Soạn bài: Từ Hán Việt (tiếp theo) (chi tiết)

Ngoài các bản Soạn Văn 7 ngắn nhất và siêu ngắn, các thầy cô giáo tại TOPLOIGIAI đã biên soạn thêm bản Soạn văn 7 chi tiết để giúp các bạn học sinh hiểu kĩ hơn, sâu sắc hơn nội dung bài học. Cùng tham khảo phần soạn bài Từ Hán Việt (tiếp theo) dưới đây nhé


I. SỬ DỤNG TỪ HÁN VIỆT


1. Sử dụng từ Hán Việt để tạo sắc thái biểu cảm

a. Lý do sử dụng từ Hán Việt trong các câu văn

- Câu 1: Sử dụng từ ‘phụ nữ” thay cho “đàn bà” để thể hiện sự trang trọng và tôn kính. Tuy hai từ này đều dùng để chỉ phái nữ nhưng “đàn bà” là từ thường được dùng trong cuộc sống hàng ngày, có tính chất hơi suồng sã.

- Câu 2: Dùng từ “từ trần”/”mai táng” thay vì “chết”/”chôn” vừa thể hiện sự kính trọng với người đã khuất đồng thời giảm bớt cảm giác đau buồn, sợ hãi trước cái chết.

- Câu 3: Dùng “tử thi” thay cho “xác chết” để tránh tạo cảm xúc ghê sợ.

b. Sắc thái nghĩa của từ Hán Việt

Các từ in đậm thể hiện sắc thái trang trọng, thành kính chốn triều đình xưa. Đồng thời còn khắc họa rất rõ lễ tiết vua-tôi, quân- thần


2. Không nên lạm dụng từ Hán Việt

Cả hai ý đều nên sử dụng câu thứ 2 (câu không chứa từ in đậm) thì sẽ có cách diễn đạt hay và tinh tế hơn. Tuy cả hai câu trong từng ý đều có nghĩa như nhau nhưng sắc thái biểu cảm khác nhau. Những câu có chứa từ Hán Việt mang sắc thái quá trang trọng cho nên nếu ứng dụng trong những cuộc hội thoại (câu 1) hay việc miêu tả (câu 2) ở tình huống đời thường sẽ tạo nên cảm giác thiếu sự tự nhiên và xa cách.


II. LUYỆN TẬP


Câu 1. Điền từ

a. Mẹ - Thân mẫu

b. Phu nhân – Vợ

c. Sắp chết (2) – Lâm chung (2)

d. Giáo huấn – Dạy bảo


Câu 2. Lý do đặt tên

Thông thường tên người hoặc các vùng địa lý sẽ được đặt tên theo từ Hán Việt bởi đây là những từ biểu lộ sắc thái trang trọng đồng thời lại rất đa nghĩa. Ngoài ra, đây còn là thói quen được duy trì qua rất nhiều thế hệ.


Câu 3. Tìm từ Hán Việt

Qua đoạn trích, có thể nhận thấy những từ Hán Việt được sử dụng mang đến sắc thái cổ là: dùng binh, cầu thân, giảng hòa, nhan sắc tuyệt trần, kết tình hòa hiếu.


Câu 4. Nhận xét

Dùng từ Hán Việt có tác động đến sắc thái nghĩa của câu tuy nhiên nếu dùng không đúng bối cảnh thì sẽ làm cho câu văn trở nên thiếu tự nhiên và gượng. Vì thế nên trong hai câu đó, nên thay thế từ Hán Việt thành các từ thuần Việt thông thường. Ví dụ như chuyển “bảo vệ” thành giữ gìn và chuyển “mỹ lệ” thành “tuyệt đẹp” hoặc “đẹp đẽ”.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác

/* */ /* */
/*
*/