logo

Soạn bài: Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm (chi tiết)

Mời các bạn đón đọc bản Soạn bài Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm chi tiết, đây là phiên bản soạn văn 7 chi tiết được các thầy cô TOPLOIGIAI biên soạn với mục đích giúp các bạn học sinh soạn bài một cách kĩ lưỡng nhất, đầy đủ nhất.


I. ĐỀ VĂN BIỂU CẢM VÀ CÁC CÁCH LÀM BÀI VĂN BIỂU CẢM


1. Tình cảm thể hiện qua cách đối tượng

Đề văn

Đối tượng biểu cảm

Tình cảm thể hiện

a.

Dòng sông (hoặc dãy núi, cánh đồng, vườn cây,…) quê hương

Gắn bó, thân thiết và yêu mến

b.

trăng đêm trung thu

Vui thích, nhớ tới những kỉ niệm (nếu có)

c.

nụ cười của mẹ

Nhớ, vui sướng mỗi khi nhớ đến, tôn kính

d.

kỉ niệm tuổi thơ

Nhớ nhung, xúc động

e.

một loài cây bất kì

Thích, gần gũi, gắn bó


2. Các bước thực hiện một bài văn biểu cảm

* Đề bài: Nụ cười của mẹ

* Thực hiện

a. Tìm hiểu đề, tìm ý

- Đối tượng: về mẹ, cụ thể là nụ cười của mẹ

- Hình dung sơ lược về đối tượng đó: về hình thức, đó sẽ nụ cười đôn hậu, ấm áp; về nội dung, mẹ thường sẽ nở nụ cười mỗi khi gặp chuyện vui hay muốn truyền tải năng lượng tích cực đến cho mọi người xung quanh.

- Cảm xúc của em dành cho đối tượng đó: vui sướng, hạnh phúc, nhớ khi phải chia xa,…

b. Lập dàn bài

Mở bài:

Giới thiệu sơ qua về mẹ của em

Điều em ấn tượng nhất trên khuôn mặt của mẹ có phải là nụ cười không?

Nụ cười ấy mang đến cảm nhận đầu tiên như thế nào với người đối diện.

Thân bài

- Khắc họa một vài đặc điểm của mẹ:

+ Tuổi tác, ngoại hình, công việc

+ Tính cách và sự quan tâm tới những người trong gia đình

- Miêu tả nụ cười

+ Khi mẹ cười thì viền môi như thế nào, những đường nét trên gương mặt mẹ ra làm sao, nụ cười ấy có đi kèm thêm cử chỉ hay hành động nào không?

+ Nụ cười ấy thường biểu hiện cho cái gì (ví dụ: niềm vui, sự phấn khích, sự cảm thông và chia sẻ, sự bao dung và thấu hiểu,…)

- Cảm xúc của em khi thấy được nụ cười của mẹ

+ Vui, cảm thấy ấm áp và bình yên

+ Nụ cười của mẹ cũng là động lực mỗi ngày trong em

+ Nụ cười bao dung sẽ thức tỉnh mỗi khi em phạm phải sai lầm, em sẽ học cách sống tốt hơn để mẹ không còn buồn

+ Cảm xúc như thế nào nếu như một ngày không còn được thấy mẹ cười nữa.

Kết bài

Chốt lại những hình dung về nụ cười của mẹ

Bày tỏ tình cảm của bản thân.

c. Viết bài

d. Sửa bài


II. LUYỆN TẬP

a. Bài văn là mạch tự sự đầy da diết và khắc khoải về nỗi niềm của một người yêu và gắn bó với quê hương. Tác giả đã đi nhiều nơi, đặt chân đến nhiều chốn nhưng miền đất lưu lại nhiều kỷ niệm và tình yêu nhất chính là quê hương.

Vậy nên, có thể đặt nhan đề là “Quê hương trong tim tôi” hoặc “Đất mẹ mến thương”,…

Đề văn đưa ra: Trình bày cảm nhận của bản thân về vẻ đẹp mảnh đất An Giang

b. Dàn bài

Mở bài: Bộc lộ khái quát về tình cảm nhớ thương, gắn bó dành cho miền đất quê hương.

Thân bài: Thể hiện tình yêu quê qua những phương diện sau

Nhắc lại những kỉ niệm ngày thơ ấu

Kí ức về cuộc kháng chiến máu lửa nhưng anh hùng của nhân dân

Kết bài: Một lần nữa khẳng định lại tình yêu quê hương.

c. Phương thức: biểu cảm trực tiếp

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác