logo

Soạn bài: Bài ca Côn Sơn

Mời các bạn đón đọc bản Soạn bài Bài ca Côn Sơn chi tiết, đây là phiên bản soạn văn 7 chi tiết được các thầy cô TOPLOIGIAI biên soạn với mục đích giúp các bạn học sinh soạn bài một cách kĩ lưỡng nhất, đầy đủ nhất.

Soạn bài: Bài ca Côn Sơn (chi tiết) | Soạn văn 7


Soạn bài Bài ca Côn Sơn Đọc - Hiểu


Câu 1. Thể thơ

Thể thơ được sử dụng trong bài là lục bát. Đây là thể thơ truyền thống khá quen thuộc trong kho tàng văn học dân tộc.

Thể thơ này yêu cầu tối thiểu cần có 1 cặp câu trong đó có một câu lục (câu 6 tiếng) đi liền với một câu bát (câu 8 tiếng). Phương thức hiệp vần sẽ là tiếng thứ 6 của câu sau phải vần với tiếng thứ sáu của câu tám. Tiếp theo đó thì tiếng thứ tám của câu tám sẽ phải vần với tiếng thứ sau của câu sáu sau nó.


Câu 2. Trả lời câu hỏi

Tổng cộng trong đoạn thơ có chứa tất cả là 5 từ “ta”

a. Nhân vật “ta” được nhắc đến trong bài chính là tác giả

b. Hình ảnh được khắc họa về nhân vật “ta”:

- “Ta” là một người có tình yêu và sự đồng điệu với thiên nhiên xung quanh, ông cảm nhận được trọn vẹn những chuyển động và nét đẹp của cảnh vật quanh mình.

- Qua đó có thể thấy nhân vât “ta” hay cũng chính là nhà thơ có một trái tim giàu xúc cảm, phóng khoáng, yêu đời và có một tâm hồn thanh cao, không vướng bụi trần.

c. Lối so sánh, ví von cho thấy được sự tinh tế cũng như tình yêu mãnh liệt với thiên nhiên của người nghệ sĩ. Chỉ có những người có trái tim như vậy mới có thể phát hiện ra nét trữ tình và chất nhạc trong tiếng suối chảy hay độ êm ái và thoải mái khi để thân thể tiếp xúc với rêu phong. Đồng thời, ông cũng là người có trí tưởng tượng phong phú và vốn ngôn ngữ uyển chuyển.


Câu 3. Cảnh tượng Côn Sơn

Tác giả đã vẽ nên trước mắt người đọc một bức tranh Côn Sơn vô cùng nên thơ và trữ tình. Bức tranh ấy có sự hài hòa giữa tính phóng khoáng, cuốn hút và sự nhẹ nhàng, tĩnh lặng. Bức tranh đó có hai chủ thể chính là con người và thiên nhiên trong đó hai chủ thể này có sự hòa hợp và tương tác lẫn nhau. Với các chi tiết được chọn lọc như tiếng suối, đá, thông, trúc, khung cảnh thiên nhiên nơi đây đầy chất thơ nhưng không kém phần giản dị và chân thực. Đẹp nhất có lẽ là hình ảnh thi sĩ ngâm thơ. Tất cả mọi nỗi lo trần tục, mọi sân si đều được dẹp bỏ, chỉ còn lại một cốt cách thanh cao, một tâm hồn yêu và gắn bó sâu đậm với thiên nhiên.


Câu 4. Hình ảnh nhân vật “ta” ngâm thơ

Hình ảnh người thi sĩ trong bóng trúc râm “ngâm thơ nhàn” có thể được coi là hình ảnh kiệt tác của nền văn học. Hình ảnh này bao hàm khá nhiều ý nghĩa. Đầu tiên, nó gợi nhắc đến cho ta hình ảnh những nho sinh ẩn sĩ, những bậc trí thức bất mãn thời cuộc thường xuyên né tránh chốn trần gian ô trọc để tìm về với thiên nhiên, sống vui thú với điền viên cây cỏ. Ngoài ra, hình ảnh thơ ca hòa với bóng trúc cũng cho thấy được mối quan hệ giữa nghệ thuật với cuộc sống. Thiên nhiên hòa quyện và nâng đỡ cho tâm hồn của tác giả thăng hoa, khơi ngợi những cảm xúc để rồi cô đọng lại thành những vần thơ của thời đại.


Câu 5. Điệp ngữ

- Điệp ngữ là thủ pháp được sử dụng nhiều và liên tục trong “Côn Sơn ca”

+ “Côn Sơn”: điệp 2 lần

+ “ta”: điệp 5 lần

+ “như”: điệp 3 lần

+ “có”: điệp 2 lần

- Ý nghĩa của điệp từ

+ Thủ pháp điệp khắc họa được vẻ đẹp phóng khoáng mà nên thơ của khung cảnh Côn Sơn đồng thời thể hiện vẻ đẹp tâm hồn cùng với cốt cách thanh cao của thi sĩ.

+ Tạo nhịp điệu du dương như một bản nhạc được tấu khúc bằng muôn vàn giai điệu thiên nhiên trong bài.


Soạn bài Bài ca Côn Sơn Luyện tập


So sánh cách ví của Nguyễn Trãi và Hồ Chí Minh về âm thanh

- Giống:

+ Cả hai câu thơ đều dùng thủ pháp so sánh, dùng thiên nhiên là đòn bẩy để khắc họa vẻ đẹp của nghệ thuật

+ Thể hiện được sự tinh tế của tâm hồn nghệ sĩ và tình yêu thiên nhiên tha thiết, mãnh liệt

- Khác:

+ Đối tượng so sánh của Nguyễn Trãi: tiếng đàn

+ Đối tượng so sánh của Hồ Chí Minh: tiếng hát


Các bài viết liên quan bài Bài ca Côn Sơn:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác