logo

Soạn bài: Truyện Kiều - Chí khí anh hùng (chi tiết)

Hướng dẫn Soạn bài Truyện Kiều - Chí khí anh hùng chi tiết nhất. Với bản soạn văn 10 này các bạn sẽ được trả lời toàn bộ các câu hỏi trong phần Đọc- hiểu và Luyện tập chi tiết nhất, qua đó nắm vững nội dung bài học.


Soạn bài: Truyện Kiều - Chí khí anh hùng (chi tiết)


Khái quát đoạn trích

Vị trí đoạn trích:

Khi bị đưa vào lầu xanh lần thứ 2, Thúy Kiều đã gặp Từ Hải và bén duyên nhau từ đây. Từ Hải đã chuộc Kiều ra khỏi chốn lầu xanh. Họ sống êm đềm, hạnh phúc bên nhau mới được nửa năm thì Từ Hải từ biệt Thúy Kiều ra đi xây dựng sự nghiệp lớn. Đoạn trích này bắt đầu từ đó. Đây là đoạn Nguyễn Du sáng tạo ra (từ câu 2213 đến câu 2230 trong “Truyện Kiều”)

Nội dung chính:

Lí tưởng anh hùng của tác giả được gửi gắm qua nhân vật Từ Hải: Một con người có hoài bão lớn lao, chí khí phi thường và phẩm chất anh hùng.


Hướng dẫn học bài

Câu 1 (trang 114 SGK Ngữ Văn 10 tập 2)

- “Lòng bốn phương” là lòng sôi nổi, náo nức hướng tới trời cao đất rộng, tới cuộc sống tung hoành ở bốn phương trời, là khát khao đạt được công danh lập nên sự nghiệp lớn.

- “Mặt phi thường” là sự khác thường, hơn hẳn cái bình thường, hơn người khác. Ý tác giả ám chỉ Từ Hải là một tráng sĩ có chí khí mạnh mẽ. Một con người xuất chúng với hoài bão bay cao, bay xa, muốn vùng vẫy tự do giữa trời cao đất rộng, không chịu một sự trói buộc nào. Lí tưởng ấy làm cho Từ Hải sống có chí khí, có hoài bão, có khát vọng.

Nguyễn Du dùng những từ ngữ rất sắc để thể hiện sự trân trọng, kính phục của mình với Từ Hải:

+ “thoắt”: chỉ hành động nhanh gọn, mạnh mẽ, dứt khoát.

+ "Trượng phu": Người quân tử, có tài, đức, ý chí lớn lao.

+ "động lòng bốn phương": chỉ ước nguyện lập nên công danh sự nghiệp lớn. Gợi không gian rộng.

+ "trông vời": Dõi mắt nhìn ra xa.

+  "Lên đường thẳng rong": Quyết chí ra đi một mạch

=> thái độ trân trọng, kính phục của Nguyễn Du dành cho Từ Hải: Bậc anh hùng đại trượng phu không chỉ bằng lòng với hạnh phúc lứa đôi thường ngày mà phải có ước mơ, hoài bão quyết chí ra đi lập công danh sự nghiệp lớn => tác giả đã phác họa chân dung một người anh hùng trượng nghĩa, có lí tưởng lớn lao.

Câu 2 (trang 114 SGK Ngữ Văn 10 tập 2)

- Lời đối thoại giữa Từ Hải và Thuý Kiều:

Kiều một lòng một dạ muốn đi theo Từ Hải dù khó khăn vất vả nhưng Từ Hải không một chút bịn rịn trong lời từ biệt:

“Từ rằng: Tâm phúc tương tri

Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình”

Thúy Kiều với Từ Hải vốn ăn ý hòa hợp với nhau, vợ chồng hiểu nhau sâu sắc mà sao Kiều vẫn có suy nghĩ của nữ nhi bình thường -> Từ Hải vừa trách vừa muốn khuyên vợ hãy hiểu cho chồng, cổ vũ cho lí tưởng, hoài bão của chồng.  

  "Mặt phi thường": thể hiện tài năng xuất chúng hơn người, khẳng định được vị trí của mình trong thiên hạ. Từ Hải khát khao mong đến ngày thực hiện được lý tưởng lớn: “mười vạn tinh binh, tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp đường”

  "Rước nàng nghi gia": Đón vợ về sum họp , hưởng hạnh phúc trọn vẹn, dài lâu.

  "Một năm sau":  Lời ước hẹn dứt khoát, mạnh mẽ, tự tin, khẳng định quyết tâm làm nên nghiệp lớn.

  "Gió mây bằng đã..": Chim bằng là loài chim trong truyền thuyết, có kích thước to lớn, trong văn thơ nó là hình ảnh tượng trưng cho khát vọng của những người anh hùng có bản lĩnh phi thường, khao khát làm nên sự nghiệp lớn.

⇒ Qua cuộc đối thoại giữa Từ Hải và Thúy Kiều,  ta thấy được lí tưởng anh hùng của Từ Hải. Chàng là một con người có chí khí phi thường, không quyến luyến, bịn rịn với tình yêu mà quên đi lí tưởng cao cả  của một bậc trượng phu. Hình tượng nhân vật được đặt trong bối cảnh không gian bao la rộng lớn mang tầm vóc vũ trụ giúp ta thấy được lí tưởng  anh hùng, hoài bão lớn lao mà nhà văn gửi gắm trong nhân vật.

Câu 3 (trang 114 SGK Ngữ Văn 10 tập 2)

Người anh hùng Từ Hải trong đoạn trích được miêu tả theo khuynh hướng lí tưởng hóa nhân vật:

a) Thể hiện qua từ ngữ

+ Hai tiếng “trượng phu” không để chỉ người đàn ông bình thường mà chỉ những người có chí khí lớn.

+ “thoắt”: chỉ hành động dứt khoát, nhanh gọn, mạnh mẽ,

+ “Động lòng bốn phương” Cụ Hoài Thanh có lời bình rất hay: “Không phải là người một nhà, một họ, một xóm, một làng mà là người của trời đất, của bốn phương”.

b) Thể hiện qua những hình ảnh

+ “Trời bể mênh mang”: chỉ không gian rộng lớn thể hiện cái nhìn của chí khí lớn lao. Con người ấy hướng tới, vẫy vùng nơi trời cao đất rộng, không chịu trói mình trong cuộc sống tù túng chật hẹp.

+ “Dứt áo ra đi” → không chút bịn rịn, thái độ dứt khoát, mạnh mẽ

+ “Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi” → con chim bằng khi đã dang đôi cánh bay thì như đám mây ngang trời -> hình ảnh kì vĩ lớn lao, hình ảnh ước lệ mang tầm vóc vũ trụ.

⇒ Tất cả thể hiện cách miêu tả theo khuynh hướng lí tưởng hóa Từ Hải của Nguyễn Du. Văn học trung đại khi nhắc đến những nhân vật anh hùng thường sử dụng cách miêu tả này. Nhân vật đề cao lí tưởng, hoài bão mà xem nhẹ vấn đề tình cảm. Đối với họ, sự nghiệp đặt lên trên hết, tình cảm chỉ là thứ yếu, họ khát khao đạt được công danh, hoài bão lớn lao. Nhân vật được khắc họa với hình ảnh kì vĩ, thái độ dứt khoát, hành động mạnh mẽ -> Thể hiện con người oai hùng, có khí chất phi thường.


Tổng kết tác phẩm

Soạn bài: Truyện Kiều - Chí khí anh hùng (chi tiết) | Soạn văn 10 hay nhất


Các bài viết liên quan:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Xem thêm các bài cùng chuyên mục

Tham khảo các bài học khác